Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy tìm đọc tác phẩm “Đong tấm lòng” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và chọn ra một bài tản văn em thích nhất (ngoại trừ bài “Mùa mặn”), viết đoạn văn 5 đến 7 câu để nêu rõ lí do tại sao em thích

 Hãy tìm đọc tác phẩm “Đong tấm lòng” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và chọn ra một bài tản văn em thích nhất (ngoại trừ bài “Mùa mặn”), viết đoạn văn 5 đến 7 câu để nêu rõ lí do tại sao em thích.

 

 

GIÚP MIK VS MIK GIVE XU NHA

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
272
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tôi đã đọc tác phẩm "Đong tấm lòng" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và tìm thấy một bài tản văn mà tôi thích nhất là "Những ngày tháng ấy". Lí do tại sao tôi thích bài này là vì nó mang đến cho tôi những cảm xúc sâu sắc về tuổi trẻ và tình yêu. Tác giả đã mô tả rất tinh tế về những kỷ niệm đẹp và những cảm xúc trong cuộc sống của nhân vật chính. Bài viết cũng đề cao tình yêu và sự trân trọng những người thân yêu xung quanh. Tôi cảm thấy rất đồng cảm và cảm nhận được sự ấm áp và ý nghĩa của cuộc sống thông qua bài tản văn này.
0
0
Tú Quyên
31/07/2023 19:22:53
+5đ tặng
Em thích bài tản văn "Đong tấm lòng" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vì nó tạo ra một cảm giác sâu lắng và đầy cảm xúc. Bài viết mô tả một cảnh quan đồng quê tĩnh lặng, nơi mà tác giả đã đắm mình vào những kỷ niệm tuổi thơ và tìm thấy sự yên bình trong cuộc sống. Từ ngôn ngữ tinh tế và hình ảnh sống động, tác phẩm mang đến cho người đọc một cảm giác như đang sống trong chính cảnh vật mà tác giả miêu tả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
31/07/2023 19:27:58
+4đ tặng
Những mẩu chuyện về con người miền sông nước, và.. cái nghèo.

Câu từ giản dị, giọng văn hiền lành, thuần phác mà đọc lên như khứa vào gan ruột, sắc lẹm. Làm gì thấy ở đâu cái thứ gió thốc vào lòng người ta nghe rúm ró nỗi cô đơn? Có những tình tiết lấy đi nước mắt, cũng nhiều lắm những "nỗi buồn lảng vảng, khóc không khóc được". Từng mẩu chuyện đưa người ta xích lại gần hơn với nỗi đau, ngắm nghía nó, vuốt ve nó, để từ đó học được cách thấu cảm, thương yêu đồng loại. Đáng quý của "Cánh đồng bất tận" chính là ở chỗ đó.

Đọc xong tác phẩm, ấn tượng sâu đậm và ám ảnh nhất là hình ảnh những kiếp người lênh đênh trên những cái nhà "chòng chành", chòng chành như chính số kiếp của họ vậy. Duy chỉ có một thứ luôn vững chãi là.. cái nghèo. Cuộc sống nghèo khó cứ bám riết lấy người ta, những mưu toan cơm áo gạo tiền ghì chặt những phận người nhỏ bé xuống sát đất, khiến họ "héo" dần đi cả về thể xác, tinh thần lẫn nhân phẩm. Đau đớn làm sao khi người ta nhận ra sự ác độc của bản thân, hiểu rõ những hành vi đê hèn vì miếng ăn của mình nhưng lại chẳng thể làm khác được, cho nên lại càng tự dằn vặt, rẻ rúng chính mình, ghê tởm chính mình.

Kiếp đời lênh đênh sông nước vốn đã lắm thiệt thòi, lại càng thiệt thòi hơn khi người ta lênh đênh cùng với cái đói, cái nghèo và bạn đường duy nhất chính là nỗi cô đơn khắc khoải. Đời sống bấp bênh nên người ta học được tính tiết kiệm, tiết kiệm tiền, nước, lương thực hàng ngày. Lâu dần, người ta tiết kiệm cả tình yêu thương "để khỏi ngậm ngùi, để lòng dửng dưng khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh đồng khác, dòng kinh khác". Người ta thấy mình "nghèo rơi nghèo rớt, nghèo đến nỗi không có.. ông nội để mà thương, thèm muốn bên đường". Cứ tưởng thiếu thốn về vật chất đã là khốn khó lắm rồi, đằng này ngay cả tình thương cũng không vẹn. Thử tưởng tượng mỗi chúng ta cũng bơ vơ như thế, không có lấy một người thân để yêu thương, hi vọng, liệu bản thân có thể kiên cường trụ vững được như họ?

Rồi còn phải kể đến những mối tình câm, tình thầm. Yêu lắm, thương lắm nhưng cũng bởi vì thương, vì yêu mà lựa chọn từ bỏ, rời đi. Đọc truyện, cố mong chờ một cái kết viên mãn, một hạnh phúc đơn sơ mà chẳng thấy. Nhân vật cứ mãi trông chờ vào hoài niệm, mà hoài niệm càng giòn giã vui tươi thì thực tại lại càng buồn đến quay quắt, cứ mãi tự trách mình trong thầm lặng, để rồi lòng cứ toang hoác ra sau mỗi đợt nước lên, gió về.

Cuốn sách khiến người đọc quặn lòng không chỉ bởi những đau đớn, dằn vặt mà còn bởi tình yêu thương vô cùng cao thượng. Đó là hình ảnh người cha bất chấp danh dự, đi trộm trâu để một lần "được" lên truyền hình gọi hai tiếng "Cải ơi" hòng tìm lại đứa con riêng của vợ sau mười mấy năm trời ròng rã kiếm tìm mà chẳng thấy. Đó là người chồng thà chịu sự khinh miệt, xỉa xói của người đời, nhất quyết bảo vệ vợ mình trước những hoài niệm xưa cũ. Trong hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề như thế, có lẽ chính những tình cảm đẹp đẽ ấy mới là thứ dinh dưỡng tốt nhất nuôi sống, níu giữ con người ta ở lại với cuộc đời chứ không hẳn là những thứ rau củ treo trên xà ngang hay những con cá sặt khô lạt lẽo, dai nhách. Mà tình cảm càng sâu đậm thắm thiết, đọc lên lại càng thấy thương tâm!

"Cánh đồng bất tận" như đưa ta vào một thế giới mới, vừa quen thuộc lại lạ lẫm. Quen từng gương mặt, giọng nói. Lạ ở tâm hồn, lạ ở chính số kiếp đau thương. Gặp gỡ được những con người như thế, bản thân tự thấy mình giàu có biết chừng nào, có cơm ăn, áo mặc, có một tổ ấm để về, có ông nội để thương.. nhưng cũng túng quẫn biết bao nhiêu, túng quẫn tình yêu thương, sự thấu cảm, nghèo nàn về cảm xúc, đời sống tinh thần. Những câu chuyện với cái kết lửng lơ bỏ lại một câu hỏi: "Rõ ràng là chúng ta may mắn hơn họ, điều kiện sống tốt hơn họ nhưng tại sao lại không nỗ lực hơn?"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×