Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày và phân tích rõ các bước thực hiện như thế nào

Môn Trải Nghiệm Hướng Nghiệp. Trình bày các bước trải nghiệm, thực hiện nhiệm vụ mà BGH nhà trường đã phân công cho lớp, tạo cảnh quan sân trường. Trình bày và phân tích rõ các bước thực hiện như thế nào? Và kết quả đạt được!?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
69
2
0
thảo
18/05/2023 20:15:22
+5đ tặng
Trải Nghiệm Hướng Nghiệp là một môn học quan trọng giúp học sinh khám phá về tương lai nghề nghiệp và phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc. Trong môn học này, việc thực hiện nhiệm vụ và tạo cảnh quan sân trường có thể là một hoạt động thực tế và thú vị. Dưới đây là các bước thực hiện và phân tích chi tiết:

1. Phân công nhiệm vụ từ BGH: Ban Giám hiệu nhà trường sẽ phân công một nhiệm vụ cụ thể cho lớp, chẳng hạn như tạo cảnh quan xanh cho sân trường. Nhiệm vụ này có thể bao gồm việc lên kế hoạch, thu thập tài liệu, và thực hiện các hoạt động cụ thể.

2. Lên kế hoạch: Học sinh cùng với giáo viên hướng dẫn sẽ lên kế hoạch cho việc thực hiện nhiệm vụ. Kế hoạch bao gồm việc xác định các công việc cụ thể, thời gian thực hiện, nguồn lực cần thiết và phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm.

3. Thu thập tài liệu và tìm hiểu: Học sinh sẽ tiến hành thu thập tài liệu và tìm hiểu về cách tạo cảnh quan sân trường. Họ có thể tìm hiểu về các loại cây, hoa, và thảo mộc phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của sân trường. Ngoài ra, họ cũng có thể tìm hiểu về các công cụ và phương pháp làm vườn.

4. Thực hiện nhiệm vụ: Sau khi đã có kế hoạch và tài liệu, học sinh sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ. Công việc có thể bao gồm chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc cây cối, và tạo cảnh quan sân trường theo kế hoạch đã đề ra.

5. Đánh giá và điều chỉnh: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, học sinh và giáo viên sẽ đánh giá kết quả công việc. Họ sẽ xem xét những gì đã đạt được và những gì cần điều chỉnh. Nếu cần, họ có thể thực hiện các bước chỉnh sửa để hoàn thiện công trình.

Kết quả đạt được

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hiển
18/05/2023 20:15:39
+4đ tặng
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Công việc này bao gồm một số việc:

Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành.

Xác định rõ đối tượng thực hiện. Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh.

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động

Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động.

Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.

Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.

- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.

- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh

Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTNST, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động.

Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu.

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.

Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động.

Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:

- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động

- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động

- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò

Tùy theo chủ đề của HĐTNST ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.

Khi xác định được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?)

- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?

- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo