Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 giấy thi bày tỏ suy nghĩ của em về tầm quan trong của việc xây dựng những thói quen tốt trong cuộc sống

hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 giấy thi bày tỏ suy nghĩ của e về tầm quan trong của việc xây dựng những thói quen tốt trong cuộc sống
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
373
1
0
doan man
26/07/2023 18:57:20
+5đ tặng

Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt.

Thói quen là những nếp sống, phương pháp làm việc được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và công tác lâu dần thành quen, khó thay đổi. Có hai loại thói quen: thói quen xấu và thói quen tốt .

Thói quen tốtlà những thói quen mang lại nhiều lợi ích cho con người. Thói quen xấu là những thói quen gây ra nhiều tác hại cho con người.

Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.

Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Bởi vậy, chung ta cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa thói quen xấu, hình thành thói quen tốt. Đó cũng là nội dung của hoạt động tiếp theo.

Không ai sinh ra đã có ngay các thói quen tốt đẹp. Để hình thành nó, chúng ta cần nhận thức được lợi ích của thói quen, để từ đó có động lực rèn luyện. Cố gắng mỗi ngày một chút, đều đặn, chăm chỉ thực hiện hành vi để hình thành thói quen (Gieo hành vi, gặt thói quen)

Bền bỉ, kiên trì, không ngã lòng, đến một lúc nào đó chúng ta không còn thấy khó khăn với việc rèn luyện thói quen mà thói quen sẽ mang lại niềm vui, sự hào hứng cho chúng ta. (VD: mới tập thể dục thấy rất mệt nhưng tập quen sẽ thấy rất khỏe và rất vui).

Thói quen dù tốt hay xấu không tự nhiên sinh ra mà nó là hệ quả tất yếu của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi người trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai lơ là, chểnh mảng, bàng quan mà không chú ý rèn luyện từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất thì qua ngày, qua tháng, những biểu hiện của thói quen xấu cứ mỗi ngày dày thêm, tăng thêm.

Ngược lại, người nào luôn cẩn thận, chịu khó, chăm chỉ, siêng năng và chú tâm tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi công việc, biết kiềm chế những trò chơi vô bổ, những thú vui tầm thường, thành tâm tiếp thu những điều hay lẽ phải, những giá trị bổ ích trong cuộc sống thì nhất định người đó sẽ ngày càng trưởng thành, tiến bộ.

Là một học sinh đang ngồi dưới mái trường, các em nên cố gắng phấn đấu hình thành những thói quen lành mạnh, tốt đẹp, có lợi cho việc rèn luyện tri thức và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội sau này.

Chúng ta cần nỗ lực rèn luyện thói quen tốt để trở thành người thành công, còn nếu không thành công thì cũng sẽ thành nhân, đóng góp được nhiều điều hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Kim Anh
26/07/2023 18:58:07
+4đ tặng

Trong thực tế cuộc sống, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể rất chặt chẽ .Bởi cá nhân là thành viên của tập thể và luôn có quan hệ qua lại với nhau. Nhiều cá nhân mới hình thành nên tập thể và có tập thể  mới tạo điều kiện để cho cá nhân được trưởng thành. Vì vậy, khi làm điều gì ta phải có ý thức, phải nghĩ đến tập thể. Do đó, là một thành viên trong tập thể thì phải góp phần xây dựng tập thể tốt hơn. Ngoài ra, không thể nhìn vào cái sai của một người mà đánh giá cả tập thể cũng như không thể nhìn cái tốt của một người mà kết luận tốt đẹp cho cả tập thể, bởi tục ngữ có câu “Mía  sâu có đốt, nhà dột có nơi”. Bao giờ cũng vậy, trong một tập thể tất nhiên sẽ có kẻ xấu, người tốt, người có tài năng, kẻ thiếu bản lĩnh. Cho nên khi xem xét, đánh giá mội tập thể thì chúng ta không nên nhìn vài cá nhân nào đó để đánh giá mà hãy nhìn vào cái chung, nhìn tổng thể xem xét, nhận định để có cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn. Ở trong một lớp học, không thể chỉ vì một em sinh viên cá biệt mà ta lại phủ nhận mọi công sức phấn đấu của cả tập thể ấy được. Chúng ta cần phải xử lý nghiêm minh và vạch mặt chỉ tên những cá nhân có khuyết điểm và luôn trân trọng thành quả của tập thể. Nếu có được cái nhìn đúng đắn như vậy, ta sẽ tạo được niềm tin cho mọi người, nhất là sẽ động viên được những cá nhân lầm lỗi có điều kiện sửa sai. Từ đó giúp mỗi cá nhân có cái nhìn tiến bộ, rộng lượng hơn, đem lại niềm tin cho con người trong cuộc sống.

         Sự thống nhất giữa cá nhân và tập thể xuất phát từ bản chất của xã hội là các quan hệ giữa các con người với nhau trong quá trình phát triển. Đây là quan hệ khách quan giữa cá nhân và tập thể, giữa bộ phận và chỉnh thể, giữa cái riêng và cái chung. Cá nhân là số ít, là cá thể với những suy nghĩ và cuộc sống riêng.

Tập thể gồm nhiều cá nhân, cá nhân nào cũng tồn tại trong tập thể nhất định và phát huy tính độc lập, đa dạng của mình trong tập thể đó. Trong tập thể, mỗi cá nhân có nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau, họ cống hiến năng lực, tâm huyết, sức lực làm việc vì tập thể, trong đó cũng là vì mình. Tập thể nào cũng hình thành bởi các cá nhân và được phát triển bền vững khi mọi cá nhân được cống hiến hết mình vì mục đích chung của tập thể. Giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó không thể tách rời. Cá nhân luôn gắn với tập thể, trong tập thể có cá nhân. Một tập thể mạnh khi có nhiều cá nhân xuất sắc, một tổ chức ổn định thì đời sống cá nhân càng vững vàng. Khi lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thoả mãn. Mỗi tập thể lớn mạnh sẽ góp phần xây dựng xã hội phát triển toàn diện.

Sự đối lập giữa cá nhân và tập thể xuất phát từ bản chất của cá nhân có tính độc lập, tự do, đơn nhất của mình. Khuynh hướng khách quan của cá nhân là đối lập với những gì có tính ràng buộc, tính quy định của tập thể. Trong tập thể, mỗi thành viên đều có mong muốn cống hiến sức khoẻ, năng lực, tâm huyết để dựng xây tổ chức mình. Tập thể đó vì vậy mà không ngừng đoàn kết, phát triển, hoàn thành nhiều công việc được giao.

Tuy nhiên, trước những tác động không ngừng của nền kinh tế thị trường, nhu cầu cuộc sống cá nhân đòi hỏi trước hết phải vì cuộc sống của chính mình, vì lợi ích của riêng mình. Từ đó, cá nhân thường tìm cách vụ lợi, hưởng thụ, có sự vô cảm, thờ ơ trước những thay đổi của tập thể hay của người khác. Một số cá nhân ngại va chạm vì sợ ảnh hưởng đến danh tiếng, khen thưởng, thu nhập nên dễ dẫn đến nể nang, né tránh, không muốn đấu tranh trước những cái sai, cái xấu, cái thấp hèn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×