Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có nhận xét gì về vua Quang Trung

Trong Hoàng Lê nhất thống chí, nhóm tác giả Ngô gia văn phái có viết:
Vua Quang Trung lại nói:
- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ đứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?
Câu 2: Qua những lời nói trên, em có nhận xét gì về vua Quang Trung?
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
857
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Qua những lời nói trên, ta có thể nhận thấy rằng vua Quang Trung là một người lãnh đạo thông minh và chiến lược. Anh ta đã có một kế hoạch chiến lược tiến đánh đã được tính toán trước, và tin rằng trong vòng mười ngày có thể đánh bại quân Thanh. Tuy nhiên, vua Quang Trung cũng nhận thức được sức mạnh của quân địch và nhận thấy rằng việc tiếp tục chiến tranh không phải lúc nào cũng là lợi ích cho dân chúng. Anh ta nhận thấy rằng chỉ có người khéo lời như Ngô Thì Nhậm mới có thể dẹp được việc binh đao và đưa đến sự yên ổn cho đất nước. Vua Quang Trung cũng nhận thấy rằng nước cần thời gian để phục hồi và tăng cường lực lượng trước khi có thể đối mặt với quân địch mạnh hơn.
0
3
Tú Quyên
01/09/2023 19:13:40
+5đ tặng
Từ những lời nói trên, ta có thể nhận xét về vua Quang Trung như sau:

1. Quang Trung là một vị vua thông minh và chiến lược. Ông đã có sẵn một phương lược tiến đánh trước khi ra trận, cho thấy ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch rõ ràng.

2. Ông có cái nhìn rất thực tế và tỉnh táo về tình hình. Ông nhận ra rằng dù có thể đánh bại quân Thanh trong một thời gian ngắn, nhưng nước Thanh vẫn là một đối thủ lớn và có khả năng trả đũa. Ông không muốn làm cho dân chúng phải chịu đựng cuộc chiến kéo dài và không cần thiết.

3. Quang Trung có tầm nhìn xa và biết đến tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển lực lượng quân đội. Ông nhận thấy rằng chỉ khi có một lực lượng mạnh mẽ và ổn định, nước mới có thể đối phó với các thế lực khác và bảo vệ được sự giàu có và an ninh của đất nước.

4. Ông đánh giá cao khả năng lãnh đạo và khéo léo của Ngô Thì Nhậm. Ông nhận thấy rằng chỉ có người có tài lời mới có thể dẹp được việc binh đao và giữ được sự ổn định trong quốc gia.

5. Quang Trung có lòng yêu nước và quan tâm đến sự phát triển và thịnh vượng của đất nước. Ông không sợ hãi và tin rằng khi nước giàu có và quân mạnh, không có gì có thể đe dọa đến sự an lành và thịnh vượng của đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
4
Kim Mai
01/09/2023 19:13:58
+4đ tặng

Quang Trung là một anh hùng tài ba và mạnh mẽ, với tính cách quyết đoán và xông xáo trong mỗi hành động. Khi nhận được tin giặc đã xâm chiếm Thăng Long, ông đã tức giận và triệu tập tướng sĩ để họp. Ông nhanh chóng đưa ra quyết định “định thân chinh cầm quân đi ngay” và lên ngôi vua để tế cáo trời đất. Với sự lãnh đạo của Quang Trung, quân đội Việt Nam đã xuất quân và chỉ trong vòng một tháng đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Cùng với hành động quyết đoán, Quang Trung còn là con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. Quang Trung có khả năng phân tích tình hình quân địch, nhận định được thế lực hai bên để phán đoán trong từng bước đi của mình. Những tội ác của giặc xâm lược đã được ông phơi bày ra để nhắc nhở nhân dân, rồi tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các tướng sĩ bằng những tấm gương quả cảm từ thời xa xưa như Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng,… Ông còn có cách thuyết phục những kẻ “mềm lòng” dễ thay lòng đổi, đưa ra những lời khen chê, thưởng phạt đúng người đúng việc, ta thấy rõ điều đó qua trường hợp của Sở và Lân.

1
3
Phùng Minh Phương
01/09/2023 19:17:13
+3đ tặng

Vua Quang Trung trong đoạn trích được khắc hoạ là người mạnh mẽ, quyến đoán; sáng suốt, nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch, ta. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ bằng lời nói chân thành, bằng việc nêu những tấm chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập trong lịch sử Tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của vua Quang Trung đã góp phần làm nên chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.

Qua đoạn trích, ta cũng cảm nhận được thái độ của các tác giả: Ca ngợi trí tuệ và phẩm cách đẹp đẽ của vua Quang Trung.

0
0
ღ_Uyển Như_ღ
02/09/2023 19:46:09
+2đ tặng
Vua Quang Trung, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Vẻ đẹp uy nghi, trí tuệ của vua Quang Trung đã được phản ánh đầy đủ, trọn vẹn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14.
Đọc Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14, ấn tượng đầu tiên của người đọc đối với vị anh hùng này chính là ở trí tuệ sáng suốt và vô cùng mạnh mẽ, quyết đoán. Ngay khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc, chiếm giữ kinh thành Thăng Long bấy giờ Nguyễn Huệ mới là Bắc Bình Vương và ở Phú Xuân. Nhận được tin cấp báo, lòng yêu nước trào dâng ông đã định cầm quân đi ngay. Song trước sự khuyên ngăn, suy nghĩ kĩ lương, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi, để danh chính ngôn thuận cầm quân ra Bắc. Ngay sau khi lên ngôi Nguyễn Huệ - niên hiệu là Quang Trung đã ra lệnh xuất quân ngay. Không chỉ vậy, để giành được chiến thắng với kẻ địch mạnh, đòi hỏi phải có một trí tuệ sáng suốt. Quang Trung đã rất mưu lược, sáng suốt khi nhận định tương quan tình hình hai bên, ra lời hịch vừa để khích lệ binh tướng, vừa để răn đe, cảnh tỉnh với những kẻ hai lòng. Ông vô cùng sáng suốt khi nhận rõ bản chất của kẻ định, và khơi dậy lòng yêu nước ở những người chiến sĩ. Trước những lời lẽ đanh thép, sắc sảo của ông tướng sĩ trên dưới một lòng đều nhất nhất tuân lệnh: “xin vâng lệnh không dám hài lòng”.
Và cuối cùng sự sáng suốt của ông còn thể hiện trong tầm nhìn xa trông rộng. Ông nắm rõ tình hình, quân Thanh bành trướng đang đóng quân gần hết Bắc Hà, nhưng ông cùng vô cùng tự tin chỉ trong mười ngày sẽ đánh đuổi sạch bóng quân Thanh. Nhưng ông không chỉ lo nghĩ đến việc dẹp yên giặc, mà con nghĩ trước cách ứng xử với chúng sau khi chúng bị đánh đuổi về nước. Là một nước lớn, khi thua trận tất yếu sẽ sinh sự cay cú mà đem quân trả thù, bởi vậy ông đã cử Ngô Thì Nhậm, dùng “khéo lời để dẹp yên binh đao”. Làm việc ấy cũng là để cho nhân dân nghỉ sức, ta có điều kiện trong vòng mười năm xây dựng đất nước, củng cố quân sự, lúc bấy giờ giặc Thanh có xâm lược ta cũng không còn phải ngần ngại gì nữa. Qua tất cả những sự việc đó, đã cho hậu thế thấy một con người tài trí sáng suốt, liệu việc như thần.
Đồng thời ông lựa chọn thời cơ chính xác, chớp cơ hội tết nguyên đán giặc sơ hở, lo ăn chơi để đánh một trận tiến quân lớn, đập tan tất các các ngả quân của chúng. Ở mỗi trận đánh có có cách đánh hết sức linh hoạt, khiến cho kẻ thù choáng váng, tưởng “tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Và chính điều đó đã dẫn đến thắng lợi tất yếu của quân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thug. Quang Trung cùng với các tướng sĩ của mình đánh một mốc son chói lọi và hào hùng vào trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ 14 đã tạc lên tượng người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ thành công xuất sắc. Ông là con người toàn tài, vị vua anh dũng, sáng suốt, đánh tan quân xâm lược, đem lại độc lập cho dân tộc. Vẻ đẹp trí tuệ của vua Quang Trung cũng chính là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp, khí phách của dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×