LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn về một câu chuyện khiến em thay đổi nhận thức

1 trả lời
Hỏi chi tiết
5.283
12
0
Nguyễn Nhật Minh
09/09/2018 17:20:02
Chẳng giấu gì mọi người, tôi là con một của một gia đình… không khá giả, cũng chẳng khó khăn gì. Ba tôi làm công nhân viên chức cũng hơn 30 năm rồi, mẹ tôi là kiểm nghiệm vi sinh, lương tháng của hai người cũng đủ để trang trải cho cuộc sống bình thường, không xa hoa mà cũng chẳng bất tiện gì. Thế nhưng ba, mẹ tôi là người như thế nào, thì hãy hình dung xem tôi trái ngược hẳn với họ ra sao nhé! Tôi phung phí, hay làm mất của, nhưng vẫn muốn so sánh hơn thua với bạn bè – những người nhà giàu ấy – nên có thể nói vắn tắt căn bệnh của tôi là căn bệnh “đua đòi”
Vâng vâng, tôi biết tính đua đòi là không tốt, nhưng muốn phá bỏ nó không phải là dễ, vì nó đã ngấm hơi bị quá … sâu vào người tôi rồi, giờ muốn “rút” nó ra cũng chẳng còn kịp gì nữa. Thế nhưng, khi tôi bảo rằng tôi đua đòi, là tôi muốn nói đến cái con người của tôi hồi trước kia kìa, còn giờ, tôi thấy, tôi cảm thấy mình đã khác đi rất nhiều. Nếu ai được nghe về lý do tôi có thể từ bỏ được căn bệnh này, họ có lẽ sẽ phải dở khóc dở cười cho mà xem, nhưng thôi, ai mà cưỡng lại được một câu chuyện có thật như vậy cơ chứ: Tôi năm ấy học lớp tám, là một kẻ chẳng bao giờ được mọi người để ý tới, có lẽ vì xuất thân của tôi, hoặc của gia đình tôi chẳng thể nào so sánh được với bất kì kẻ nào khác được. Vì thế, để có thể có “danh vọng”, có “thứ hạng” trong lớp, tôi phải tự tân trang cho chính mình để khiến mình nổi bật. Một bữa, tôi xin ba tôi tới tận năm trăm ngàn để mua một chiếc điện thoại hợp thời cho mình. Ba tôi hơi nhướn mày một chút, rồi lại nói chuyện với mẹ để bàn xem con mình phải hứa thế này, thế nọ, thì ba tôi mới dám sẵn sang giao phó cho tôi một số tiền không nhỏ như vậy. Tôi cứ hết dạ, rồi gật đầu, rồi lại dạ. Rốt cuộc, cuối tuần hôm đó, món quà đặc biệt dành cho tôi, là một chiếc điện thoại nokia màu đen óng ả trong thật là đẹp và cũng không kém phần sành điệu. Mấy bữa rày mang vào lớp, tôi ra oai bấm điện thoại tít tít nghe thật vui tai, vừa nghe tiếng âm thanh điện thoại kêu khẽ khẽ, vừa nghe tiếng của ba mươi sáu cái quai hàm chạm mặt đất khi thấy cảnh một đứa “nhà quê lên tỉnh” như tôi trưng ra một cái thứ, mà những con người đau khổ khác phải nói là hàng “xa xỉ” thời bữa đó. Tôi mừng rơn trong bụng khi lúc nào cũng được bạn bè tíu tít bắt chuyện, cũng lại vui vui vì mình đã được tăng mức độ “nổi tiếng” lên vài bậc – phát minh mới nhất của Khải.
- Mày mua cái con này ở đâu vậy?
- Không lẽ tao mua ở nhà mày chắc – tôi phì cười, đáp
- Mày sướng thật đó, được ba má mua cho cái điện thoại, vậy mày tính dùng nó để làm gì? – Nó vặn hỏi, lần này là một câu hỏi rất khó mà thật sự tôi vẫn chưa có câu trả lời thích đáng, nên tôi chỉ trả lời cho qua loa
- Tất nhiên là để gọi điện rồi, mày có bao giờ thấy người ta mua điện thoại về mà chẳng làm gì không hả?
- Lạ thật đấy… - Nó lẩm bẩm rồi lủi đi mất
Tôi cũng thấy khó hiểu khi nó hỏi một câu hỏi như vậy, khó hiểu không phải vì câu hỏi đó khó hiểu, mà là khó hiểu bởi tôi đã chẳng định ra một lý do thích hợp để tiêu tiền phung phí vào một thứ hàng “xa xỉ” như thế. Chẳng biết lúc vòi vĩnh, tôi đã nghĩ gì đi nữa… Nhưng thôi, mặc kệ - tôi sẽ cố quên đi chuyện này, để chăm lo cho cuộc vui sắp tới của tôi - tôi cười cười, vừa nghĩ, vừa hình dung việc bạn bè phải bị “trật quai hàm” khi tôi nói chuyện vô tư trên “con dế” của mình với một đứa con gái khác. Thế mà, chỉ chưa đầy hai tháng sau, số tiền hoang phí đó lẽ ra phải đem lại niềm vui cho tôi, lại trở thành một điều khiến cho gia đình tôi không khỏi buồn rầu. Một ngày đẹp trời, tôi đang trên đường đến trường bằng xe đạp điện – lại một thứ hàng “hiếm” khác – thì bất chợt mây đen từ đâu kéo tới lũ lượt, trong khi khoảng cách từ chỗ tôi đang đứng tới trường chỉ còn chưa đầy hai trăm mét nữa thôi. Tôi nghĩ thầm: “chắc chẳng có gì phải lo, mình đội mưa một tí, vừa được ướt tóc, tí nữa còn có thể vuốt lên thành bờm được, lại chỉ là một cơn mưa nhỏ thôi, chắc sẽ chẳng ướt sách vở của mình đâu nhỉ, nếu mình chạy nhanh thì mình có thể tới được mà không phải chịu gì cả”. Tôi đinh ninh là thế, và quyết định “thực thi” điều màtôi vừa đề ra. Đúng lúc tôi ùa ra, cơn mưa từ một cơn râm nhẹ trở nên nặng hạt, và nó khiến tôi cảm thấy con đường dài chưa đầy hai trăm mét kia như dài vô tận. Về đến trường học, tôi thở dốc, miệng vẫn la ỏm tỏi: “trời ơi sao mà khổ thế này” trong khi tay vừa sờ lưng, rờ áo và cảm thấy một luồng khí lạnh chạy khắp người tôi. Chết rồi, chiếc máy điện thoại di động của tôi, tại sao nó lại ở đây, tại sao nó lại nằm trong túi tôi thế này, tại sao nó lại ướt sũng thế kia – và tôi dám chắc rằng lúc đó, đầu óc tôi đang quay cuồng tại chỗ với hàng triệu câu hỏi “vì sao” như thế kia – mặt tôi chuyển từ màu vàng nhạt sang tái mét, đôi tay run run vì lạnh và cũng vì bàng hoàng như thể đôi tay tôi không phải là cầm một chiếc điện thoại mà là đang cầm một sinh linh bé nhỏ đang hấp hối vậy. Tôi bắt đầu thấy sợ, rồi chạy đi hỏi khắp nơi cách khắc phục chiếc điện thoại ướt sũng của tôi. Những câu trả lời tôi nhận được đều đại khái như:
- Tháo pin ra đi ba… không là nó ướt luôn vi mạch đấy
- Mày tháo giúp tao đi!
- Trời đất, mày không biết tháo sao, vậy mà cũng đòi dùng điện thoại, đúng là thằng nhà quê
Hay:
- Mày giúp tao đi.
- Tao bận lắm, hỏi đứa khác đi
- Tao sợ lắm
- Vậy mày cứ chạy ra tiệm đem sửa, giá cỡ hai trăm thôi, chịu khó nhé
Tôi đành thất thểu về nhà, bụng cứ thấp thỏm, sợ hãi, lại lo phải nghe những là trách móc nặng nề từ phía gia đình mình. Có vẻ như dự đoán lần này của tôi sai, nhưng kết cục, tôi vẫn phải hứng chịu những đòn tâm lý nặng nề:
- Con sao vậy? – mẹ tôi tra hỏi khi thấy tôi mặt mày thất thểu
- Dạ, con… con… ! – Tôi nói chẳng ra hơi
- Con sao ?
Rồi tôi kể tất tần tật việc mình đã vô ý thức đến thế nào khi dầm mưa đi học, tôi kể chẳng sai tí gì, và lời kể cũng có một ít sự thanh minh trong đó. Mẹ tôi từ mặt mày bình tĩnh trở nên hơi mất bình tĩnh và rồi cuối cùng buông thỏng một câu: “Chuyện mày làm mày chịu, đáng đời, tao chẳng có dư dã tiền đâu để đi mà sửa điện thoại cho mày”. Thông thường ít khi nào mẹ dùng hai chữ “mày” và “tao” như thế, vậy mà hôm ấy lại vậy, tôi đã biết rõ mẹ giận tôi đến mức nào. Một bữa tôi nghe lỏm được bố mẹ đang nói về vấn đề chi tiêu trong gia đình:
- Tháng này làm ăn thất bát quá! Anh cứ bị sếp “đì” mãi, làm sao mà tăng tiến được chứ!
- Cố lên anh, anh là nguồn thu nhập chính của gia đình ta, vì thế anh không dc bỏ cuộc !
- ừ, em nói phải, à em này, mấy bữa nay con chúng ta bị sao thế nhỉ, nó cứ hết thơ thẩn xong lại đi đi lại lại, rồi lại nhìn đẩu nhìn đâu trên trần nhà, ý anh là, có chuyện gì xảy ra với nó vậy, trong nó có vẻ lo lắng…
- Anh không biết sao, con chúng ta nó đoảng thế nào lại làm ướt cái máy điện thoại mới mua của nó, mà trầm trọng lắm kia, biết không sửa được, nó lại buồn đấy.
- Thiệt con mình hư quá…
Thực chất tôi chỉ nghe được đến đây thôi, vì những câu thoại còn lại, tôi gần như không quan tâm mấy, tôi bắt đầu thấy ân hận khi mình chẳng bao giờ biết giữ một thứ gì lâu cả, và cũng chẳng bao giờ gắn bó với một thứ gì lâu đến như vậy. Đến tận ngày hôm ấy, tôi mới nhận ra cái thói ăn chơi đua đòi của tôi đã làm phí phạm biết bao công sức lao động của bố mẹ. Và khi ấy tôi mới nhận ra rằng, đã đến lúc mình phải từ bỏ cái thói xấu ấy đi thôi
Rốt cuộc, tôi đã rút bỏ được cái tật xấu đáng nguyền rủa ấy, và đã trưởng thành được như ngày hôm nay, nếu không có cơn mưa đã lấy đi “sự sống” từ chiếc điện thoại ngày ấy, có lẽ, thói đua đòi ăn chơi của tôi sẽ còn tồn tại mãi, sẽ còn làm phí phạm tới những đồng tiền quí báu mà ba mẹ tôi đã làm ra. Giờ đây, dù bạn bè tôi được hưởng thụ cuộc sống xa hoa, tiền dắt đầy túi, tôi vẫn luôn tự nhủ: “Không được đua đòi, đua đòi là hại đời, nếu bản thân mày đua đòi, mày sẽ khiến ba ****** khổ lắm đấy biết không. Nhớ lời ta nói đấy”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư