Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bải thơ: “Thương vợ” của Trân Tế Xương

Phân tích bải viêt tham khảo
“Phân tích bải thơ “Thương vợ” của Trân Tế Xương”

•Bài viết đã giới thiệu những gì về bài thơ “Thương vợ” trong đoạn văn mở đầu?

•Bài viết đã phân tích những nội dung nào trong bài thơ "Thương vợ” (Hình tượng người vợ được khắc hoạ với đặc điểm gì? Bài thơ thể hiện những cảm xúc, tâm trạng nào của tác giả?)

•Bài viết đã chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật gì ở bài thơ “Thương vợ? (Thể thơ, đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, bút pháp trữ tình hoà quyện cùng bút pháp trào phúng)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
96
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài viết giới thiệu về bài thơ "Thương vợ" của Trân Tế Xương, đề cập đến tác giả và tác phẩm.

Bài viết đã phân tích về hình tượng người vợ trong bài thơ, nhấn mạnh đặc điểm của người vợ là một người phụ nữ hiền lành, chăm sóc gia đình và luôn đồng hành cùng chồng. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng của tác giả, như sự biết ơn, lòng trân trọng và tình yêu sâu sắc dành cho người vợ.

Bài viết đã chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ "Thương vợ". Thể thơ của bài thơ là thể tứ tuyệt, đề tài xoay quanh tình yêu gia đình và tình cảm vợ chồng. Thi liệu trong bài thơ được sử dụng một cách tinh tế và sâu sắc. Ngôn ngữ của bài thơ rất trữ tình và tình cảm, tạo nên sự chân thành và gần gũi. Bút pháp trữ tình và bút pháp trào phúng cùng tồn tại trong bài thơ, tạo nên sự cân bằng và sự hài hòa trong cảm xúc và ý nghĩa của tác phẩm.
1
0
Kim Anh
28/07/2023 14:59:24
+5đ tặng

Mở đầu bài thơ, là lời giới thiệu mộc mạc, chân thành về cảnh đời vất vả của bà Tú.

" Quanh năm buôn bán ở mom sông

" Nuôi đủ năm con với một chồng"

Hình ảnh bà Tú hiện lên với bao sự nhọc nhằn, bươn chải việc bán buôn cùng thời gian. Đã được, Tú Xương khái quát rõ nét qua hai câu đề. Cụm từ " quanh năm" đặt ở đầu bài thơ, như đang vẽ đậm thêm nét tần tảo, cơ cực của một đời bán buôn có tính chắt chu kì tuần hoàn lặp lại. Hay như sự cố định cuộc đời của một thân phận phụ nữ vốn danh thế nay phải lam lũ chân tay.

Nghệ thuật đối lập giữa tính chất công việc với những yêu cầu cơ bản của một cuộc sống đầy đủ. Vất vả quanh năm, nhưng cũng chỉ đủ để nuôi năm con với một chồng. Ngữ " năm con với một chồng" như cách nói ví von, so sánh sự bất lực của người làm chồng mà việc gia đình đâu thể cán đáng cùng vợ. Tú Xương đã rất công bằng với chính vợ mình, ông thà tự nhận mình ngang hàng với một kẻ ăn bám vợ, chứ cũng không lấy sự giáo lí phong kiến bấy giờ để áp đặt lên cuộc đời bà Tú. Ông đã dành cho vợ mình sự trân trọng tuyệt đối. Quả là một con người có bản lĩnh!

Hoàn cản thực, gợi sự gian truân, bâp bênh, đầy hiểm nguy của một thân phận bé nhỏ trước vòng xoáy cuộc đời.

" Lặn lội thân cò khi quãng vắng

"Eo sèo mặt nước buồi đò đông"

Hai câu đề mở ra, hiện rõ thêm nét đối lập ngang bằng giữa hai dòng thơ. " quãng vắng" đối với " đò đông". Nét tương đồng trong môi vế của mỗi câu cũng được thể hiện rõ " lặn lội" với "quãng vắng", " eo sèo" cùng " buổi đò đông". Tất cả những điều ấy như mở rộng thêm, cặn kẽ hơn về bức tranh của một số phận đàn bà lam lũ. Tú Xương đã vận dụng thành công hình ảnh con cò trong ca dao xưa, từ đó biến thể hóa hình ảnh con cò vốn nhỏ nhoi yếu ớt, nay lại thêm yếu ớt, nhỏ nhoi hơn " thân cò". Dáng dấp bà Tú được ví như thân cò lặn lội giữa quãng vắng thưa thớt, với bao sự nguy hiểm, khó khăn khi một mình bươn chải mưu sinh, thân cò ấy đôi lúc cũng phải " eo sèo", cũng kì kèo ngả giá, để bán buôn nơi buổi đò đông người. Ôi! cái phận bà, sao khiến ông Tú xót thương, cảm phục và đau đớn giùm.

" Một duyên hai nợ, âu đành phận

"Năm nằng mười mưa dám quản công"

Sự suy ngẫm, và thái độ đầy cảm thông, trân trọng với cuộc đời vợ mình của Tú Xương. Lối sử dụng từ ngữ chỉ số lượng nhất định "một" và "hai" như một mặt khẳng định, quả quyêt hơn trước cái " duyên:", cái "nợ" của bà. Sự đối lập về số lượng giữa " duyên" và "nợ", giữa hạnh phúc và gian truân trắc trở. Bà Tú đứng giữa, không chọn lựa, mặc cho số phận đẩy đưa, bà đành " âu đành phận". Chấp chận hiện thực phũ phàng, không đời oán trách, dù có biết quãng đời nắng mưa khó lường, nhưng nào dám trái, dám chống cự lại " dám quản công". Ngữ " âu đành phận" và " dám quản công" thể hiện rõ hơn con người bà, một người phụ nữ giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó. Tú Xương như đang trách móc, như đang thầm lấy cho cuộc đời người đàn bà của ông chút lí lẽ. Ông nói mà ta thấy chua chát, xót xa.

" Cha mẹ thói đời ăn ở bạc"

" Có chồng hờ hững cũng như không"

Thói đời bạc bẽo, bất công với con người trong xã hội đương thời. Hai câu kết đóng lại bằng tiếng chửi " mẹ cha", một tiếng chửi đời, chửi xã hội mà sao nghe bất lực, đầy căm phẫn. Xã hội ấy, một xã hội kim tiền thối nát, biến cuộc đời những nho sĩ có tài như ông trở thành những kẻ không nơi dựng công danh, sự nghiệp, biến cuộc đời của một con người có tài năng nhân phẩm thành kẻ phải ăm bám vợ. Tiếng chữi đời, hay chính là chửi con người mình, như trách cứ bản thân chưa làm tròn bổn phận làm chồng trong gia đình, làm trai cho đất nước. Nỗi đau của Tế Xương, là nỗi đau có ý thức, có nhân phẩm.

Với cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, bài thơ đã ghi lại một cách xúc động tình thương yêu, quí trọng của tác giả dành cho vợ của mình. Đồng thời, " thương vợ" cũng là một bức tranh đẹp về hình ảnh tảo tần, giàu đức hi sinh cao cả của lớp người phụ nữ trong xã hội cũ.



Nguồn: https://baigiaihay.com/phan-tich-bai-tho-thuong-vo-cua-tran-te-xuong.html#ixzz88k8oxmBJ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo