Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
16/06/2023 15:16:23

Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, trong đó có sử dụng câu bị động nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau

1.Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch, trong đó có sử dụng câu bị động  nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau :

                   “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa .

                      Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

                                                       (Hồ Chí Minh)

2.Phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau?

                       “ Quê hương tôi có con song xanh biếc

                          Nước gương trong soi tóc những hang tre

                          Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

                          Tỏa bóng xuống dòng sông lấp loáng ”

                                                  ( Nhớ con sông quê hương- Tề Hanh)

3.Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ:

             ” Làn thu thủy nét xuân sơn

      Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

                                        ” Trích : Truyện Kiều- ND”

4. Viết đoạn văn nêu cảm nhân của em về hai câu thơ sau:

       ” Mặt trời xuống biển như hòn lửa

          Sóng đã cài then đêm sập cửa”

                                  ( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)

5.Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

             “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                Phăng mái chéo mạnh mẽ vượt tường giang”- Huy Cận

6. Viết đoạn văn nêu cảm nhân của em về khổ thơ sau:

“ Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”
mng ơii hộ mình nhé mình đang cần gấpp:( được thì mng viết ngắn ngắn giúp mình nha 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
293
1
1
Thảo Nguyên
16/06/2023 15:17:05
+5đ tặng
Hai câu thơ đầu trong bài thơ "Cảnh khuya" tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

                                                         Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận một cách tinh tế. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

                                                         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Kim Anh
16/06/2023 15:17:13
+4đ tặng
Câu thơ đầu tiên "Tiếng suối trong như tiếng hát xa" đề cập đến âm thanh của suối chảy róc rách, vang đến xa xôi, khiến người ta liên tưởng đến tiếng hát tự nhiên của đồng quê. Câu thơ này dùng câu bị động để chỉ ra nguồn gốc của âm thanh đó, có nghĩa là tiếng suối được mô tả như một người đang hát. Câu thơ thứ hai "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" miêu tả hình ảnh chiếc lồng hoa dưới ánh trăng trên cành cây cổ thụ. Hình ảnh này tạo ra một cảm giác buồn bã và lãng mạn, như thể đang mô tả sự già đi và giàu có của một thời đại đã qua. Bằng cách sử dụng câu bị động, Hồ Chí Minh làm bừng sáng hình ảnh của chiếc lồng hoa trên không khí yên bình và tĩnh lặng của dãy núi. Tôi cảm thấy những câu thơ này rất thi vị, tạo nên những hình ảnh đẹp và cảm xúc sâu sắc trong tâm trí. Hồ Chí Minh đã sử dụng ngôn ngữ văn học rất mượt mà và tinh tế, tạo nên tác phẩm văn học rất ảo diệu.
Kim Anh
Chấm điểm hộ mình ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo