1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
- Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai
2. Thân bài
- Tình huống truyện dẫn đến những thay đổi, chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Hai
- Ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông
- Một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.
-> Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.
- Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
- Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư
- Trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”
- Khi về đến nhà:
- Nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình ông
- Ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được
- Suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà.
- Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay và để rồi, tình yêu nước đã lớn hết tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”
- Ông tâm sự cùng con: những lời tâm sự cùng con của ông cho thấy ông là người có lòng yêu nước sâu sắc và luôn sục sôi tinh thần cách mạng.
- Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo giặc:
- Ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…”
- Ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người
3. Kết bài
Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.