Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn làm rõ biểu hiện của tình đồng chí (Khổ 2 bài thơ Đồng chí)

Viết một đoạn văn làm rõ biểu hiện của tình đồng chí (Khổ 2 bài thơ Đồng chí)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
74
3
0
Kim Anh
10/07/2023 15:05:37
+5đ tặng
Tình đồng chí giữa những người lính có những biểu hiện hết sức sâu sắc. Họ chia sẻ với nhau nỗi nhớ, đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính". Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân đình, người thân yêu... Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính - "sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc dân giã, câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau. Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. Bởi lẽ tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ tình thương nhau chân thành sâu sắc" Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!".  Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bjan trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Vân Anh
10/07/2023 15:05:51
+4đ tặng
Bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu đã cho ta thấy vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội của những người lính áo vải trong kháng chiến chống Pháp. Và hơn thế, 3 câu thơ cuối của bài thơ còn cho ta thấy được một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. "Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" Bức tranh về người lính hiện lên trong khung cảnh "đêm nay" khi trời đã về khuya, khi cái lạnh, cái buốt giá của khí đêm giữa rừng sâu, của "sương muối" đang bao phủ lấy họ. Những người lính đang phải đối mặt với cái khắc nghiệt của thiên nhiên, của thời tiết. Thế nhưng họ vẫn hiện lên với tư thế hiên ngang, chủ động, một tư thế thành đồng "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Mọi gian khổ, khó khăn đều lu mờ trước sự hiên ngang, trước tình cảm đồng đội bền chặt của những người lính. Hình ảnh kết lại bài thơ là một chi tiết độc đáo, là sáng tạo riêng của nhà thơ Chính Hữu: "Đầu súng trăng treo". Đây có lẽ là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ Đồng chí. Nó được xây lên bởi cảm hứng lãng mạn pha lẫn hiện thực, là hình ảnh được chính tác giả nhận ra sau nhiều đêm cùng đồng đội phục kích chờ giặc tới. Những người lính đứng gác giữa rừng đêm, mũi súng hướng lên trời và vầng trăng thì đang lơ lửng như đang treo trên mũi súng. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" cũng gợi ra cho ta bao nhiêu liên tưởng thú vị khi "súng" là biểu tượng cho chiến tranh còn "trăng" lại là biểu tượng cho hòa bình. Hai hình ảnh đối lập nhau nhưng lại được xếp chung vào một câu thơ đã bổ sung ý nghĩa, tạo nên một hình ảnh vừa hiện thực lại vừa lãng mạn. Giữa khắc nghiệt của hiện thực nhưng người lính bộ đội cụ Hồ vẫn mang trong mình tâm hồn lãng mạn, bay bổng cùng vầng trăng. "Đầu súng trăng treo" đã trở thành hình ảnh biểu tượng cao đẹp cho tình đồng chí trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Qua ba câu thơ của khổ cuối bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu, chúng ta đã được thấy những hình ảnh hiện thực hòa chung với chất lãng mạn tạo nên một biểu tượng cho tình đồng chí của những người bộ đội cụ Hồ.
Vân Anh
Chấm 3đ nhee
0
0
Lê Hồng Nhung
11/07/2023 14:05:28
+3đ tặng

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên.

    Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng. Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

    Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là bất tận:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay....
(Xem chi tiết: https://toploigiai.vn/phan-tich-kho-tho-hai-bai-dong-chi)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo