Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ( trích truyện Kiều của Nguyễn du)
Trước lầu ngưng Bích khóa xuân ,
vẻ non xa tấm trăng gần ở chung .
Bốn bề bát ngát xã trông,
cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia .
bẽ bàng mây sớm đèn khuya ,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ,
tin sương luống những rày trông mai chờ.
bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm sơn gột rửa bao giờ cho phai.
xót người tựa cửa hôm mai ,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân lại cách mấy nắng mưa,
có khi gốc tử đã vừa người ôm.
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
82
2
0
thảo
08/05/2023 17:49:32
+5đ tặng

Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người có “con mắt nhìn thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. “Truyện Kiều” là tác phẩm thành công nhất của ông; đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ “Truyện Kiều” diễn tả tinh tế, sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều trước cảnh vật.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc vào phần hai “Gia biến và lưu lạc”. Trích đoạn là khúc tâm tình đầy xúc động của cô gái trẻ lần đầu bước ra khỏi chốn “êm đềm trướng rủ màn che”. Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, đoạn thơ như bản đàn nhiều cung bậc tâm trạng của nàng. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, hiếu thảo nàng dành cho người yêu và cha mẹ.

Dù đang miêu tả bức tranh tâm cảnh, là cảm xúc chủ đạo nhưng lí trí của nhà thơ vẫn sáng suốt khi xây dựng một kết cấu khá khoa học và chặt chẽ. Phần đầu là quang cảnh ở lầu Ngưng Bích; phần hai, trong nỗi nhớ nhung, cô đơn, sầu tủi, nàng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ; và phần cuối là tâm trạng đau khổ khi nghĩ đến tương lai nhiều tai ương, sóng gió sẽ ập đến trong cuộc đời nàng.

Quang cảnh trong những vần thơ đầu đem đến cảm giác hoang vu, vắng lặng đến buồn thảm. Đứng trên lầu cao, nhìn ra phía xa là những dãy núi, nhìn lên cao là vầng trăng cô đơn giữa trời. Bốn bề xung quanh cũng chỉ là cồn cát bay mịt mù. Tất cả như tô đậm thêm nỗi quạnh vắng, cô quạnh đang xâm lấn trong tâm hồn nàng.

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Cảnh buồn khiến lòng người thêm lẻ loi, hiu quạnh hay lòng người vốn nặng trĩu ưu tư nên nỗi sầu muộn như lan tỏa, thấm đẫm vào cảnh vật:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một từ láy “bẽ bàng” nhưng đã diễn tả được thật chân xác nỗi lòng nàng Thúy Kiều. Đó hẳn là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa ngượng ngùng, vừa ê chề, vừa cay đắng, xót xa. Và chính tâm trạng ấy bắt gặp cảnh vật ngoài kia đã làm cõi lòng như càng thêm quặn thắt. Thiên nhiên không còn là những sự vật vô tri, vô giác nữa mà như sống động, có hồn bởi nó là tấm gương phản chiếu tâm trạng cô đơn, sầu tủi của nàng Kiều.

Từ trong nỗi cô đơn, phiền muộn, nàng hướng về quê hương, gia đình, những người thân quý. Nỗi nhớ đầu tiên, nàng dành cho Kim Trọng. Có lẽ bởi trước đó nàng bán mình chuộc cha để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ, chỉ có chữ duyên với Kim Trọng, nàng phải trao lại cho em, nên hẳn trong lòng còn nhiều băn khoăn, day dứt khi để duyên ai phải lỡ làng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Nhịp thơ như nhịp trái tim yêu đang thổn thức, rỉ máu. Nỗi nhớ ấy thật thiết tha, nồng cháy. Nỗi nhớ trào lên khiến hình ảnh đêm thề nguyền, đính ước hiện ra chân thật, sống động ngay trước mắt nàng. Đó là hiệu quả diễn đạt vượt trội của từ “tưởng” mà Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng trong những vần thơ đầu tiên diễn tả nỗi nhớ của nàng Kiều. Mới hôm nào, lứa đôi cùng thề nguyền, hẹn ước dưới trăng, vầng trăng còn đó mà giờ đây đã đôi người đôi ngả. Nàng tưởng tượng chàng Kim vẫn ngày ngóng đêm trông tin nàng trong đau khổ, tuyệt vọng. Nghĩ đến chàng, rồi lại nghĩ đến thân phận của mình, bơ vơ, lưu lạc nơi chân trời góc bể, đất khách quê người, biết bao giờ tấm lòng son sắt, chung thủy của nàng dành cho chàng Kim phai nhạt đi thì lúc ấy, có lẽ nàng mới bớt đau khổ, dằn vặt.

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Sau nỗi nhớ người yêu đến quặn thắt, nàng càng xót xa khi nghĩ về cha mẹ. Không xót xa sao nổi khi nghĩ đến cảnh cha già, mẹ héo tựa cửa nhìn xa, ngóng trông tin con mòn mỏi. Rồi khi trời oi nóng, biết ai quạt mát cho cha mẹ yên giấc, khi trời giá lạnh, biết ai ấp ủ chăn ấm cho cha mẹ nằm. Các thành ngữ và điển cố “tựa cửa hôm mai”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “gốc tử” để thể hiện nỗi xót xa, lo lắng, bồn chồn của người con có hiếu dù đang trong hoàn cảnh éo le, vẫn đau đáu nghĩ về cha mẹ trong niềm nhớ thương khôn nguôi.

Nỗi nhớ đầy vơi nàng dành cho những người thân yêu nhất, rồi nàng lại quay về với cảnh ngộ của chính mình. Mỗi cảnh vật đang hiện hữu trước mắt đều như khơi lên trong lòng nàng một nỗi buồn thê lương. Nỗi buồn ấy càng lúc càng nhấn chìm nàng xuống đáy sâu của vực thẳm đau khổ.

Mỗi vần thơ là một giọt tâm hồn nhà thơ nhỏ xuống để cảm thương cho số phận người con gái tài hoa, bạc mệnh Thúy Kiều. Cùng với đó, là tài năng nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình kết hợp với nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn đầu mỗi câu lục và nghệ thuật ước lệ tượng trưng cùng với việc sử dụng nhiều từ láy tượng hình, tượng thanh (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, ầm ầm) Nguyễn Du đã khắc họa rõ cảm giác u uất, nặng nề, bế tắc, buồn lo về thân phận của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Có lẽ người đọc sẽ còn khắc ghi mãi ấn tượng về bức tranh ngoại cảnh đồng điệu cùng bức tranh tâm cảnh. Tất cả được vẽ nên bởi một tài năng trác việt, một tấm lòng nhân văn cao đẹp của Nguyễn Du. Vì thế, đoạn trích đã góp phần làm nên sức sống bất tử của kiệt tác “Truyện Kiều”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Ngoc Anh
08/05/2023 18:05:26
+4đ tặng
I . Mở bài: Giới thiệu khái quát

II. Thân bài:

1. Khung cảnh nơi lầu ngưng bích

- Lí do Kiều ra lầu Ngưng Bích
- Lầu Ngưng Bách là nơi "khóa xuân" khóa kín tuổi thanh xuân hay chính là nơi giam lỏng Kiều.
- Cảnh
+ từ nơi lầu cao kiều nhìn thấy dãy núi xa mờ và vầng trăng đang nằm trong một bức tranh làm bạn với Kiều . Nhìn ra bốn bề bát ngát thấy những cát vàng và bụi hồng trên những con đường dài thăm thẳm.
=> Nghệ thuật liệt kê ,nhân hóa, biện pháp tiểu đối " non xa", "trăng gần"; " cát vàng" ," bụi hồng", kết hợp từ láy " bát ngát"-> tạo nên bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hài hòa nhưng vắng vẻ không một bóng người.

2.Tâm trạng của Thúy Kiều

- Từ láy "bẽ bàng "cho thấy Kiều cảm thấy tủi thân khi một mình nơi đất khách quê người cảm thấy nhục nhã khi đã mất đi sự trinh trắng của mình.
- Cụm thành ngữ "Mây sớm đèn khuya" gợi dòng thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cứ thế trôi đi rồi lặp lại Kiều chỉ biết sớm làm bạn với mây tối làm bạn với đèn.Phải chăng nhiều đêm Kiều đã khóc thương cho chính số phận của mình?
=> Với bút pháp tả cảnh ngụ tình lấy cái rộng lớn bao la của thiên nhiên để làm nổi bật sự cô đơn buồn tủi của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích.

2. Nỗi nhớ của Kiều

Trong cảnh ngộ nơi lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về Kim Trọng , nghĩ về cha mẹ.
- Nỗi nhớ Kim Trọng
+ Trước hết, nàng đau đớn nhớ tới chàng Kim, điều này phù hợp với quy luật tâm lí , thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút của Nguyễn Du.
+ khi nhớ về Kim Trọng tác giả sử dụng từ "tưởng"mà không sử dụng từ" nhớ "vì tưởng vừa là nhớ vừa là tưởng tượng ra.
+ Kiều nhớ về kỷ niệm cùng kim trọng uống chén rượu thề dưới đêm trăng. Chén rượu chưa ráo môi Thúy Kiều đã phụ tình Kim Trọng
+Kiều tưởng tượng nơi quê nhà Kim Trọng đang ngày đêm trông lòng tin nàng
+ Nghĩ đến thân mình đều cảm thấy bơ vơ nơi đất khách quê người không biết đi đâu về đâu.
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ "tấm son" để chỉ tấm lòng thủy chung của Kiều dành cho Kim Trọng không bao giờ đổi thay và nàng cảm thấy có lỗi vì đã mất đi sự linh trắng của mình ,sự hoen ố đó không bao giờ rửa được.
- Nỗi nhớ cha mẹ
+ Nhớ về cha mẹ tác giả sử dụng từ "xót" Kiều cảm thấy xót thương cho cha mẹ tuổi đã già mà vẫn phải tựa cửa trông ngóng tin con và kiều lo không biết ai sẽ phụng dưỡng cha mẹ thay mình.
+ Kiều nhớ đến những hành động đã làm cho cha mẹ thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh" đã diễn tả vào mùa hè Kiều thường quạt mát cho cha mẹ ngủ đến mùa đông thì nên giường nằm cho ấm chăn rồi mời cha mẹ nên nằm
+ Kiều nhớ đến kỷ niệm nơi quê nhà : tác giả sử dụng điển tích điển cố "sân lai gốc tử" đó là những kỷ niệm khi Kiều cùng với các em thường làm cho cha mẹ vui lòng. Biện pháp ẩn dụ "nắng mưa" gợi nên thời gian lưu lạc đã lâu của Kiều.
=> Thông qua nỗi nhớ của Kiều ta có thể thấy Kiều là một cô gái thủy chung và có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

III. kết bài
Dương thảo
cảm ơn bạn nhiều nha
Dương thảo
kết bài đâu bạn
Ngoc Anh
Kb sẽ khái quát lại nên bạn tự viết nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư