Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một kết thúc khác cho truyện ngắn Lão Hạc? Nếu là người chứng kiến cảnh Lão Hạc bán chó với ông giáo thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?

1. Em hãy viết một kết thúc khác cho truyện ngắn Lão Hạc?
2. Nếu là người chứng kiến cảnh Lão Hạc bán chó với ông giáo thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
17.444
50
23
#Ntnm
16/09/2018 11:05:58
Câu 1:

Lão Hạc nhìn ra ngoài trời xa xăm ,mông lung quá ,thằng con trai có hiếu thảo là thế n hưng nó còn ở xa ,khi nó về chắc mình cũng xanh cỏ mất thôi ,,,,,Hồi tỉnh lại ,lão bắt đầu suy tư và liên tửong đến chân trời mới .À ,ông giáo Thứ ,đúng rồi ,ông vừa mua con Vàng nhà mình ,mình sẽ đến nhà ông ấy lân la xin làm thuê vậy !
Lão già rồi ,không làm thuê mà chỉ xin ông giáo cho một chỗ để ở nhờ ,quét dọn nhà cửa và trồng cây cảnh ,ngừoi ta là bậc mô phạm,sống thanh tao vui với thú điền viên,chẳng lẽ không có việc gì cho mình làm ư ? nếu có thì mình còn có cơ hội gần cậu Vàng !Nghĩ vậy lão đi một mạch tới nhà ông giáo ,qua loa vài câu xã giao ,lão bảo vì nhớ cậu Vàng quá ,lão được thầy Thứ tiếp đón niềm nở và còn mời ăn đĩa khoai luộc đạm bạc nhưng cũng thấy ấm lòng nhân ái ,lão rưng rưng nứoc mắt và miễn cữong cầm 1 củ,bẻ đôi ăn tạm rồi để 1 nửa dành cho Vàng .Lão cảm động lắm khi biết thầy Thứ có vừon cây cảnh ,mà bàn tay chai sạn của lão xưa nay vẫn ruộng vừon và vẫn còn khéo tay lắm ,cây cảnh cũng không mất nhiều công chăm sóc uốn lượn mà chỉ chờ thời gian nó chuyển cho cây ,thế rồi mình tỉa tót vậy thôi .thời buổi bây giờ các quan trong làng thích làm đẹp cho nhà mình lắm .
Một năm sau ,bàn tay lao động miệt mài và khối óc với trí tửong tựong cao của lão ,đã giúp thầy Thứ thu đựoc lợi nhuận gấp bốn năm lần trồng lúa ,thằng con trai tự dưng lại lồm cồm bò về vì đã hết hạn đi phu đi dịch .Cậu Vàng cũng đựoc trở về với lão Hạc vì ông giáo là ngừoi rất tình cảm ,biết lão yêu vàng như yêu con đẻ nên còn gửi tặng lão một năm công lao bằng một chĩnh bạc,lão có thể vui và hửong thụ đến hết đời với số bạc ít ỏi đấy ,đời lão từ đây đựoc mãn nguyện ,chết cũng an lòng !

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
21
10
#Ntnm
16/09/2018 11:06:46
Câu 2:
Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào
Trả lời:

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu môt ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

- Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng

Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé. Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

- Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

- Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

40
9
Quỳnh Anh Đỗ
16/09/2018 11:31:35
Câu 1:
Mặt trời xuống núi, cũng như những buổi chiều khác, buồn tẻ, lạnh ngắt, chỉ một mình lão với cậu vàng. Lão Hạc vuốt ve nó, như muốn thủ thỉ với nó điều gì, trời đã nhá nhem tối. Lão uể oải chống cái thân già của mình dậy, quay lưng cùng cậu vàng vào nhà. - Thầy… thầy ơi. Lão không nghe rõ, cứ nghĩ mình nhầm, mong con quá mà tưởng tượng, Lão vẫn chầm chậm lê từng bước vào nhà sau một ngày mệt mỏi, nhưng lạ thay cậu vàng chạy tót ra sân, nó quấn lấy chân ai đó mà xa lão. - Lạ thật, nó có dính lấy ai ngoài mình, hay là… lão nghĩ lão vừa nghĩ vừa quay lại nhìn ra sân. - Thầy ơi… con đây, con của thầy đã về đây. Lão ứa nước mắt, chân run run nhìn trân trân vào con người đang đứng giữa sân mà cậu vàng đang quấn lấy chân nó. - Có phải con không, con trai thầy đã về phải kh…ô…n…g?
Lão khóc không thành tiếng, lão nhìn thấy gương mặt nó thật rồi, nó chạy lại ôm lấy thân già của lão khóc nức nở như một đứa trẻ, không cừng cỏi, dứt khoát như khi nó quyết định đi cao su.
Nó ôm lão, lão cũng ôm lấy nó, lão thấy nó gầy đi, chắc nó phải vất vả lắm. Nhưng dù sao thì giờ nó cũng đã về, lão như được tiếp thêm nguồn sức mạnh từ đất mẹ.
Lão nghe nó kể chuyện, chuyện nó đi đồn điền cao su, lão cười móm mém từng câu chuyện của con và trong nỗi vui mừng khi nó trở về.
Rồi như sực nhớ ra điều gì, lão dắt thằng con trai lão qua nhà ông giáo.
- Ông giáo ơi, nó về thật rồi, thằng con trai đi cao su của tôi đã về, nó đây này – Lão Hạc nói trong niềm vui mừng lớn lao.
Vợ chồng ông giáo ngạc nhiên mừng cho lão, mắt ông giáo nhoè đi, miệng tủi như chính đứa con đi xa của mình vừa về vậy. Tối hôm đó, quanh ấm nước chè thơm, bà con hàng xóm trò chuyện chia vui cùng cha con lão dưới sân nhà.
Lão Hạc không thôi nhìn thằng con trai mình, nó vẫn đang vuốt ve cậu vàng, cậu vàng nũng nịu nó như dỗi vì lâu ngày cậu chủ không về thăm nó. Lão biết, nó cũng đang vui mà, với sức trẻ, khoẻ của cậu con trai, giờ lão không còn phải lo lắng nhiều nữa, lão sẽ cùng nó làm vườn, sẽ giành dụm và cưới vợ cho nó, nhà lão sẽ thêm người và đông vui hơn.
Mấy hôm liền, từ trên xã có tiếng loa phát thanh kêu gọi gì đó, lão nghe ông giáo nói là xã đang kêu gọi thanh niên nhập ngũ tham gia kháng chiến. Tự dưng lão thấy hơi lo lắng, chính lão cũng chưa hiểu vì sao, mấy đêm liền lão không ngủ được. Thằng con lão mấy hôm nay cũng vậy, lão thấy nó suy nghĩ, hỏi han nhiều người về việc tham gia kháng chiến, và còn nghe ngóng tin tức nữa. Thanh niên trong làng nô nức tham gia, không khí kháng chiến náo nhiệt khắp nơi, lão thấy lòng bồi hồi.
- Con tham gia kháng chiến thầy nhé!
Lão như không nghe rõ, lão nhìn nó, ứa nước mắt mà thương nó vô hạn. Con trai lão đã biết nghĩ đến đất nước, đến hạnh phúc ấm no của đồng bào trong đó có cha nó – lão mừng và để nó tham gia.
Ngày ra trận đã đến, tiếng loa phát thanh inh ỏi, thanh niên cầm cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, trong lòng lão Hạc rộn lên một niềm hi vọng mới, niềm hi vọng còn lớn hơn gấp bội khi con trai lão đi đồn điền cao su, rằng đoàn quân trong đó có con trai lão trong ngày chiến thắng trở về.
11
9
Quỳnh Anh Đỗ
16/09/2018 11:33:54
Câu 2:
Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.

Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Ông giáo ngạc nhiên:

– Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?

Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:

– Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?

Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ

– Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Ông giáo vỗ an, an ủi lão:

– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!

Lão Hạc cố gượng cười:

– Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!

Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:

– Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!

Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:

– Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc.
– Việc gì thế cụ?
– Chuyện là thế này, ông giáo ạ!

Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.

Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:

– Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?!
Lão Hạc vẫn năn nỉ:
– Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm!
Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại:
– Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?

Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:

– Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về!
– Vâng! Cụ lại nhà!

Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”.
kể lại truyện lão hạc bán chó

Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.

10
5
NoName.356510
07/11/2018 12:20:26
Viết một kkế khác cho truyện ngắn Lão Hạc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×