Mở bài: Nhà thơ Thanh Hải đã bày tỏ khát khao mãnh liệt được hiến dâng mùa xuân nhỏ bé của mình hòa vào mùa xuân lớn của đất nước trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Nhà văn Nguyễn Thành Long cũng viết về cái “âm trầm” đẹp đẽ và lặng lẽ giữa đời thường trong truyện ngắn “Lặng lẽ ở Sapa”, một kẻ vô danh lặng lẽ cống hiến hết mình cho mảnh đất mình yêu, hướng ngòi bút của mình đến với mọi người. “Lặng lẽ Sa Pa” là bản nhạc dịu dàng ca ngợi những con người nhiệt huyết, dấn thân vì lý tưởng cao đẹp của cộng đồng, sống có ý nghĩa và xứng đáng nhất. Truyện ngắn này được viết vào năm 1970 sau chuyến thăm Lào Cai của tác giả, có lẽ vì yêu mến và trân trọng thiên nhiên và con người nơi đây, tác giả đã viết nên một tác phẩm thật hấp dẫn và độc đáo.
Kết : Tác phẩm Lặng lẽ Sapa là kết quả của một chuyến đi phiêu lưu, trải nghiệm thực tế của nhà văn Nguyễn Thành Long vào mùa hè năm 1970. Tác phẩm được viết với cốt truyện đơn giản nhưng thực tế, đó là: khi một họa sĩ già đang trong một chuyến đi từ Hà Nội lên Sa Pa làm việc thì đã gặp một cô kĩ sư mới ra trường cũng lên Sa Pa để nhận nhiệm vụ công tác. Và kể từ đó, họ đã trở thành những người bạn đồng hành trên cùng một chuyến xe. Họ cùng được bác tài xế lái xe kể cho nghe về một anh thanh niên – là “một trong những người cô độc nhất thế gian” ở trên đỉnh Yên Sơn có độ cao khoảng 2600m. Và sau đó là một cuộc gặp gỡ, trò chuyện nói chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và với anh thanh niên tại nơi mà anh ấy ở và làm việc. Anh thanh niên đó đã 27 tuổi, quê nhà ở Lào Cai. Anh đang làm nhiệm vụ công tác khí tượng kiêm nhà vật lí địa cầu. Công việc của anh hàng ngày là “đo gió, đo mưa, đo nắng và tính mây, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất”. Một ngày anh phải báo cáo về cho trung tâm bốn lần là vào những lúc: “bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, một giờ sáng”. Công việc của anh đòi hỏi tính chính xác cao, sự làm việc kiên trì, chăm chỉ. Và đến tận lúc đọ anh vẫn luôn yêu nghề và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của mình. Anh tự tạo ra cho mình một cuộc sống với đầy đủ vật chất và tinh thần. Anh có một căn nhà ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, có cả vườn rau, vườn hoa và có sách coi là bạn. Anh “tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng”. Ông họa sĩ đã cảm nhận được nét đẹp của anh thanh niên thông qua những hình ảnh mộc mạc chân thực đó. Ông muốn vẽ anh nhưng anh đã từ chối và giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn mình, đó chính là “ông kĩ sư ở vườn rau xu hào, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét”. Cuộc gặp gỡ ấy chỉ diễn ra trong vài ba mươi phút nhưng anh thanh niên đã để lại rất nhiều cảm xúc đong đầy, đặc sắc và ấn tượng tốt đẹp cho cả cô gái và ông họa sĩ về những con người vẫn đang làm việc hăng say chăm chỉ nhưng mà thầm lặng cống hiến cho đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa hằng ngày – nơi mà người ta cứ tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi, an nhiên.