Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn Qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương", hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

Viết bài văn: Qua nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương" hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
2 trả lời
Hỏi chi tiết
61
1
0
Bảo Anh
07/08/2023 19:54:48
+5đ tặng

Nguyễn Dữ là một người học rộng tài cao sống ở thế kỉ XVI. “Truyền kì mạn lục” là truyện đặc sắc của ông, trong đó “Chuyện người con gái Nam Xương” trích trong tác phẩm là truyện vô cùng hay và đặc sắc. Truyện đã xây dựng nhân vật Vũ Nương với vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Trước tiên, vẻ đẹp của Vũ Nương được thể hiện qua lời giới thiệu ngay từ đầu của Nguyễn Dữ. Vũ Nương là người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Có thể nói, Nguyễn Dữ đã giới thiệu Vũ Nương là người con gái có vẻ đẹp một cách toàn diện, không chỉ vẻ đẹp bên ngoài mà cả phẩm chất bên trong. Về vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương thể hiện qua mỗi mốc thời gian cụ thể. Khi lấy chồng, nàng là một người con gái khéo léo, tế nhị. Trương Sinh trưởng giả hay ghen, VN lại xinh đẹp nhưng nàng biết tính chồng luôn nhẫn nhịn để cuộc sống gia đình luôn hòa thuận.

Khi chồng đi lính, nàng là một người vợ chu đáo, giàu đức tính hy sinh, yêu thương chồng, chung thủy. Trước khi chồng đi lính nàng ân cần, dặn dò kĩ lưỡng, không mong vinh hiển, chỉ cầu chồng bình an, cảm thông nỗi vất vả, gian lao của chồng, không hề nghĩ tới bản thân, thể hiện nỗi khắc khoải nhớ mong. Khi chồng vắng nhà, buồn nhớ chồng: “ Mỗi khi bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” Kể cả khi bị chồng ruồng rẫy, nghi oan, chết vì bực tức vậy mà vẫn nghĩ đến chồng: gửi Phan Lang thoa vàng làm tin.

Là người phụ nữ đảm đang, lo toan gia đình với gánh nặng mẹ già, con nhỏ. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Nàng còn là người con hiếu thảo. Khi chồng đi vắng, tận tình chăm sóc mẹ chồng già yếu, ốm đau. Nàng lo chạy chữa thuốc thang cho mẹ qua khỏi, thành tâm lễ bái thần phật. Khi mẹ mất thì ma tang, thương xót như bố mẹ đẻ. Cuối cùng Vũ Nương là người phụ nữ nhẫn nhịn, biết vươn tới lẽ công bằng.Khi chồng nghi oan, lời phân vua vẫn thấu tình đạt lý, thân phận vợ chồng tình nghĩa, k/định sự chung thủy.Lời nguyền trước khi chết để chứng minh sự thủy chung của mình. Lời nhắn gửi lập đàn giải oan.Có thể nói Vũ Nương là người phụ nữ hoàn hảo, lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ

Nhưng Vũ Nương trong tác phẩm lại mang một số phận bất hạnh. Ngay khi mở đầu, nàng đã mang số phận cô đơn, buồn tủi khi chồng đi lính. Vừa mới lấy nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh đi lính. Người phụ nữ ấy phải xa chồng một quãng thời gian dài ba năm. Trong khoảng thời gian ấy, Vũ Nương đã chu toàn hết mọi việc trong gia đình. Nhưng trong nàng vẫn mang sự cô đơn, thiếu bóng hình chống. Chi tiết cái bóng trong truyện không chỉ để nói về sự quan tâm của Vũ Nương với bé Đản để mong con có một người cha. Mà chi tiết này nói đến nỗi nhớ chồng của nàng. Vũ Nương còn mang số phận bất hạnh khi nàng bị chồng nghi oan có người khác. Khi Trương Sinh trở về, nghe lời con thơ, chàng ta đã nghi ngờ vợ thất tiết. Vũ Nương mặc dù đã giải thích bằng tình nghĩa vợ chồng nhưng Trương Sinh không nghe. Nàng đã chọn cái chết đã chứng minh sự trong sạch của bản thân. Nhưng chính sự trong sạch của nàng, mà nàng đã không chết mà ở dưới thủy cung. Và chi tiết cuối, nàng đã được trở về gặp lại chồng con lần cuối và được minh oan cho chính bản thân mình.

Vũ Nương mang vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhưng nàng lại chịu một số phận vô cùng bất hạnh. Số phận của Nàng thật đáng thương. Qua nhân vật Vũ Nương, tác giả đã tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ và bày tỏ niềm cảm thương với số phận của họ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Nguyễn
07/08/2023 19:54:52
+4đ tặng

Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện oan nghiệt về số phận của nàng Vũ Nương, đẹp người đẹp nết. Chỉ vì sống trong một xã hội phong kiến đầy áp bức bất công mà nàng đã phải chịu nhiều bất hạnh. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Dữ muốn bày tỏ nỗi lòng thương xót cho nàng Vũ Nương nói riêng cũng như số phận của những người phụ nữ sống trong xã hội cũ nói chung.

Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, hình ảnh nàng Vũ Nương được tác giả xây dựng là một người phụ nữ tốt đẹp với đầy đủ những phẩm hạnh. Vũ Nương “người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nết hạnh của Vũ nương được nhấn mạnh qua nhiều chi tiết trong tác phẩm. Vì hạnh nên nàng mới được Trương Sinh “mến vì dung hạnh, xin đem trăm lạng vàng cưới về”. Cô luôn nói năng ngọt ngào, thiết tha. Trong truyện, có 10 lượt thoại của Vũ Nương, lượt thoại nào nàng cũng đằm thắm, dịu hiền. Chẳng hạn: “Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót…”. Xa chồng, Vũ nương “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết” sắt son, chung thủy! Dung, ngôn, hạnh của Vũ Nương đã chứng tỏ nàng thực là một người đàn bà theo đúng chuẩn mực của Nho gia.

Từ điểm nhìn dân gian soi chiếu, nàng cũng là lí tưởng. Nguyễn Dữ đã đặt Vũ Nương vào mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu để làm nổi bật phẩm giá của nàng. Thời phong kiến, mẹ chồng với nàng dâu thường như nước với lửa. Ca dao có nhiều câu nói về chuyện này:

Đói lòng ăn nắm lá sung,

Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi.

Thương chồng nên khóc tỉ ti,

Chứ tôi với mụ, bà con gì với nhau!

Ấy vậy mà Vũ Nương: khi mẹ chồng ốm, “nàng hết sức thuốc thang, lễ bái và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, mẹ chồng mất, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Cư xử với mẹ chồng như vậy, hẳn có một không hai trong thiên hạ? Vì thế, lúc sắp trút hơi thở cuối cùng, mẹ chồng của Vũ Nương đã vừa ghi nhận nhân cách, đánh giá cao công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng vừa bày tỏ mong muốn của một bà mẹ chồng yêu con dâu hết mực: “Sau này trời giúp người lành, ban cho phúc trạch, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Được mẹ chồng yêu quý như Vũ Nương hẳn cũng là rất hiếm. Với quan hệ mẹ chồng - nàng dâu như vậy, Vũ Nương thực là một nàng dâu hiền thảo. Thêm nữa, Vũ Nương cũng không phải là loại đàn bà tham vọng. Ước mong của nàng rất đỗi giản dị: “chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo ấn công hầu, chỉ xin ngày về được hai chữ bình yên”. Thế chẳng đáng quý lắm sao giữa rừng người đời tham danh, hám lợi? Đặt Vũ Nương từ cả hai điểm nhìn: chuẩn mực Nho giáo và so với dân gian, Nguyễn Dữ đã xây dựng một Vũ Nương thực sự lí tưởng về chữ “hiền”. Nàng là “con người của gia đình. Đức hạnh của Vũ Nương là đức hạnh của một người vợ hiền, dâu thảo, một người yêu mến cảnh gia đình và làm tất cả để giữ gìn, vun vén cho hạnh phúc gia đình”.

Vũ Nương đúng là một người phụ nữ xinh đẹp nết na thùy mị, hiền thục, lại đảm đang tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một lòng một dạ chung thủy với chồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Một con người như thế đáng ra phải được hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới kết quả đáng buồn ấy. Có phải chăng vì cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương không bình đẳng chính sự cách bức về thân phận nghèo khó của Vũ Nương đã cộng thêm cái thế cho Trương Sinh bên cạnh cái thế của một người chồng, người đàn ông gia trưởng trong chế độ phong kiến. Hay đó là những lời nói ngây thơ của đứa trẻ, chứa đầy những dữ kiện nghi ngờ làm cho Trương Sinh một người chồng hay có tính đa nghi ghen tuông, hồ đồ và độc đoán kia trở thành kẻ thô bạo, vũ phu là kẻ bức tử vợ mình trong sự mù quáng, kẻ giết người lại hoàn toàn vô can trong vụ án.

Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo cái xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ bất hạnh ở đây không những không được bênh vực, che trở mà còn bị đối sử một cách bất công, vô lí, chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà phải kết liễu đời mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo