Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Với chủ đề bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội gồm nhiều hoạt động đặc sắc trong đó, phần lễ gồm những hoạt động truyền thống như tục rước nước từ sông Đà và làm lễ tế Thánh trong đêm 31/1/2020 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Canh Tý), lễ thỉnh chuông, lễ dâng hương, rước kiệu... Phần hội gồm các tiết mục văn nghệ và 9 trò chơi dân gian. Số lượng trò chơi dân gian năm nay cũng nhiều hơn mọi năm, tạo không khí tưng bừng vui tươi cho lễ hộiÔng Đỗ Mạnh Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn. Đồng thời, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, thiết thực phục vụ nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tâm linh của nhân dân; phát huy giá trị tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phát triển thành lễ hội trong vùng.
"Năm nay,có nhiều nét mới, từng bước phục dựng các nghi thức truyền thống để nâng tầm lễ hội, ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng và du khách thập phương. Trong đó, nghi lễ rước kiệu liên vùng lần đầu tiên sẽ được phục dựng sau nhiều năm gián đoạn. Kiệu được rước từ đền Lăng Sương (Phú Thọ) qua cầu Đông Quang rồi về đền Hạ (Ba Vì, Hà Nội)", ông Đỗ Mạnh Hưng cho biết.
Ông Đỗ Mạnh Hưng cho biết thêm, trong hồ sơ tục thờ Tản Viên Sơn Thánh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nói đến cần phục dựng lại các tục lệ, nét văn hóa truyền thống đã mai một hoặc gián đoạn. Lễ rước kiệu từ đền Lăng Sương về đền Hạ đã từng là một phần không thể thiếu trong, được các bậc tiền nhân thực hiện từ xa xưa. Trong quá trình nghiên cứu, triển khai kế hoạch phục dựng các giá trị, nghi thức truyền thống nhằm nâng tầm lễ hội, năm nay, BTC quyết định phục dựng lại tục lệ cổ này. Theo truyền thống, lễ rước kiệu sẽ có quãng nghi thức rước bằng đường thủy qua sông Đà. Tuy nhiên do năm đầu phục dựng rước liên vùng nên sẽ rước bằng đường bộ để đảm bảo công tác an ninh, an toàn. Từ năm sau, BTC nghiên cứu để hoàn thiện nghi thức truyền thống này trở thành nghi lễ chính của lễ hội.
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là lễ hội truyền thống tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên diễn ra trên địa bàn huyện Ba Vì và đang dần trở thành lễ hội cấp vùng. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh thường xuyên tổ chức ngày Rằm tháng Giêng, ngày Đức Thánh sinh. Năm nay lễ hội tổ chức sớm một tuần, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và du khách về dự hội. Theo ông Đỗ Mạnh Hưng, việc tổ chức sớm lễ hội được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Năm nay, Ba Vì sẽ tổ chức 3 trong 1 các hoạt động gồm: Khai hội Tản Viên Sơn Thánh, khai trương du lịch Ba Vì, phát động Tết trồng cây năm 2020. Tín ngưỡng phụng thờ Tản Viên Sơn Thánh bao trùm một vùng không gian văn hóa rộng lớn khu vực Đồng bằng Bắc bộ, trong đó đậm đặc nhất là vùng Xứ Đoài (mà vùng lõi là huyện Ba Vì). Chỉ tính trên địa bàn huyện Ba Vì có 300 di tích, thì trong đó có trên 100 di tích thờ Đức Thánh Tản Viên với rất nhiều di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và cấp Thành phố. Với giá trị này, ngày 30/1/2018, Tục thờ Tản Viên Sơn Thánh đã được Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia./.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |