Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

“Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Trân Tế Xương”

Phân tích bải viêt tham khảo
“Phân tích bải thơ “Thương vợ” của Trân Tế Xương”

•Bài viết đã giới thiệu những gì về bài thơ “Thương vợ” trong đoạn văn mở đầu?

•Bài viết đã phân tích những nội dung nào trong bài thơ "Thương vợ” (Hình tượng người vợ được khắc hoạ với đặc điểm gì? Bài thơ thể hiện những cảm xúc, tâm trạng nào của tác giả?)

•Bài viết đã chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật gì ở bài thơ “Thương vợ? (Thể thơ, đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, bút pháp trữ tình hoà quyện cùng bút pháp trào phúng)
( đg cần gấp ạ :((( )
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
691
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài viết "Phân tích bài thơ 'Thương vợ' của Trần Tế Xương" giới thiệu về bài thơ "Thương vợ" trong đoạn văn mở đầu bằng cách nhắc đến tác giả Trần Tế Xương và tác phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ "Thương vợ" được miêu tả là một tác phẩm văn chương tình yêu ca ngợi tình vợ chồng và tình yêu gia đình.

Bài viết đã phân tích nội dung của bài thơ "Thương vợ" bằng cách tập trung vào hình tượng người vợ và đặc điểm của cô. Người vợ trong bài thơ được khắc hoạ là một người phụ nữ hiền lành, chăm sóc gia đình và biết quan tâm đến chồng con. Cô được miêu tả là người có lòng nhân ái, sẵn lòng hy sinh và chịu đựng khó khăn để bảo vệ gia đình. Bài thơ thể hiện cảm xúc và tâm trạng của tác giả thông qua việc miêu tả tình yêu và lòng biết ơn của ông dành cho người vợ.

Bài viết cũng chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ "Thương vợ". Thể thơ của bài thơ là thể lục bát, với nhịp điệu trôi chảy và dễ đọc. Đề tài của bài thơ là tình yêu gia đình và tình vợ chồng, mang tính chân thực và gần gũi với độc giả. Thi liệu trong bài thơ được sử dụng một cách tinh tế, tạo nên hình ảnh sống động và sâu sắc. Ngôn ngữ trong bài thơ đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn mang tính nghệ thuật. Bút pháp trữ tình và bút pháp trào phúng được kết hợp một cách khéo léo, tạo nên sự hài hòa và sắc sảo trong bài thơ.

Tóm lại, bài viết đã giới thiệu về bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương, phân tích nội dung, hình tượng và cảm xúc của tác giả, cũng như chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
5
0
Kim Anh
28/07/2023 15:13:36
+5đ tặng

“Văn học nằm ngoài những quy luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Thơ văn Tú Xương là một trường hợp như vậy. Thể xác của ông hơn 100 năm nay đã hòa tan làm một cùng với đất mẹ nhưng sự nghiệp văn chương của con người tài hoa ấy chưa bao giờ ngừng sống làm lay chuyển lòng người, bất chấp mọi thử thách của thời gian.

Nhắc đến Tú Xương ta không thể không nhắc đến “Thương vợ” bài thơ trữ tình thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, trào phúng bản thân và bày tỏ tấm lòng yêu thương, kính trọng của ông đối với người vợ tần tảo hi sinh suốt một đời vì chồng, vì con, vì gia đình.

Tú Xương lấy vợ năm ông 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn. Cuộc đời của Tú Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ nhưng trước hết ông là một nhà trí thức phong kiến thuộc loại nhà Nho “Dài lưng tốn vải” phải sống nương tựa nhờ vào người vợ của mình. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay bà Tú lo liệu. Điều đó đã đi vào trong thơ ca của ông “Tiền bạc phó cho con mụ kiếm” hoặc “Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ”.

Trong bài “Thương vợ” cũng vẫn là những vấn đề ấy được thể hiện sâu sắc qua tám câu thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Hai câu đề mở ra một không gian, thời gian và công việc của bà Tú. Một công việc vất vả, cơ cực và gian nan vô cùng:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Nghề buôn bán theo quan niệm của người xưa là con đường đầu tiên để làm giàu “Phi thương bất phú” nhưng công việc của bà Tú thì lại đối lập hoàn toàn. Chỗ buôn bán ở đây không phải là vùng đất tốt, bằng phẳng mà ở “mom sông”. Theo cách hiểu của Xuân Diệu: “là cái địa điểm cheo leo chênh vênh, chứ không phải ở cái bến ngang sông tấp nập bình thường”.

“Mom sông” đã cụ thể hóa địa điểm buôn bán của bà Tú_ nơi “đầu sóng ngọn gió”, đối mặt với bao nguy hiểm khi nước xuống thì còn, nước lên thì mất. Thời gian ở đây là “quanh năm” hết ngày này qua tháng khác. Thời gian đằng đẵng chẳng bao giờ được nghỉ ngơi. Một công việc nhọc nhằn, vất vả mà người vợ phải gánh vác để lo cho gia đình.

Trước đây với quan niệm “Trọng nam khinh nữ”, “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” những việc lớn như kinh tế gia đình phải do người đàn ông lo liệu nhưng người gánh vác trách nhiệm ấy ở đây là bà Tú_người đàn bà giàu lòng yêu thương, giàu nghị lực có thể “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đủ ở đây nuôi cho đủ miếng cơm manh áo. Một người làm mà bảy miệng ăn ta thấy trách nhiệm nặng nề đặt lên đôi vai người phụ nữ gia đình.

Trong câu thơ này có sử dụng nghệ thuật đối năm con là số nhiều nhưng lại được đặt ngang hàng để đối với một chồng là số ít. Đủ cơm ăn áo mặc cho năm con ngang bằng với số tiền bạc để nuôi một chồng. Như ta đã biết cuộc đời ông Tú ngắn ngủi và đơn giản, 37 năm, dường như gói gọn trong ba việc chính: đi học, đi thi và làm thơ. 15 tuổi bắt đầu đi thi, 22 năm ròng rã còn lại vẫn đi thi, trải liền tám khóa lều chõng mỗi lần lên kinh dự thi là biết bao chi phí, tiền của do một tay bà Tú trang trải. Khép lại hai câu đề miêu tả không gian, thời gian và công việc của bà Tú đến hai câu thực mở ra một hình ảnh “thân cò”:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo nước mặt buổi đò đông”

Câu thơ gợi cho ta nhớ đến hình ảnh quen thuộc trong ca dao: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”. Hình ảnh ấy gắn liền với thân phận người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm lo cho gia đình. Bà Tú ở đây là thân cò một thân phận, số phận cụ thể gợi một sự mỏng manh, nhỏ bé trước cuộc đời. Tác giả sử dụng lối viết đảo ngữ “lặn lội thân cò” làm cho hình ảnh ấy càng trở nên cụ thể, sâu sắc hơn.

Chắc hẳn bà Tú cũng không quên lời dặn của cổ nhân “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” nhưng vì miếng cơm manh áo gia đình mà phải liều lĩnh đối mặt với chốn hiểm nguy để rồi phải “eo sèo” nơi “đò đông”. Hai tính từ ở đầu câu và cuối câu đối nhau vừa có tính gợi hình lại gợi cảm.

Dường như nhà thơ đang rất cảm thông và thương xót cho thân phận của vợ mình mà như nhỏ lệ trước hình ảnh ấy. Hai câu thơ có thể được coi là hay nhất trong bài cũng như khiến cho con người ta rung động nhất khi tái hiện về hình ảnh người vợ trong thơ Tú Xương.

Nếu như ở bốn câu thơ đầu tác giả giữ vị trí, đóng vai trò là người chồng đứng ở bên ngoài “khách quan” để quan sát, nhận xét và cảm thông cho bà Tú thì bốn câu thơ sau Tú Xương nhập thân vào trong tâm tư, nỗi niềm của người vợ để cất lên tiếng than “chủ quan” và chân thực hơn. Hai câu luận là lời than thở mà Tú Xương nói hộ lòng vợ:

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Chữ “duyên” theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là duyên cớ làm phát sinh việc gì đó. Duyên theo quan niệm của Phật giáo là phần trời định cho con người gặp gỡ, có khả năng yêu nhau và trở thành vợ chồng, giúp các cặp đôi yêu thương gắn kết trong cuộc đời. “Tu trăm năm mới thành bạn đồng hành, tu ngàn năm mới được chung chăn gối” dân gian tạo thành một cặp duyên và nợ.

Dưới cái nhìn của Tú Xương duyên thì chỉ có một mà nợ thì hai, duyên ít nợ nhiều. Ngẫm cho kĩ bà Tú lấy được ông Tú cũng là một cái duyên nhưng với người chồng “hờ hững” ấy thì nợ lại nhiều hơn. Chính vì điều đó đã khiến cho sự vất vả cực nhọc của một thân phận được nâng lên thành định mệnh của cả một kiếp người. Vì là duyên là nợ nên “âu đành phận”. Âu có nghĩa là cam chịu, đành là chấp nhận.

Vì là cam chịu và chấp nhận điều đó nên “năm nắng mười mưa dám quản công”. Các số từ theo thứ tự: một, hai, năm, mười được sắp xếp theo sự tăng tiến cho thấy khó khăn chồng chất khó khăn trên đôi vai của bà Tú. “Âu đành phận” và “dám quản công” được đặt ở cuối mỗi câu thơ cho thấy cách ứng xử của người làm vợ luôn nhẫn nhục, chịu đựng tất cả vì chồng con.

Khép lại bài thơ hai câu kết được nâng lên thành tiếng chửi. Thác ra giọng bà Tú, Tú Xương đã chửi rủa cái bạc bẽo của cha mẹ nhà chồng và vô tích sự của bản thân đối với vợ.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Những bà mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu, vì quan niệm phong kiến hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào mua người làm không công mà đối xử tệ bạc với con dâu. Ta đã từng bắt gặp tiếng chửi ấy nhẹ nhàng mà thâm thúy trong ca dao như: “Tiếng đồn cha mẹ anh hiền/ Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi” hay “Trách cha trách mẹ nhà chàng/ Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau”.

Tú Xương không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà còn nổi tiếng là nhà thơ trào phúng. Thơ ông không chỉ là tiếng chửi bọn quan lại phong kiến dốt nát mà còn là những vần thơ tự trào bản thân. Trong câu thơ trên nhà thơ mượn lời vợ mình để chửi chính bản thân mình là một người chồng “hờ hững”, vô tích sự không gánh đỡ gì được cho vợ mà ngược lại còn làm nặng trĩu thêm cái gánh nợ đời trên đôi vai của bậc hiền phụ.

Nhà thơ coi mình là kẻ chẳng ra gì cũng là một cách để ca ngợi, đề cao vợ theo cái cách chưa từng thấy trong thơ văn trung đại: “Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó/ Quắc mắt khinh đời cái bộ anh”. Cái đặc sắc của hai câu kết tuy là tiếng chửi nhưng vẫn mang hàm ý đùa vui, tự cười, tự trách mình nhưng vẫn là để bày tỏ sự cảm thông với vợ.

Tú Xương cùng với Nguyễn Khuyến là hai đại diện cuối cùng cho nền văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX, hai nhà thơ tiêu biểu và đặc sắc cho những vần thơ tự trào. Thơ ông với những cách tân mới mẻ về ngôn ngữ viết theo xu hướng khẩu ngữ hóa, sử dụng ngôn ngữ đời thường nhưng vẫn đảm bảo âm điệu trữ tình và có sức gợi hình, gợi cảm.

“Thương vợ” là một bài thơ hay có sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ dân gian với ngôn ngữ bác học một cách tinh xảo, phong phú khắc họa được chân dung bà Tú và bộ lộ được tâm trạng, tình cảm của Tú xương dành cho vợ của mình. Cùng với đó là cách ngắt nhịp truyền thống trong thơ Đường luật là 4/3 và 2/2/3 càng làm cho bài thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển.

Bài thơ “Thương vợ”của Trần Tế Xương thể hiện được ân tình sâu nặng và tình cảm chân thành của nhà thơ đối với hiền phụ của mình. Trước Tú Xương hiếm có thi nhân nào mà có những bài thơ viết về vợ hay và lắng đọng, sâu sắc như ông. Bài thơ không chỉ cho thấy một tâm hồn cởi mở, đôn hậu của nhà thơ đối với vợ mà còn chứng tỏ tài năng, thi bút của một thi sĩ biết vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ dân gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×