Để hiểu chính xác về ý nghĩa của câu thành ngữ này, trước tiên chúng ta cần định nghĩa các yếu tố trong câu.
- Tre: là loài cây thân cỏ, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt. Đây là loài cây quen thuộc với làng quê Việt Nam, được coi là biểu tượng của người Việt, đặc trưng bởi tính kiên cường, dẻo dai, bất khuất.
- Măng: là cây non mọc trên mặt đất của tre, thường được dùng để ví sự non trẻ, tuổi trẻ.
- Già: là tính từ thể hiện sự nhiều tuổi, lâu đời, đi đến giai đoạn cuối của chu kỳ sinh học.
- Mọc: là động từ thể hiện hành động nhô lên, tiếp tục lớn, tiếp tục cao lên của chủ thể.
Như vậy, hiểu theo nghĩa đen, câu thành ngữ "Tre già măng mọc" chỉ hiện tượng cây tre già đi sẽ có măng non nhú lên, thay thế cây tre già.
Tre và măng luôn mọc gần nhau vì thế tre già luôn che chở và bảo vệ măng tránh ánh nắng mặt trời để cho măng lớn và phát triển. Hình ảnh tre và măng tựa vào nhau và cứ thế cứ thế, thế hệ này sẽ tiếp nối thế hệ trước để phát huy.