Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
21/08/2023 10:42:07

Phân tích bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu
3 trả lời
Hỏi chi tiết
837
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, được viết vào thời kỳ kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Bài thơ này thể hiện tình yêu quê hương, lòng yêu nước và ý chí chiến đấu của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại giặc ngoại xâm.

Bài thơ được chia thành 6 phần, mỗi phần tả lên một khung cảnh, một tình huống trong cuộc chiến. Từng phần được xây dựng bằng những hình ảnh sống động, mạnh mẽ và sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, hình ảnh, tượng trưng để tạo nên sức mạnh và tác động lên người đọc.

Bài thơ bắt đầu bằng việc miêu tả cảnh sông núi, cánh đồng, biển cả và những con người Việt Nam đang chịu đựng sự cướp bóc, tàn phá của giặc ngoại xâm. Từ đó, tác giả thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt và quyết tâm chiến đấu của người dân Việt Nam. Bài thơ cũng nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, sự hy sinh và lòng dũng cảm của người dân Việt Nam trong cuộc chiến.

Một điểm đáng chú ý trong bài thơ là việc sử dụng hình ảnh của thiên nhiên và các hiện tượng tự nhiên để tạo nên sức mạnh và tác động lên người đọc. Tác giả sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ, hùng ép để miêu tả những cảnh quan, những trận đánh và những hình ảnh của cuộc chiến.

Bài thơ "Chạy giặc" của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm văn học có giá trị cao, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn về mặt tư tưởng. Nó thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý chí chiến đấu của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống lại giặc ngoại xâm.
1
1
Đông
21/08/2023 10:45:14
+5đ tặng

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta trong giai đoạn khi thực dân Pháp vừa tràn vào nước ta. Có những tác phẩm của ông đã trở thành chứng nhân của lịch sử nó gắn liền với nỗi vui buồn của người dân trong thời kỳ có giặc ngoại xâm.

Bài thơ “Chạy giặc” được sáng tác khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1859 tấn công thành Gia Định. Trong họa xâm lược Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ Chạy giặc theo thể thơ cổ điển thất ngôn bát cú Đường luật.

Bài thơ phản ánh nỗi đau thương, mất mát quá lớn của dân tộc ta, căm thù giặc lên án những tội ác dã man của giặc Pháp. Thể hiện lòng nhân đạo của tác giả với nỗi đau thương của dân tộc.

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
…Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Hai câu thơ đề tựa nói lên cục diện tang tóc bi thương của đất nước ta khi giặc tràn vào đất nước một cách bất ngờ.

 

Giặc Pháp nổ súng đánh chiếm vùng Gia Định của nước ta những trận đánh như một bàn cờ thế, cục diện bỗng chốc đã thay đổi một cách bất ngờ, thành Gia Định của nước ta bị thất thủ, chợ Bến Nghé rơi vào tay của giặc. Quá chua chát tác giả mới kêu lên một lời than:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.”

Những từ ngữ “Vừa nghe tiếng súng Tây” “Phút sa tay” thể hiện việc diễn ra vô cùng nhanh, bất ngờ nhanh chóng và nói lên nỗi khiếp sợ kinh hoàng của tác giả, của những người dân vô tội khi giặc Pháp nổ súng chiếm nước ta.

Nguyễn Đình Chiểu đã ví von cuộc chiến như một bàn cơ thế, một sự ẩn dụ ước lệ vô cùng độc đáo, hàm súc về cục diện chiến trường.

Hai câu tiếp theo thể hiện cảnh chạy loạn, nỗi kinh hoàng của nhân dân. Các từ ngữ “bỏ nhà” ” mất ổ” dáo dát” thể hiện sự loạn lạc, tan nát, hoang mang hoảng sợ hãi hùng của người dân trước cảnh tan biến.

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dát bay”

Tác giả dùng nghệ thuật phép đảo ngữ đặt vị ngữ của câu thơ lên trước, để thể hiện sự tan tác của con người và cảnh vật thiên nhiên trước nạn giặc xâm lăng. Mọi thứ trở nên dáo dác, nhưng rắn mất đầu, người dân có nhà mà không thể về, loài chim có tổ nhưng không dám ở. Tất cả đều chìm trong biển lửa, bon đạn tan tác.

Cách đây khoảng hai trăm năm chợ Bến Nghé của nước ta là một chợ lớn nhất nhì cả nước, cảnh buôn bán tấp nập, thể hiện sự phát triển phồn thịnh của nước ta.

Thế nhưng chỉ trong một chốc lát mọi thứ đã tan tác hết, bị phá hủy bởi bom đạn chiến tranh của giặc. Chúng kéo vào nước ta xì xồ cướp bóc gây ra những thảm cảnh cho người dân, đang sống bình yên

Nhà cửa, phố phường đều tan hoang, người dân bỏ nhà, bỏ quên trốn đi nơi khác sinh sống lập nghiệp bỏ lại quê hương của mình

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Tội ác của giặc là không lời nào tả hết, nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ vô cùng căm hận thể hiện sự phẫn uất của tác giả với tội ác to lớn của giặc. Chúng từ đâu kéo đến nhấn chìm quê hương xinh đẹp của chúng ta trong biển nước, nhuốm màu mây.

Sau khi giặc chiếm đóng được Gia Định chúng ta tiến tới chiếm ba tỉnh miền Đông vùng Nam Kỳ của nước ta. Những nơi nào giàu có trù phú nhiều tài nguyên thiên nhiên chúng đều cướp bóc.
Cả vùng rộng lớn của đất nước ta chìm trong biển lửa, người bạn thân của Nguyễn Đình Chiểu đã căm hận giặc vô cùng nên đã viết những lời thơ nghẹn ngào phẫn uất:

Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Tác giả thể hiện cảm xúc nghẹn ngào biểu lộ tâm trạng vô cùng chua xót đau đớn, lo âu cho tính mạng của người dân, khi bị giặc Pháp bắt giết, cướp bóc vô cùng tàn nhẫn dã man.

Tác giả cũng lo âu cho vận mệnh của đất nước. Câu hỏi tu từ “Nỡ để dân đen mắc nạn này” vừa có sự oán trách triều đình phong kiến đê hèn, nhanh chóng đầu hàng giặc để người dân chịu cảnh khốn khổ.

Bài thơ “Chạy giặc” thể hiện lòng yêu nước thương dân của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời thể hiện sự xót xa phẫn uất của tác giả trước tội ác của giặc, và sự hèn nhát của triều đình phong kiến đương thời.

Với những ngôn ngữ hàm súc, chứa chan biểu cảm, bài thơ thể hiện tâm hồn trung nghĩa của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời nó thể hiện lòng yêu nước thương dân của những con người có lòng nhân văn cao cả, thấy tội ác thì lòng đau buốt nhói.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tiến Dũng
21/08/2023 10:56:59
+4đ tặng

Có những tác phẩm văn chương bất tử khi nó trở thành chứng nhân lịch sử, nó gắn liền với nỗi vui, buồn của một dân tộc. Bài thơ "Chạy giặc" là một bài thơ mang ý nghĩa như vậy.

Năm 1859, thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. Trước họa xâm lăng, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ “Chạy giặc". Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, phản ánh nỗi đau thương của dân tộc, căm thù lên án tội ác quân Pháp xâm lược và thể hiện lòng thương xót nhân dân:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
...Nỡ để dân đen mắc nạn này?"

Hai câu đề nói lên một cục diện bi thảm của đất nước ta thời bấy giờ. Giặc Pháp nổ súng đánh chiếm thành Gia Định. Trận đánh diễn ra như "một bàn cờ thế" phút chốc thay đổi bất ngờ “phút sa tay". Thành Gia Định thất thủ, Đồng Nai, Bến Nghé rơi vào tay giặc. Vần thơ cất lên như một lời than:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay."

Các từ ngữ: “vừa nghe tiếng súng Tây”, “phút sa tay" làm nổi bật thời gian, sự việc diễn ra bất ngờ, nhanh chóng và nói lên nỗi kinh hoàng của nhà thơ, của nhân dân khi thành Gia Định bị giặc Tây nổ súng đánh chiếm. "Một bàn cờ thế" là một ẩn dụ, cách nói ước lệ, hàm súc về một cục diện chiến trường, một tình thế chiến tranh hồi ấy (1859).

Hai câu thực 3,4 tả cảnh chạy loạn, chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân. Các từ ngữ: "bỏ nhà". “lơ xơ chạy". "mất ổ” “dáo dác bay" đặc tả sự tan nát. hoảng sợ, hãi hùng. Nhà thơ lấy thế giới con người là "lũ trẻ” lấy thế giới thiên nhiên là "đàn chim", hai hình ảnh ấy điển hình cho nỗi đau thương của nhân dân trước thảm họa đất nước, quê hương bị xâm lược:

"Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

Phép đảo ngữ đặt vị ngữ trước chủ ngữ để nhấn ý các chữ "bỏ nhà" và “mất ổ" tạo nên nỗi ám ảnh bi thương về cảnh chạy giặc của dân lành.

Hai câu luận 5,6 đối nhau làm hiện lên hai cảnh tang thương điêu tàn nơi Bến Nghé và Đồng Nai. Gần 200 năm về trước, Bến Nghé đã là cảnh đô hội, sầm uất, trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập. Đồng Nai là vựa lúa miền Nam. Thế mà chỉ trong chốc lát đã bị giặc Pháp bắn giết, đốt phá, cướp bóc rất dã man. Tài sản của nhân dân ta bị chúng cướp phá sạch sành sanh '"tan bọt nước". Nhà cửa, phố phường, làng xóm của đồng bào ta bị quân xâm lược đốt phá tan hoang. Lửa khói ngút trời, bao phủ một vùng rộng lớn "nhuốm màu mây". Nhà thơ tả ít mà gợi nhiều. Chi bằng hai hình ảnh so sánh rất chọn lọc, đổi nhau: “của tiền tan bọt nước”, “tranh ngói nhuốm màu mây" đã căm thù lên án tội ác tày trời của quân xâm lược. Nỗi đau đớn và căm thù chứa đầy vần thơ:

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây."

Tội ác quân giặc không thể nào kể xiết! Nhà thơ tưởng như cất lời than uất hận trước tội ác ghê tởm của giặc Pháp:

“Bình tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé,
làm cho bốn phía mây đen ;
Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai,
ai cứu một phường con đỏ

(Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc)

Sau khi hạ thành Gia Định, giặc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Cả một vùng rộng lớn của đất nước ta chìm trong máu lửa, Phan Văn Trị, người bạn thân của Nguyễn Đình Chiểu đã căm giận viết khi nghe tiếng kèn giặc:

“Tò te kèn thổi tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai dạ xót xa.
Vốn khúc sông Rồng mù mịt khói,
Vắng hoe thành Phụng ủ sầu hoa..."

(Cảm tác)

Hai câu kết, cảm xúc nghẹn lại bỗng trào lên, biểu lộ một tâm trạng đau đớn, lo âu. Lo âu cho tính mạng và tài sản của nhân dân ta đang bị giặc Pháp bắn giết, cướp bóc dã man. Lo âu cho vận mệnh đen tối của đất nước. Câu hỏi tu từ thể hiện tình thương xót nhân dân đau khổ trước họa xâm lăng:

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

“Chạy giặc” là bài ca yêu nước thể hiện sâu sắc lòng căm thù giặc Pháp và tình thương xót nhân dân trước họa xâm lăng. Những cảnh mà nhà thơ nghe thấy tiếng súng Tây, nhìn thấy, cảm thấy (lũ trẻ lơ xơ chạy, đàn chim dáo dác bay, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây) là những chi tiết nghệ thuật rất hiện thực mang giá trị lịch sử sâu sắc. Bài thơ “Chạy giặc" là một chứng tích về tội ác giặc Pháp trong những ngày tháng đầu chúng xâm lược đất nước ta.

Ngôn ngữ hàm súc, nghiêm trang, chứa chan tình cảm, bài thơ thể hiện tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu. Nó cho thấy tính mẫn cảm chính trị của nhà thơ yêu nước "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Với ông “thơ là súng là gươm".

1
1
Đức Anh Trần
21/08/2023 17:21:50
+3đ tặng

Bài thơ này được viết vào năm 1859, khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, một phần của Nam Kỳ. Bài thơ gồm tám câu theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, một thể thơ cổ điển của Trung Quốc được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sử dụng để bày tỏ tình cảm yêu nước và căm ghét giặc xâm lược. Bài thơ được chia làm bốn phần:

  • Hai câu đề: Tác giả miêu tả cảnh tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, một bàn cờ thế phút sa tay. Câu đề là câu mở đầu bài thơ, gây ấn tượng mạnh cho người đọc về sự bất ngờ và hoảng loạn của người dân khi bị giặc Pháp tấn công. Tiếng súng Tây là biểu tượng cho sức mạnh quân sự của giặc Pháp, còn bàn cờ thế là biểu tượng cho số phận nước nhà đang bị đe dọa.
  • Hai câu thực: Tác giả tiếp tục miêu tả cảnh người dân phải bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, mất ổ bầy chim dáo dác bay. Câu thực là câu trình bày sự kiện chính của bài thơ, nói lên nỗi khổ của người dân trong cảnh chạy giặc. Người dân phải từ bỏ mái ấm gia đình, con cái, tài sản để sinh tồn. Hình ảnh lũ trẻ lơ xơ và bầy chim dáo dác bay gợi lên sự loạn li, tan tác của nhân dân ta.
  • Hai câu luận: Tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ để chỉ ra những thiệt hại mà giặc Pháp gây ra cho quê hương: Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Câu luận là câu nêu lên ý kiến hoặc suy luận của tác giả về sự kiện đã trình bày. Bến Nghé và Đồng Nai là hai địa danh thuộc Nam Kỳ, nơi có nhiều người giàu có và có nền văn hóa phát triển. Giặc Pháp đã cướp bóc, thiêu huỷ những gì người dân ta có được. Hình ảnh của tiền tan bọt nước và tranh ngói nhuốm màu mây gợi lên sự hủy diệt và bi ai của quê hương.
  • Hai câu kết: Tác giả dùng ngôn ngữ châm biếm để chỉ trích triều đình nhà Nguyễn đã không có biện pháp chống giặc: Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng? Nỡ để dân đen mắc nạn này! Câu kết là câu kết thúc bài thơ, nói lên tâm trạng và quan điểm của tác giả về vấn đề đã đề cập. Trang là từ chỉ quan lại hay triều đình, dẹp loạn là từ chỉ việc khôi phục trật tự và bảo vệ nước nhà. Tác giả hỏi rằng đâu rồi những người có trách nhiệm với dân tộc, tại sao họ lại để cho dân đen (tức dân nghèo) phải chịu cảnh khốn khổ.

Tóm lại, bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu là một bài thơ có giá trị hiện thực và tư tưởng cao. Bài thơ tái hiện một khung cảnh bi thảm của dân tộc ta trong thời kỳ bị giặc Pháp xâm lược, đồng thời biểu lộ tình yêu quê hương, thương dân và căm ghét giặc của tác giả. Bài thơ cũng là một lời kêu gọi nhân dân đứng lên chống giặc, bảo vệ nước nhà. Bài thơ là một tác phẩm văn học bất hủ, góp phần vào sự phát triển của văn học yêu nước Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo