Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý thuật lại trò chơi dân gian mà em yêu thích helpp mee

Lập dàn ý : thuật lại trò chơi dân gian mà em yêu thích

helpp mee
2 trả lời
Hỏi chi tiết
56
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
I. Giới thiệu trò chơi dân gian yêu thích của em
- Trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong văn hóa dân tộc.
- Trò chơi dân gian em yêu thích là gì?
- Lý do em yêu thích trò chơi này.

II. Mô tả cách chơi trò chơi dân gian
- Quy tắc và cách chơi trò chơi này.
- Số người chơi và vật dụng cần thiết.
- Cách thực hiện các bước chơi.

III. Những kỷ niệm và trải nghiệm khi chơi trò chơi dân gian
- Những kỷ niệm đáng nhớ khi chơi trò chơi này.
- Cảm xúc và trải nghiệm của em khi tham gia trò chơi này.
- Những lợi ích và giá trị mà trò chơi dân gian mang lại cho em.

IV. Ý nghĩa và tầm quan trọng của trò chơi dân gian
- Trò chơi dân gian góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.
- Ý nghĩa giáo dục và giải trí của trò chơi dân gian.
- Tầm quan trọng của việc truyền lại trò chơi dân gian cho thế hệ sau.

V. Kết luận
- Tóm tắt lại lý do em yêu thích trò chơi dân gian này.
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc duy trì và phát huy trò chơi dân gian.
2
0
Vân Anh
30/07/2023 21:08:59
+5đ tặng

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào trò chơi dân gian kéo co bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thân bài

a. Lịch sử trò chơi

Trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN.

Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống.

Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN.

Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên.

b. Luật chơi kéo co

Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng.

Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua.

Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.

c. Sự phổ biến của trò chơi

Trò chơi dân gian này được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm.

Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển.

d. Ý nghĩa của trò chơi

Trò chơi là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi.

Đây còn là môn thể thao vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.

3. Kết bài

Khái quát lại vai trò, ý nghĩa của trò chơi dân gian kéo co.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bảo Anh
30/07/2023 21:10:19
+4đ tặng
 ý thuyết minh về trò chơi nhảy dây

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung: Nhảy dây là trò chơi mà các bạn gái ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng rất thích. Trò chơi nhảy dây được chơi trong lúc rảnh rỗi ở nhà hoặc vào giờ ra chơi ở trường.

II. Thân bài: Thuyết minh về trò chơi nhảy dây

1. Giới thiệu chung về trò chơi

  • Đối tượng chơi thường là các bạn gái ở tuổi thiếu nhi.
  • Trò chơi cần một khoảng đất vừa đủ rộng cho vòng dây quay.
  • Dây dùng để nhảy có thể là dây thừng, dây cao su, dây thun,...

2. Cách chơi

- Có hai kiểu nhảy dây là nhảy một người hoặc nhảy nhiều người.

+ Cách thứ nhất (nhảy một người):

  • Dùng một sợi dây đủ dài. Hai đầu dây cuốn vài vòng vào bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân lên chính giữa sợi dây, kéo cao cho vừa tầm người là được.
  • Người nhảy đứng thẳng, hai cổ tay quay đều dây về phía trước cho qua đầu, khi dây chạm sát đất thì nhảy lên. Vừa nhảy vừa đếm, để dây vướng chân là mắc lỗi, là phải dừng lại. Người thắng là người có số lần nhảy nhiều nhất.

+ Cách chơi thứ hai (nhảy nhiều người):

  • Hai người quay dây đứng cách nhau một khoảng cách đủ để dây chùng vừa chạm đất là được.
  • Quay dây đều tay. Lần lượt từng người hoặc hai, ba người cùng nhảy. Trò chơi này cần sự khéo léo. Nếu để dây chạm trúng chân thì phải ra quay dây cho các bạn khác vào nhảy.

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về trò chơi nhảy dây

  • Trò chơi nhảy dây vừa vui vừa bổ ích, rèn luyện sự nhanh mắt, nhanh chân và sức khỏe dẻo dai, có ích cho quá trình phát triển cơ thể của tuổi thiếu nhi.
  • Trò chơi gắn liền với tuổi thơ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư