Khi đọc bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông, tôi đã có thật nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên thật tinh tế với biển cả rộng lớn, bãi cát vàng mịn và ánh mắt trời rực rỡ. Tiếp đến, hình ảnh người và đứa con đang đi dạo trên bãi cát hiện lên thật sinh động. Câu thơ “Bóng cha dài lênh khênh” khiến cho cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu với hình ảnh “bóng con tròn chắc nịch”. Hai hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Thế rồi, khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ tò mò hỏi người cha: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Và với câu trả lời của người cha, đứa con khao khát được khám phá, vì vậy đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Đó chính là mong muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Khao khát của con hay cũng chính là khao khát của cha khi con nhỏ. Đứa con sẽ thay người cha thực hiện ước mơ còn dang dở. Bài thơ “Những cánh buồm” đã giúp tôi hiểu được tình cảm phụ tử chân thành, cũng như ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ.