Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động,: "Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"

Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động,: "Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
75
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Theo quan điểm của tôi, việc nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục là rất cần thiết. Chúng ta không nên đánh giá thành tích của một người chỉ dựa trên kết quả thi cử hay điểm số trên bảng điểm mà còn cần xem xét đến năng lực, tài năng và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Việc áp đặt quá nhiều áp lực và kỳ vọng cao đối với học sinh trong việc đạt được thành tích cao trong thi cử có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như stress, trầm cảm, tự tử và các vấn đề về sức khỏe tâm lý. Thay vì tập trung vào việc đạt điểm số cao, chúng ta cần tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích học sinh phát triển các kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo để giúp họ trở thành những người có khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc bệnh thành tích trong giáo dục cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Chúng ta không nên chỉ quan tâm đến việc học sinh đạt được điểm số cao mà còn cần quan tâm đến việc họ hiểu và áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Nếu học sinh chỉ biết thuộc lòng và tái hiện kiến thức mà không hiểu và không thể áp dụng vào cuộc sống, thì giáo dục sẽ trở nên vô nghĩa.

Vì vậy, chúng ta cần thay đổi cách suy nghĩ và tiếp cận giáo dục, tạo ra môi trường học tập tích cực và khuyến khích học sinh phát triển toàn diện để giúp họ trở thành những người có khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống.
2
1
thảo
19/06/2023 17:50:54
+5đ tặng
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một "căn bệnh" xâm nhập vào học đường hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử. Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến một lúc nào đó, khi chính những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một căn bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi nó là bệnh thành tích. Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục, thành tích giáo dục là thước đo sự thành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng, của nhà trường và địa phương nói chung. Đáng tiếc thay, trong thời gian qua, chính ngành giáo dục lại "thiết kế" ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. "Bệnh thành tích giáo dục" chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển. Cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục'' ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng, nếu cứ để ''nạn tiêu cực trong thi cử'' hoành hành và ''bệnh thành tích trong giáo dục'' trở thành một căn bệnh ''mãn tính" thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của học sinh; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh; đạo đức trong quan hệ thầy, trò và sẽ góp phần làm suy thoái những mối quan hệ xã hội khác. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc. Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục, phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra, vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân, tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo va ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy. Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì bất kì văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn nào. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đẩy lùi những tiêu cực và bệnh thành tích ấy, để đưa nước Việt Nam ta ngày càng phát triển vững mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Duy Thái
19/06/2023 17:51:02
+4đ tặng

Khi xã hội ngày càng tân tiến và phát triển kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Trong đó, có một số người hiện nay đã dần quên đi những chuẩn mực đạo đức của xã hội, chạy theo những tiêu cực và có một căn bệnh tiêu cực là bệnh thành tích trong học tập đang ngày càng lây lan. Nhìn thấy hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh này, Bộ Giáo dục của nước ta đã kêu gọi, vận động nhân dân “Hãy nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Nhắc đến hai từ “tiêu cực” là ta có thể nghĩ ngay đến những biểu hiện không lành mạnh, nó làm ảnh hưởng không tốt đối với xã hội, khiến xã hội ngày càng đi xuống. Còn “thành tích” chính là kết quả, thành quả của sự nỗ lực không ngừng mà con người đã cố gắng làm để thực hiện. Thành tích chính là kết quả động lực mang lại những lợi ích vật chất cũng như tinh thần, mang lại lợi ích tốt cho mình, vì vậy mọi người ai ai cũng mong muốn có được thành tích tốt. Và điều đó kéo theo, có rất nhiều người vì muốn đạt được thành tích cao đã lựa chọn việc giả dối, ngụy tạo, lấp liếm,….đấy chính là bệnh thành tích. Bệnh thành tích và thành tích mang hai nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau, một bên giả một bên là thật, yếu tố để phân biệt được căn bệnh đó chính là tính trung thực. Vì thế, một người khi nỗ lực hết mình để đạt được thành tích tốt cho bản thân cho tập thể đó chính là một điều đáng tuyên dương, một phẩm chất đạo đức tốt, đáng trân trọng. Còn những điều gian dối, tiêu cực, mắc bệnh thành tích thì chúng ta phải lên án, phải xóa bỏ ngay.

Ở Việt Nam chúng ta, để đánh giá thành tích của một cá nhân, tập thể, thường đưa ra những chỉ tiêu, và tổ chức thi cử là phổ biến nhất. Có rất nhiều trường hợp, các trường, các lớp, các giáo viên vì muốn đạt được những tiêu chí của trên đưa xuống, đạt được chỉ tiêu của bộ đề, có được thành tích thi đua tốt, đã tìm mọi cách để lờ đi kết quả, lờ đi đạo đức nghề nghiệp. Họ cho điểm ảo, đánh giá ảo kết quả. Và ngay cả ở các bậc phụ huynh cũng vậy, vì mong muốn con em chúng ta có được kết quả cao, đạt được học sinh giỏi, muốn được lên lớp thẳng nhưng thay vì đôn đốc con cái học tập, họ tìm cách “chạy điểm, mua chuộc”. Bệnh thành tích trở nên lây lan nhanh chóng. Tất cả là vì lối sống chuộng vật chất, ưa thực dụng.

Chúng ta có thể thấy rõ qua phương tiện thông tin đại chúng, thấy được những tiêu cưc của bệnh thành tích, Như có trường mà học sinh khi lên lớp sáu vẫn chưa đọc viết thông thạo. Hay ở các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông đại học, sẽ rất không hiếm thấy các trường học các sĩ tử mang tài liệu vào phòng thi, tài liệu vứt trắng cả sân trường sau mỗi buổi thi. Thầy cô chưa có bằng cấp, rồi những phiếu điểm cao chót vót nhưng năng lực thì không có….Đọc những thông tin trên báo chí, chúng ta phải đặt ra câu hỏi, tương lai đất nước sẽ ra sao khi thế hệ trẻ đang ngày càng mắc bệnh thành tích? Khi những người giữ chức vụ cao trong xã hội chỉ mang hữu danh vô thực thì con đường phát triển của đất nước sẽ đi theo lối mòn.

Ai trong chúng ta cũng hiểu rằng, xã hội muốn phát triển, đổi mới thì cần phải có rất nhiều người có năng lực thật sự, cần rất nhiều nhân tài vì đất nước. Vì vậy, giáo dục điểm xuất phát đầu tiên, nơi đánh giá đào tạo ra những người năng lực của đất nước thì phải thật sự tốt và trung thực. Những con người có trong mình sự trung thực, có sự phấn đấu cố gắng nỗ lực hết mình để có được thành tích tốt, sẽ có những bước tiến mạnh mẽ trong tập thể, cộng đồng, xã hội, giúp đất nước phát triển. Việt Nam chúng ta đang từng bước đi lên với công cuộc phát triển, đổi mới, hội nhập với thể giới. Vì vậy, chúng ta cần những người khoác lên mình những chiếc áo thành tích chất lượng, trang bị những vũ khí chiến đấu vững chắc thực sự thì mới có thể tranh đua với các nước trên thế giới được. Việt Nam của chúng ta có thể cường thịnh hay không phụ thuộc rất lớn vào nền giáo dục, vì vậy hãy đấu tranh chống lại tiêu cực, chống lại bệnh thành tích đang lây lan mạnh mẽ.

Mỗi người trong chúng ta cần phải tự nhận thức được sự nghiêm trọng của căn bệnh thành tích. Chúng ta cần cố gắng học tập tốt, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trung thực để sau này có thể giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Cần lên án những trường hợp đang thực hiện những hành vì tiêu cực trong thi cử và những hành vi mắc bệnh thành tích trong xã hội.

1
1
Thảo Nguyên
19/06/2023 17:59:02
+3đ tặng

Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.

Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thể là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... sẽ đem lại lợi ích cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, nhân dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh.

Nhưng đến khi nào thì những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội, lại trở thành một bệnh, mà ngày chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích? Suy cho cùng, nếu diễn dịch bằng thuật ngữ thông thường, sự khác nhau căn bản giữa thành tích và bệnh thành tích chỉ là sự khác nhau giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái. Và yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt đó chính là sự có mặt hay không của lòng trung thực.

Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta. Không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Tiêu cực trong thi cử cũng gắn liền với bệnh thành tích trong giáo dục. Hành vi này xuất phát từ chính lòng ham muốn đạt được thành tích mà không phải cố gắng học tập, làm việc.

Tuy nhiên, muốn khắc phục căn bệnh nguy hiểm này, có nhiều vấn đề được phân tích thêm và làm sáng tỏ. Tại sao các trường và các thầy cô ham muốn kết quả thi cao? Phải chăng vì kết quả cao đó - dù là kết quả không phản ánh đúng thực chất - là tiêu chí được Sở hay Bộ sử dụng để đánh giá thành tích điều hành và giảng dạy của Ban giám hiệu, các thầy cô? Phải chăng với thành tích được đánh giá cao theo cách đó, chắc chắn ban giám hiệu và thầy cô sẽ có lợi là nâng lương, khen thưởng và tiếp tục “sự nghiệp” nhân lên căn bệnh thành tích? Và nếu tất cả các trường trên cả nước đều có những kết quả xuất sắc tương tự, phải chăng Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ được đánh giá là có thành tích tốt trong công tác điều hành giáo dục trên cả nước?

Tại sao các phụ huynh muốn con em có điểm cao hơn thực chất. Ở đây cũng cần có hai cách nhìn: thực chất và tác dụng. Xét về thực chất, không có phụ huynh học sinh nào muốn con em mình là học "giả". Họ là những người đã bỏ ra tiền thật, công sức thật, thời gian thật và hy vọng thật về một tương lai tốt đẹp thật của con em mình. Không có lý do gì họ lại mong muốn nhận được một môn hàng giả. Tuy nhiên, đứng trên điểm thực dụng, họ sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những cách tệ hại nhất chúng ta đã được biết để con em họ qua được các kỳ thi, có một tấm bằng. Như vậy, suy cho cùng, phụ huynh học sinh và học sinh chính là nạn nhân của bệnh thành tích hơn là "đồng tác giả”. Khi sự lây nhiễm của bệnh thành tích đã thành phổ biến, làm gì có ai được miễn dịch? Cuối cùng, không có ai khác là xã hội phải gánh chịu rủi ro. Một sự lãng phí nghiêm trọng về thời gian và tiền bạc, hậu quả của bệnh thành tích. Khi nguồn nhân lực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế bị méo mó nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Các doanh nghiệp đành phải chấp nhận “hàng giả” lẫn lộn với “hàng thật” và phải thêm ngân sách để đào tạo và đào tạo lại sau khi tuyển dụng, bệnh thành tích là hậu quả của chủ nghĩa hình thức và chính nó là mẹ đẻ của bệnh sao chép, học thuộc lòng. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiểm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của người. Hơn nữa, hàng rào thì có quá nhiều và tập trung càng làm nặng thêm tinh thần học tủ, học rập khuôn, sao chép của học sinh.

Chúng ta đều nhận thức rõ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là xuất phát điểm, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và thành thục sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.

Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới để giành lấy một vị trí xứng đáng trên hành tinh. Đất nước này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những nhân tài thực học hay không. Trên tiến trình đổi mới giáo dục bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng.

0
0
Hà Võ
19/06/2023 18:22:27
+2đ tặng

                                                                                             Bài làm

Thế hệ học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Vận mệnh dân tộc gửi gắm cả vào hành trình tri thức của các em. Thế nhưng thay vì việc đào tạo ra những người con ưu tú xuất sắc thì việc tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục lại diễn ra rất nhiều. Nó trở thành nỗi lo của tất cả toàn xã hội. Và cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và đang nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.

Cá nhân mỗi con người sinh ra ai cũng thích được khen ngợi và ca tụng. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu thế nhưng việc chạy theo “thành tích” để rồi bóp méo sự khen thưởng lại khiến mọi thứ trở nên xấu xí đi. Hiện nay, “bệnh thành tích trong giáo dục” và “tiêu cực trong thi cử” đang diễn ra hàng ngày hàng giờ và trở thành một tâm điểm khiến cả xã hội quan tâm.

“Tiêu cực trong thi cử” là việc học sinh cố tình gian lận trong các kì thi bằng cách mang phao vào chép, quay cóp hay giám thị cố tình tạo điều kiện để hành vi gian lận xảy ra. “Bệnh thành tích trong giáo dục” chính là những kết quả vô cùng đẹp mắt mà thầy cô, nhà trường mang đến cho học sinh song nó hoàn toàn không dựa trên thực tế học lực của các em. Cả hai điều này chính là một hành động thể hiện sự suy đồi về đạo đức.

Hiện nay vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết nó không còn là trách nhiệm của giáo dục nữa mà mở rộng ra là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi nếu không được loại bỏ ngay thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của các em và của đất nước. Việc gian lận đầu tiên nó khiến các em trở nên thụ động vào sách vở, lâu dần sẽ hình thành tâm lí ỉ lại mặc kệ mọi thứ. Có thể ở giai đoạn đầu bạn thấy đó là sự vi phạm đạo đức thôi nhưng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của các em. Mỗi học sinh sau khi ra trường điều họ cần không phải chỉ thuần thúy là tấm bằng tốt nghiệp THPT hay cử nhân đại học. Lúc này xã hội sẽ thực sự chỉ cần đến những người làm được việc, có cống hiến cho hoạt động thực tế mà thôi.

Có một thực tế mà ai cũng hiểu đó chính là kiến thức sách vở rất cần song nó hoàn toàn không đủ để bạn có thể xây dựng cuộc sống. Con người phải được va chạm, phải có hiểu biết mới có thể ứng dụng kiến thức sách vở vào thực tế được. Và nếu như bạn chỉ chăm chăm vào cái bằng đẹp bằng những điểm số cao thì mãi mãi bạn sẽ không thể chắt chiu đủ hành trang để bước vào cuộc sống này.

Thực tế công cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được diễn ra rất lâu. Bên cạnh những thành tích đạt được thì nó cũng còn một số tồn tại đáng lên án. Đó là việc các thầy cô, các nhà trường, hay các em học sinh còn coi nhẹ sự nguy hại của bệnh thành tích. Vẫn còn chạy theo những điểm số cao những tấm bằng đẹp, học sinh ỉ lại không chịu nỗ lực…Với những trường hợp giáo viên dám đứng lên tố cáo tiêu cực thì bị hắt hủi và vùi dập. Đây quả thực là những việc hết sức nhức nhối và để tồn tại lâu dài sẽ gây nên những hậu quả khôn lường.

Công cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cần phải có sự chung tay của toàn xã hội. Thay đổi ý thức và hành vi của các em học sinh, các bậc phụ huynh và các tổ chức. Bởi chỉ có thế cuộc vận động mới đi sâu sát và đạt được kết quả cao.

Với bản thân nhà trường cần tạo cho các em một môi trường học tập công bằng, minh bạch. Ở đó các em được thỏa sức thể hiện bản thân mình không có việc ép chỉ tiêu thành tích xuống các lớp. Khi không có áp lực thì các thầy cố sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong việc dạy dỗ các con.

Đối với các bậc phụ huynh cần thay đổi tư duy áp đặt điểm số lên con cái. Bởi điểm số không phản ánh quá nhiều kết quả học tập của  các con. Thậm chí nó còn gây áp lực biến những đứa trẻ vốn dĩ thật thà, ngay thẳng trở nên gian dối và thụ động.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất có lẽ đến từ các em học sinh. Các em phải tự ý thức được vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Việc gian lận không chỉ tạo thành thói quen vi phạm đạo đức mà còn biến các em trở thành những gánh nặng lâu dài cho xã hội.

“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những việc làm vô cùng ý nghĩa mà chúng ta cần phải nỗ lực thực hiện. Bởi khi làm tốt nó thì chúng ta mới có quyền hi vọng vào tương lai đất nước trở nên phồn vinh và tốt đẹp được.

Thấy hay cho mình xin 5sao nhé^^

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×