Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tinh thần yêu nước trong các tác phẩm nghị luận trung đại được học ở lớp 8

Tinh thần yêu nước trong các tác phẩm nghị luận trung đại được học ở lớp 8
1 trả lời
Hỏi chi tiết
62
0
0
mày đoán xem
22/07/2023 17:54:42

Văn học Trung Đại là một bộ phận quan trọng của văn học dân tộc. Nó
chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình ở trường phổ thông và là phần mở đầu cho nền văn học viết của dân tộc. Nếu văn học dân gian, ở không ít tác phẩm tiếng Việt còn mộc mạc, giản dị, thì ở nhiều tác phẩm văn học trung đại, ngôn từ đã đạt mức điêu luyện, tinh xảo, đặc biệt với những tác phẩm văn học thể hiện lòng yêu nước, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, mỗi câu chữ, giọng văn, thể văn đều thể hiện thống thiết tính dân tộc sâu sắc. Biểu hiện cao nhất của tính dân tộc là lòng yêu nước. Mỗi văn bản thời trung đại được viết ra đều nhằm một mục đích duy nhất là giáo dục, định hướng con người đồng nhất cao nhất về đoàn kết dân tộc, mà biểu hiện của nó, cụ thể hơn bao giờ hết thể hiện khi Tổ Quốc lâm nguy. Giọng văn hùng hồn, dõng dạc, đĩnh đạc, nhiệt huyết của người viết.Yêu nước bằng những việc làm hiện hữu. Mỗi người thể hiện yêu nước bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhỏ- lớn tùy vào khả năng, điều kiện. Thời Trung Đại, yêu nước chủ yếu gắn liền với bảo vệ núi sông, lập công danh bằng những chiến công hiển hách . Tuy nhiên, yêu nước cũng lập công danh bằng khoa bảng. Bác Hồ đã nói: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Tức là, với từng đối tượng cụ thể, trong từng hoàn cảnh cụ thể, cần có biện pháp giáo dục tinh thần yêu nước phù hợp để tinh thần yêu nước đó biến thành hành động cụ thể, góp phần

xây dựng và phát triển đất nước. Việc làm này được bắt đầu từ tầng lớp thanh thiếu
niên; biến những bài học cụ thể thành lòng yêu nước thực sự trong tâm hồn thế
hệ trẻ Việt Nam, tiếp nối truyền thống yêu nước ngàn năm của lịch sử dân tộc.
Hiện nay, giáo dục lòng yêu nước trong điều kiện mới không nên đi theo
lối cũ. Phải thay đổi tư duy, đề cao sự cởi mở, thẳng thắn, trao đổi nhiều chiều; kết
hợp thuyết phục với khơi gợi. Trong thời kì hội nhập, ảnh hưởng của tư tưởng, lối
sống cho riêng mình, lấy lợi ích cá nhân làm lẽ sống thì càng cần phải giáo dục
lòng yêu nước tích cực hơn, sát sao hơn nữa. Tiếp thu những tinh hoa của thế giới
nhưng cũng phải biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
Hơn nữa, việc dạy và học các môn khoa học xã hội còn nảy sinh biết
bao nhiêu câu chuyện bi hài, làm thầy cô giáo chúng tôi không biết nên cười hay
nên khóc. Sự yếu kém, thờ ơ, lạnh nhạt của học sinh đối với các bộ môn xã hội
ngày càng gia tăng, ít nhiều đã và đang bào mòn, suy giảm lòng đam mê, tâm huyết của đội ngũ giáo viên dạy các môn xã hội. Trong khi đó, các môn khoa học tự nhiên, như Toán, Lý, Hóa ngày càng có nhiều ưu thế hơn, được hầu hết học sinh các cấp coi trọng hơn, dồn gần hết thời gian và công sức để học tập các môn đó. Phải chăng là kiến thức chuyên môn cũng như cách dạy của thầy cô giáo dạy môn xã hội không bằng thầy cô giáo dạy các môn tự nhiên?Thực tế, nguyên nhân này xem ra không mấy thuyết phục, vì chưa chắc các môn tự nhiên học sinh coi trọng, học nhiều là có đội ngũ giáo viên tốt hơn, giỏi hơn. Căn nguyên sâu xa của nó, theo tôi suy nghĩ, chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:
- Nhiều học sinh (kể cả phụ huynh) còn xem thường các môn khoa học xã hội, luôn cho nó là môn phụ, môn học chỉ cần thuộc bài, môn chẳng mấy quan trọng, nênkhông cần phải tư duy, suy nghĩ gì, học hành sơ sơ hoặc qua loa cũng chả sao. Số đông học sinh khi lên cấp học trên có xu hướng học lệch, học một cách thực dụng, thi gì học nấy. Vì coi trọng việc học và thi các môn khoa học tự nhiên thì cơ hội vào ngành, nghề sẽ hết sức rộng rãi và hấp dẫn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K