Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc kỹ văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:..

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kỹ văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ.

[…] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu

cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng

mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận

một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị

các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có

một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách

gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc

lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm

đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất

có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1. Văn bản trên mang đặc trưng của thể loại nào?

A. Nghị luận văn học

B. Nghị luận xã hội

D. Văn bản thông tin

C. Văn bản văn học

Câu 2. Câu văn “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc

sống trí tuệ.” là yếu tố nào trong văn bản?

A. Ý kiến của người viết

B. Lí lẽ của người viết

C. Bằng chứng được đưa ra D. Luận điểm của văn bản

Câu 3. Lời đề nghị phát triển phong trào đọc sách mà tác giả gửi gắm trong bài viết hướng

đến đối tượng nào sau đây?

A. Các bạn học sinh, sinh viên trong các nhà trường

B. Lứa tuổi thanh niên và các tổ chức thanh niên

C. Những người yêu sách, thích đọc sách

D. Mỗi người, mỗi gia đình

Câu 4. Vì sao cách xưng hô của tác giả lại chuyển từ “tôi” sang “chúng ta”?

A. Vì tác giả muốn bộ lộ rõ ý kiến cá nhân

B. Vì tác giả bị nhầm lẫn từ ngữ xưng hô

C. Vì tác giả muốn bộ lộ ý kiến cá nhân và khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc.

D. Vì tác giả muốn thay đổi cách xưng hô cho phong phú

Câu 5. Theo tác giả, “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa." và

khi đó con người sẽ như thế nào?

A. con người sẽ không con hứng thú với cuộc sống, đời sống tinh thần nghèo nàn.

B. tâm hồn con người sẽ úa tàn, đời sống tẻ nhạt, không có hứng thú làm việc.

C. đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòm mỗi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn

nền tảng.

D. con người rơi vào tình trạng sống hoài sống phi, không có động lực làm việc, xã hội chậm

phát triển.

Câu 6. Trong các cách hiểu sau về từ “sách”, cách hiểu nào từ “sách” được dùng là một

thuật ngữ khoa học?

A. là tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển.

B. là nơi lưu giữ trí thức nhân loại được các nhà biên soạn sắp xếp theo một trình tự hợp lí để

người đọc dễ nắm bắt nội dung.

C. là nơi cung cấp những bài học cuộc sống thú vị giúp người đọc nhìn nhận cuộc sống đa

chiều, sâu sắc hơn

D. là nơi giãy bày tâm tư, tình cảm của mọi người, đem lại những giá trị chân – thiện – mĩ.

Câu 7. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. "không?

A. Không đồng tình

B. Đồng tình

Câu 8. Trong đoạn trích trên, để phát động mọi người tích cực đọc sách, tác giả đã đưa ra lời đề nghị gì?

A. Phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách, cố gắng

mỗi ngày đọc được một cuốn

sách có giá trị cho mình.

B. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ đó là đọc sách nhưng rất có thể việc nhỏ này lại khởi đầu một

công cuộc lớn cho cuộc đời mỗi con người.

C. Vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách, tích tiểu thành đại và cứ như

thế trong mười năm ít nhất mỗi người cũng đọc được mười cuốn sách có giá trị.

D. Nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gay

dựng tủ sách gia đình.

Câu 9. Theo em, vì sao tác giả cho rằng: “ Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa.

Câu 10. Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
204
1
0
Phạm Tuyên
21/04/2023 22:51:53
+5đ tặng

Câu 1: Văn bản trên mang đặc trưng của thể loại nào? B. Nghị luận xã hội

Câu 2: Câu văn “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ.” là yếu tố nào trong văn bản? D. Luận điểm của văn bản

Câu 3: Lời đề nghị phát triển phong trào đọc sách mà tác giả gửi gắm trong bài viết hướng đến đối tượng nào sau đây? B. Lứa tuổi thanh niên và các tổ chức thanh niên

Câu 4: Vì sao cách xưng hô của tác giả lại chuyển từ “tôi” sang “chúng ta”? C. Vì tác giả muốn bộ lộ ý kiến cá nhân và khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc.

Câu 5: Theo tác giả, “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa." và khi đó con người sẽ như thế nào? A. con người sẽ không con hứng thú với cuộc sống, đời sống tinh thần nghèo nàn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×