Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm xã hội Việt Nam lúc câu chuyện Võ Thị Sáu bị tử hình xảy ra như thế nào

Đặc điểm xã hội Việt Nam lúc câu chuyện Võ Thị Sáu bị tử hình xảy ra như thế nào
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
67
1
0
Akio Yoshizawa
05/08/2023 11:46:26
+5đ tặng

Theo lời đại tá Lê Văn Thiện kể lại, trong thời gian bị giam cầm ở "địa ngục trần gian" Côn Đảo, ông bị giam chung phòng với một tù nhân tên là Tám Vàng 70 tuổi, quê ở Trà Vinh, bị thực dân Pháp kết án chung thân, tù khổ sai, lưu đày biệt xứ. Dù gọi là tù thường án, nhưng ông Tám Vàng vốn là một tay lưu manh, anh chị có tiếng và đã ở tù hơn 40 năm ở Côn Đảo. Sau này được các chiến sĩ cách mạng giác ngộ nên ông Tám Vàng từng bước thay đổi nhận thức, chọn cách sống có ý nghĩa.

Nhìn cung cách, lối sống của bạn tù, ông Tám Vàng tin tưởng đem các sự kiện xảy ra trong ngày nữ anh hùng Võ Thị Sáu bị xử bắn (23/1/1952) kể lại cho ông Lê Văn Thiện.

Đây là đoạn ông Tám Vàng kể lại phút cuối cùng của chị Võ Thị Sáu trong cuốn “Tình đất đỏ”: “Khoảng 4 giờ sáng ngày 23/1/1952, giữa mùa gió chướng, những cơn sóng dữ ào ào đập vào bờ, bầu trời u ám, có tiếng hô vang lên từ các trại giam vọng lại: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”. Tên chúa đảo và thuộc hạ hoảng hốt liền ra lệnh khóa chặt cửa các chuồng giam.

…Chúng trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Chúng lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt. Chị vẫn tự nhiên, hiên ngang ca hát, mắt sáng rực, nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”… Tên lính lê dương cách chị Sáu 15m, khi bắn chị không chết, vẫn hát, đôi mắt nhìn thẳng vào bọn lính bắn chị. Bọn lính run sợ không dám bắn tiếp. Tên chúa đảo chạy đến, hò hét bọn lính bắn tiếp…”

Cũng theo lời kể của nhân vật Tám Vàng, khi ông cởi dây trói cho chị Võ Thị Sáu thì mắt chị vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông đã vuốt mắt cho chị. Và cũng vì nể phục chị Võ Thị Sáu nên thay vì lấp đất chôn xác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến, chọn nơi an nghỉ cuối cùng và lập bia mộ bằng cột xi măng cho nữ chiến sĩ trinh sát Đội Công an xung phong Đất Đỏ - Võ Thị Sáu.

Nhà văn Nguyễn Hồng Thái cho biết, có lẽ vì sự anh hùng, gan dạ, không khuất phục trước kẻ thù nên sau khi hi sinh, Võ Thị Sáu được nhiều người cho là "thần thánh" linh thiêng. Chính điều này đã khiến tất cả công chức, giám thị, binh lính của chế độ cũ cùng gia đình khi bị phân công ra đảo nhận nhiệm vụ hoặc sinh sống đều đến mộ thắp nhang cho "Cô Sáu". Thậm chí, trong gia đình họ còn thờ “Cô Sáu”…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lượng
05/08/2023 13:31:36
+4đ tặng

Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 11 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLL vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993. Đó là tấm gương sáng của chị để lại cho chúng ta noi theo, chúng ta nguyện hết lòng ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương Đất Đỏ nói riêng và cả nước nói chung, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp./.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×