I. Mở bài : Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
II. Thân bài.
1. Nêu được vai trò của việc xây dựng tình thế (hay tình huống) trong truyện.
Tình thế truyện là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm. Tại sự kiện ấy bản chất, tâm trạng hay tính cách nhân vật hiện lên sắc nét.
- Ý tưởng của tác giả cũng được bộc lộ trọn vẹn.
2. Tình thế truyện trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Làng”.
a. Giống nhau.
- Văn bản “Lão Hạc” và “Làng” gặp nhau ở cách đặt nhân vật vào những tình thế lựa chọn khá quyết liệt trước khi đi đến quyết định dứt
khoát.
- Qua tình thế ấy, cả hai tác giả đều khiến nhân vật rất tự nhiên “ phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất” của mình.
b. Khác nhau.
b1. Văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao).
- Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã đặt nhân vật của mình vào trong tình thế hành động.
+ Tình thế 1: Lão Hạc phải lựa chọn giữa việc bán hay không bán “cậu Vàng”. Tình thế ấy khiến lão Hạc đau khổ, dày vò, tâm trạng nặng trĩu. Đó chính là lúc tình thương con, yêu con sâu sắc, âm thầm cùng với lòng nhân hậu của Lão Hạc được bộc lộ sâu sắc nhất.
+ Tình thế 2: Lão Hạc phải trực tiếp lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Chính tình thế này đã đặt dấu lặng cảm xúc, tạo ra giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm.
- Tình thế truyện như một “khoảng khắc đậm đặc của đời sống” đã buộc nhân vật Lão Hạc bộc lộ mình với những vẻ đẹp đáng trọng: vẻ đẹp toát ra từ một nhân cách giàu lòng tự trọng, lương thiện, trong sạch và tình yêu thương con sâu nặng... Chính tình thế ấy giúp tác giả thể hiện được số phận đau khổ, vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt
Nam. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như tài năng văn học, tâm hồn của người cầm bút.
b2. Văn bản “Làng” (Kim Lân)
- Xây dựng nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào
trong tình thế tâm trạng.
+ Tình thế 1: Ở phòng thông tin ra, ông Hai đang hồ hởi, tự hào về
những thắng lợi của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin
“dữ” cả làng Chợ Dầu “Việt gian theo Tây”.
+ Tình thế 2: Khi ông Hai đang đau khổ, tủi nhục tột cùng cũng là lúc
gia đình ông bị mụ chủ đuổi khéo. Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc,
tuyệt vọng. Tình huống này đẩy mâu thuẫn truyện tới đỉnh điểm, buộc
ông Hai phải lựa chọn dứt khoát: yêu làng hay yêu nước?
- Hai “khoảnh khắc đậm trong đời sống” ấy tạo nên kịch tính, căng
thẳng cao độ cho tác phẩm, đồng thời buộc nhân vật phải bộc lộ mình
với niềm tự hào, tình yêu quê hương sâu sắc. Qua tình thế truyện, ta còn
thấy sáng lên ở nhà văn tấm lòng yêu quý, trân trọng người nông dân.
Để tạo nên tình huống “giàu ý nghĩa” như thế, Kim Lân phải có “biệt
tài” trong sáng tạo nghệ thuật.
3. Kết bài.
- Khẳng định lại giá trị của việc xây dựng tình thế truyện và sức sống
bền vững của hai văn bản trong lòng người đọc.
- Ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.