Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh " học với hành phải đi đôi"

Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh " học với hành phải đi đôi"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
231
2
1
Thái Thảo
14/05/2023 08:43:06
+5đ tặng

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển đòi hỏi mỗi người phải có sự hiểu biết và có trình độ. Tuy nhiên nhiều học sinh, sinh viên hiện nay lại quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành. Điều đó đã cho ta biết tầm quan trọng của việc học phải đi đôi với hành.

Vậy thì trước tiên học là gì? Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Học là tiếp thu, đón nhận những kiến thức, kinh nghiệm trong sách vở và ngoài cuộc sống. Còn “hành” nghĩa là thực hành, là vận dụng những kiến thức mình đã được học vào đời sống thực tiễn. Hành là để cho quen tay, để có kỹ năng thành thạo. Và hành cũng chính là sự luyện tập của mỗi người chúng ta sau khi tiếp nhận tri thức từ sách vở, thực tế muôn màu muôn vẻ kia. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Như vậy “học đi đôi với hành” có nghĩa là phải kết hợp giữa kiến thức đã học với việc áp dụng những kiến thức đó vào học tập, cuộc sống và công việc.

Học với hành tuy hai mà một , học với hành không thể tách rời nhau. Đã có học thì phải có hành, muốn thực hành giỏi, vận dụng giỏi vào thực tế thì trước hết phải học. Những người biết “học đi đôi với hành” là những người luôn biết học hỏi, và tích cực vận dụng kiến thức của mình vào đời sống.

Học phải đi đôi với hành vì khi ta đã tiếp thu kiến thức mà lại không thực hành, không vận dụng thì những kiến thức đó dần sẽ bị mờ nhạt. Học nhiều, học mãi thì cũng trở nên hiểu biết, tài giỏi nhưng chỉ là hiểu biết suông, không có hành thì chưa thể nào xác thực điều mình hiểu là đúng hay sai. Tức là chỉ giỏi lý thuyết, hiểu biết sách vở nhưng không có thực hành thì cũng chỉ là giỏi lý thuyết suông mà thôi. Học mà không hành thì xem như vô nghĩa. Chỉ có thực hành mới có thể biến những kiến thức được học thật sự là của mình. Chỉ có thực hành, áp dụng mới giúp ta nhớ lâu hơn và thậm chí sẽ không bao giờ quên những gì mình đã học. Học hành không những cho ta mở mang kiến thức, mà còn giúp ta trau dồi đạo đức và những phẩm chất tốt đẹp. Những con người học hành tốt, là những con người đẹp đẽ và đáng được tôn trọng.

Biểu hiện của việc học cần đi đôi với hành như khi học về một bài học nào đó trong môn hóa học, chẳng hạn như về cách điều chế khí Hidro trong phòng thí nghiệm. Ta nên mua những dụng cụ cần thiết để tiến hành điều chế thử cho biết. Chứ nếu chỉ học theo sách giáo khoa chúng ta chưa cần thí nghiệm đã biết là phải dùng dung dịch axit tác dụng với kim loại mạnh để tạo ra dung dịch muối và giải phóng khí Hidro. Nếu như vậy thì làm sao xác định thực hư thật giả thế nào? Hay một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở trường đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mỹ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại xoàng xoàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận.Hay khi học tiếng anh chỉ là lí thuyết trên sách vở nhưng nếu ta giao tiếp với người nói tiếng anh ta sẽ nói 1 cách trôi chảy. Ngay cả qua bài tấu: “ Bàn luận về phép học”, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Chính vì vậy, Bác Hồ là 1 minh chứng cho việc học đi đôi với hành, Bác đã rút kinh nghiệm thất bại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, trên con đường đó Bác đã phải học rất nhiều thứ tiếng, làm nhiều ngành nghề, cuối cùng chính nhờ sự học hỏi, Bác đã tìm đến con đường Chủ nghĩa Mác LêNin và Bác đã tìm ra được con đường giải phóng dân tộc, ngay cả việc Bác học nhiều thứ tiếng Bác cũng đã vận dụng vào viết báo điều này cũng là nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam bởi những bài viết đó đã khơi gợi lên lòng yêu nước và được sự ủng hộ của các nước trên thế giới.

Bên cạnh những cách học tốt, thì lại có những cách học rất đáng phê phán như Học qua loa, học cho có, học đối phó, rồi học vẹt… là những cách học của một số người hiện nay. Liệu họ có nhận ra được rằng, với những cách học ấy, thì những kiến thức mà họ vừa tiếp thu xem như trống rỗng. Nếu vẫn duy trì những cách học như thế thì họ sẽ chẳng bao giờ thật sự có kiến thức cho riêng mình. Và những cách học ấy là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thi cử, là yếu tố gây nên những tật xấu.

Là một học sinh, cần phải nghiêm túc trong việc học. Học là phải hiểu, và hiểu là phải thực hành. Không học vẹt, học tủ, học qua loa cho có. Khi học xong thì cần phải ôn lại bài và làm lại các bài tập vận dụng để có thể nhớ được những bài vừa học. Và một điều không thể thiếu là cần phải sáng tạo, mạnh dạn nói lên kiến thức và suy nghĩ của mình để góp phần cho việc học thêm tốt và thành công hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
nguyễn linh hương
14/05/2023 08:47:05
+4đ tặng

Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ tài ba của đất nước. Ông còn là một người thần tượng, một người anh cả trong lòng của những thiếu nhi Việt Nam. Ông luôn khuyến khích, động viên những thiếu nhi bằng các câu nói chân thật từ tấm lòng của mình. Và những thiếu nhi Việt Nam cho đến bây giờ vẫn luôn ghi nhớ và thực hiện theo lời dạy của Bác. Để khuyến khích, động viên việc học tập, Bác đã đưa ra câu nói: “Học phải đi đôi với hành. Học không hành thì học vô ích. Hành không học thì hành không trôi chảy.” Vậy ta cần hiểu như thế nào cho thấu đáo về lời dạy trên của Bác.

“Học” là gì? “Học” là hành động tiếp thu nguồn kiến thức mới từ sách vở, thầy cô và bạn bè. “Học” còn là nắm vững kiến thức trong các môn học, tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống. “Học” là trau dồi tri thức, mở mang tầm mắt, cập nhật sự hiểu biết của mình về mọi thứ và Thế Giới xung quanh để không bị lạc hậu và tụt lại phía sau. Nó còn là cả một quá trình tìm tòi, khám phá nguồn kiến thức vô tận của nhân loại. Nó hữu ích cho chúng ta khi chinh phục điều mình muốn làm, chính phục thiên nhiên. Còn “hành” là gì? “Hành” là thực hành phần lý thuyết đã được học, là ứng dụng kiến thức vào đời sống. “Hành” giúp chúng ta quen tay với việc mình làm, hiểu rõ và nắm vững hơn phần tri thức đã được học. “Hành” còn giúp chúng ta tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, nhiều khả năng để dễ dàng ứng phó hơn trong cuộc sống. Còn “đi đôi” là gì?  “Đi đôi” là cụm từ dùng để chỉ những thứ, những vật phải luôn đi chung với nhau và không thể tách rời được trong cuộc sống hàng ngày.  Vậy “học phải đi đôi với hành” là gì? “Học phải đi đôi với hành” là một lời khuyên, một lời động viên giúp chúng ta biết việc trau dồi tri thức luôn có một mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời với việc thực hành chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta phải học đi đôi với hành vì nó là một quá trình thống nhất bổ sung cho nhau giúp chúng ta hoàn thiện hơn trong học tập, trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta đạt được kết quả mà ta mong muốn. Có thể áp dụng phần kiến thức đã được học vào việc ứng dụng nó trong đời sống hàng ngày. Khi chúng ta kết hợp được cả hai việc học và việc hành với nhau chúng ta sẽ đạt thành quả cao hơn, hiểu được tri thức một cách toàn diện, nắm vững kiến thức đã học. Việc hành còn là một phương pháp giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xử trí vấn đề. Nó là quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề, những khó khăn có trong cuộc sống.

Nếu chúng ta quá chú trọng vào việc học mà bỏ qua thực hành thì sẽ như thế nào? Nếu như chúng ta chỉ dành tâm tư cho việc học mà bỏ quên việc thực hành thì thứ mà chúng ta học được cũng chỉ là những lý thuyết suông không thực hành được vào thực tế. Khi học tập như vậy, chúng ta dễ dàng rơi vào tình trạng học thụ động, tiếp thu kiến thức không vững chắc và sẽ không tích lũy được kinh nghiệm cho riêng bản thân mình. Học như vậy vốn kiến thức mà ta tiếp nhận được sẽ rất ít. Như vậy, chúng ta sẽ lạc hậu so với Thế Giới và bị bỏ rơi lại ở phía sau. Khi học mà không hành thì chúng ta sẽ ghi nhận tri thức một cách máy móc, không suy nghĩ thấu đáo và cẩn thận về phần lý thuyết được học. Và hi đó chúng ta sẽ rơi vào tình trạng học tủ, học vẹt, học qua loa. Vì do chúng ta chưa hiểu hết được phần kiến thức được học, không nắm vững vàng và vẫn chưa hoàn toàn hiểu phần cốt lõi của những kiến thức ấy. Dù bạn có học được nhiều thế nào, học những thứ sâu sa và vĩ đại đến đâu nhưng khi vào thực hành, bạn không biết cách thực hiện như thế nào cho hợp lý, không biết áp dụng những kiến thức mà mình đã học được vào đời sống thực tế thì cũng sẽ vô ích. Do đó, nếu như lý thuyết có cao siêu đến đâu mà không biết áp dụng sẽ trở nên vô ích. Bao công sức mà ta bỏ ra cũng giống như “dã tràng xe cát biển Đông.” Vậy thì chúng ta cũng sẽ không được đánh giá cao trong học tập, trong công việc. Do đó, Bác Hồ cũng đã nói: “Học không hành thì học cũng vô ích.”

Nếu chúng ta quá chú trọng vào việc thực hành mà bỏ qua phần lý thuyết thì kết quả chúng ta nhận được sẽ như thế nào? Nếu hành mà không học cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Nếu thực hành mà không có những lý thuyết chỉ dẫn, lý luận chỉ đạo và không biết được những kinh nghiệm từ cha ông đi trước thì khi thực hành, chúng ta sẽ bị bối rối, lúng túng và không biết nên làm gì trước. Như vậy, quá trình làm việc của chúng ta sẽ trở nên chậm chạp, gặp nhiều chướng ngại và chất lượng làm việc sẽ không đạt được như mong muốn. Khi thực hành mà không có lý thuyết, chúng ta sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn, sẽ phải có nhiều sai lầm hơn vì không có tri thức soi sáng, lý thuyết chỉ dẫn. Khi quá chú trọng vào thực hành mà lãng quên đi việc học lý thuyết có thể sẽ vô tình trở thành kẻ phá hoại chỉ vì dành sự quan tâm cho “hành” mà quên đi “học”. Do đó, muốn đạt được hiệu quả tốt trong công việc, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo bài bản về chuyên môn. Và trong quá trình học tập, chúng ta phải cố gắng nâng cao tri thức của mình và cố gắng áp dụng được những điều mình đã học vào trong thực tế. Như vậy, mới có thể giảm được tối thiểu những rủi ro sẽ xảy ra, đáp ứng được nhu cầu của chính mình và giúp ích được cho gia đình, cho xã hội. Do đó, Bác Hồ cũng đã nói: “Hành không học thì hành không trôi chảy.”

Nhưng trong xã hội văn minh hiện tại, vẫn còn một số người chỉ chú trọng đến việc học mà bỏ quên đi việc hành. Những người đó giống như những “con dã tràng” trong một xã hội đang phát triển. Họ học một cách máy móc, không hiểu tường tận được phần cốt lõi bên trong của những lý thuyết đang được học. Như vậy, họ sẽ không biết áp dụng vào đời sống thực tế của mình. Cũng có người chỉ dành tâm tư cho việc hành mà quên lãng đi việc học. Những người đó sẽ bị bối rối khi bắt tay vào thực hành mà không có sự soi sáng của lý luận. Họ sẽ gặp nhiều trở ngại, nhiều khó khăn, những rủi ro sẽ cao hơn những người được học lý thuyết bài bản, đào tạo chuyên môn. Những con người nói trên thật đáng chê trách, phê phán và cần phải thay đổi suy nghĩ của mình về việc học và việc hành.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, vẫn có rất nhiều người suy nghĩ thấu đáo, chu toán về mối quan hệ chặt chẽ giữ “học” và “hành”. Họ biết áp dụng những điều mình đã được học vào trong đời sống thực tế hàng ngày của mình. Bác nông dân biết áp dụng khoa học công nghiệp vào trồng trọt. Kiến trúc sư biết áp dụng những điều mà mình đã học được vào việc thiết kế nhà. Học sinh biết áp dụng những kiến thức Ngữ Văn, Vật Lý, Hóa Học,… của mình vào đời sống hàng ngày. Những con người này đã góp phần kiến tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại và phát triển.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn có những tấm gương để học tập, để phấn đấu và để noi theo như Hồ Chủ tịch vĩ đại của chúng ta. Bác bôn ba ở nước ngoài hơn ba mươi năm và học rất nhiều thứ tiếng. Bác thực hành chúng bằng cách nói chuyện với người bản xứ hằng ngày để tăng vốn từ vựng và khả năng nói của mình. Quay ngược về quá khứ, chúng ta có Cao Bá Quát là một tấm gương sáng. Ông học viết chữ đẹp và luyện tập chúng hằng ngày quên cả không gian và thời gian. Dù là ngày hay đêm, dù là trên giấy hay ở đâu, ông vẫn luôn kiên trì luyện chữ. Vì biết liên hệ chặt chẽ giữa “học” và “hành” nên cả Cao Bá Quát và Bác Hồ đã nhận được những kết quả như mình mong muốn.

Sự liên kết chặt chẽ giữa “học” và “hành” giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Nó giúp chúng ta nâng cao được trình độ hiểu biết của mình và tích lũy kinh nghiệm. Nó giúp chúng ta ứng dụng vào được đời sống hàng ngày. Nó còn góp phần phát triển một xã hội văn minh, hiện đại.

Lenin có câu: “Học, học nữa, học mãi.” Ông dùng câu nói đó để khuyên bảo chúng ta phải luôn có gắng học tập. Publilius Syrus cũng có câu: “Thực hành là người thầy tốt nhất.” Câu nói này cho chúng ta biết được tầm quan trọng của việc thực hành. Vậy nên chúng ta phải có ý thức đúng đắn về việc học và việc hành. Trong giờ học, phải tập trung nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ. Về nhà coi lại bài và làm bài tập thường xuyên. Vận dụng những kiến thức đã học vào bài tập thực hành. Chúng ta không được học vẹt, học tủ mà phải chăm chỉ, nghiêm túc trong việc học.

Câu nói: “Học phải đi đôi với hành. Học không hành thì học vô ích. Hành không học thì hành không trôi chảy.” Của Bác Hồ là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Lời dạy của Bác đã được ghi sâu vào tâm trí của mỗi người nói chúng và mỗi học sinh nói riêng. Nó là một lời khuyên, một lời nhận định cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Tôi sẽ luôn khắc ghi lời dạy của Bác và sẽ luôn cố gắng thực hiện theo lời dạy của Bác để có được một kết quả học tập như mình mong muốn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×