Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hai khổ thơ đầu của Sang Thu

Phân tích hai khổ thơ đầu của Sang Thu ( không có trên gg ạ) 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
182
2
0
Bảo Yến
06/05/2023 13:40:51
+5đ tặng

Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên, nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu. Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu "tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì" thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng "Sang Thu".

Bài thơ là những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa - thể hiện rõ nhất qua 2 khổ thơ đầu. Mùa thu sang được báo hiệu không phải là sắc "mơ phai" hay hình ảnh "con nai vàng ngơ ngác" mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se,

Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là "hương ổi". Mùi hương quê nhà mộc mạc "phả" trong gió thoảng bay trong không gian. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ: "bỗng nhận ra" - một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm. Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm, hương thơm lừng, vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê. Và không chỉ có thế, cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng, thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sương thu đã được nhân hoá, hai chữ "chùng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ "bỗng nhận ra" thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu, gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi: Hình như thu đã về? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu

Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn, cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã

Sông nước đầy nên mới "dềnh dàng" nhẹ trôi như cố tình chậm lại, những đàn chim vội vã bay về phương nam ...Không gian thu thư thái, hữu tình và chứa chan thi vị, đặc biệt là hình ảnh:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ, trắng xốp, kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng "vắt nửa mình sang thu". Câu thơ có tính tạo hình không gian nhưng lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian: thu bắt đầu sang, hạ chưa qua hết, mùa thu vừa chớm, rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
thảo
06/05/2023 13:41:23
+4đ tặng

Những tín hiệu rằng mùa thu đã đến: (khổ thơ 1):

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

- Những hình ảnh, dấu hiệu vô cùng quen thuộc của mùa thu: mùi ổi, những cơn gió thu, sương.

- Tín hiệu đầu tiên – mùi thơm của ổi:

  • mùi hương thân thuộc quê nhà, gần gũi đối với những người con sinh ra và lớn lên ở làng quê bắc bộ.
  • hương thơm phảng phất trong không khí, “phả” đếm làn gió thu se lạnh.
  • Từ “phả”: diễn tả một sự chủ đích, hương ổi như lan trong gió.

- Một dấu hiệu nữa là “ gió se”: cơn gió khô lạnh không còn mang theo hơi nóng mùa hè.

- Dấu hiệu thứ ba là sương mù bao phủ cả làng.

  • Động từ “chùng chình”: có nghĩa là cố tình làm chậm, một sự di chuyển hết sức nhẹ nhàng chủ có chủ đích.
  • Tác giả đã nhân cách hóa sương mù như một linh hồn, từ từ phủ lên các ngõ xóm, làng xóm gợi một không khí tĩnh lặng, yên bình.

- Cảm xúc của tác giả:

  • “bỗng”: là một từ thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của nhà thơ khi bắt gặp những dấu hiệu của mùa thu.
  • “Hình như”: trạng ngữ chỉ sự bất định thể hiện sự ngỡ ngàng của người viết trước mùa thu sắp đến.Dường như nhà thơ còn e dè, chưa dám khẳng định rằng mùa thu thực sự đã về.

* Vẻ đẹp của thiên nhiên khi chuyển mùa từ hè sang thu (khổ thơ thứ 2):

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.

- Hình ảnh mang tính đối lập:

  • Dòng sông thì mang dáng vẻ “dềnh dàng”: tả sự chậm rãi, êm đềm, chảy chậm của dòng sông
  • Những chú chim thì ngược lại có phần “vội vã” chuẩn bị cho phía nam để tránh băng giá.

- Một đám mây “vắt nửa mình sang thu”: hình ảnh liên tưởng độc đáo thể hiện nỗi nhớ mùa hè khi đất trời sang thu.

* Đặc điểm nghệ thuật:

  • Sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh nối tiếp nhau trên cơ sở hình tượng đã xây dựng.
  • Thơ nhiều gợi tả lên nhiều hình ảnh.
  • Dùng từ rất khéo khéo léo của nhà thơ.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại vị trí và đưa ra đánh giá chung về 2 đoạn thơ.
  • Liên hệ bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×