3. Những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật viết truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Năm 1941, ở tuổi 20, nhà văn Tô Hoài đã tạo nên một kiệt tác ở thể loại truyện đồng thoại: “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Với tác phẩm này, Tô Hoài là nhà văn có công mở ra hướng sáng tác mới, thu hút nhiều cây bút tham gia trong suốt lịch sử văn học thiếu nhi Việt Nam.
Năm 1941, ông chủ Nhà xuất bản Tân Dân Vũ Đình Long mời Tô Hoài viết truyện “Con Dế Mèn”, rồi “Dế Mèn phiêu lưu ký” để đăng trên tờ Truyền bá dành cho thiếu nhi. Nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ những nền văn học lớn, nhất là văn học phương Tây, Tô Hoài đã chọn xây dựng Dế Mèn thành hình tượng nhân vật phiêu lưu, vừa khám phá cuộc sống, vừa cổ vũ lý tưởng thế giới đại đồng. Sách truyện in ra được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.
Theo nhà văn Tô Hoài, khi viết “Dế Mèn phiêu lưu ký”, ông chưa biết cách viết đồng thoại nhưng “khi cầm bút, những nhân vật trong truyện không cần nghĩ mãi mới ra mà nó đã nằm sẵn giữa say mê của mình” (Tôi viết đồng thoại: Dế Mèn, Chim Gáy, Bồ Nông). Lý giải điều này, có thể nói, đó là kết quả của sự nhạy cảm thiên tài cộng với những trải nghiệm phong phú của bản thân trong thời thơ ấu. Thêm nữa, nhà văn cũng đã khéo léo đưa vào tác phẩm tư tưởng “thế giới đại đồng”, xây dựng thành lý tưởng dẫn dắt chuyến đi phiêu lưu của Dế Mèn, Dế Trũi. Thế nên, chuyến đi của Dế Mèn, Dế Trũi không đơn giản chỉ là hiếu động, hiếu kì nhất thời mà sâu xa là để kết nối tình anh em giữa muôn loài.
Truyện về chú Dế Mèn của Tô Hoài đã đạt được sự kết hợp hài hòa giữa cốt truyện phiêu lưu và hình thức nhân cách hóa loài vật. Cả hai hình thức nghệ thuật này đều rất hấp dẫn bạn đọc trẻ em, song gần như vắng bóng trong truyện kể dân gian và văn xuôi trung đại Việt Nam. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, dưới tác động của cuộc tiếp xúc văn hóa Đông – Tây, thể loại truyện đồng thoại nói chung, kiểu truyện loài vật phiêu lưu nói riêng mới có cơ hội xuất hiện trong văn học Việt Nam hiện đại.
Đối với trẻ em, cốt truyện phiêu lưu bao giờ cũng hấp dẫn vì hứa hẹn đem đến nhiều điều bất ngờ thú vị. Quả thật, mỗi trang sách mở ra là các em có thêm hiểu biết về tập tính sinh hoạt của từng con vật và mối quan hệ cộng sinh hay loại trừ giữa chúng. Nghệ thuật nhân hóa cung cấp cho các em những hình tượng giàu tính ẩn dụ, gợi dẫn liên tưởng về đời sống xã hội. Chẳng hạn, nhân vật Dế Trưởng là hình ảnh con người truyền thống gia trưởng, bảo thủ; còn hình ảnh “những chị Cào Cào trong làng ra, mỹ miều áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy” gợi lên nét đẹp của người phụ nữ vùng Bắc Bộ vào mỗi mùa lễ hội… Với nội dung phong phú như vậy, “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã tạo được những tác động sâu sắc đối với bạn đọc thiếu nhi cả về nhận thức lẫn tình cảm, giải trí lẫn giáo dục.
Như đã nói ở trên, kiểu truyện đồng thoại về loài vật phiêu lưu ở Việt Nam chỉ nảy sinh và phát triển trong thời kỳ hiện đại của nền văn học. Với tác phẩm này, Tô Hoài trở thành nhà văn khai sinh ra thể văn đồng thoại với hình thức đặc trưng là nhân cách hóa loài vật, kể chuyện vật mà gợi chuyện người dành cho bạn đọc thiếu nhi. Mặt khác, tác phẩm mở đầu này cũng đồng thời là đỉnh cao, là “kiệt tác ở thể đồng thoại”.
Thành công của Tô Hoài đã tác động mạnh mẽ tới nhiều người cầm bút. Nhiều nhà văn từng chia sẻ rằng họ cảm thấy “bị mê hoặc” bởi “cuộc phiêu lưu đầy ý vị của Dế Mèn” (Ngô Văn Phú). Từ chỗ say mê, có người đã tiếp bước Tô Hoài ở thể văn đồng thoại về loài vật phiêu lưu. Cụ thể, đó là Vũ Tú Nam với “Cuộc phiêu lưu của Văn Ngan tướng công”, Trần Hoài Dương với “Cuộc phiêu lưu của những con chữ”, Nguyễn Kiên với “Cuộc phiêu lưu của hòn sỏi”, Vũ Duy Thông với “Cuộc phiêu lưu của ong vàng”, Quách Thiên Kim với “Cuộc phiêu lưu của Kiến Nhóc”… Hiện tại, có hơn 100 tác phẩm được viết theo hình thức loài vật phiêu lưu như vậy. Mỗi tác giả đều có những nỗ lực, những cách thể hiện riêng về đề tài, như mở rộng đối tượng phiêu lưu (đồ vật, ký tự), lý do phiêu lưu (hiếu kì, bị bắt cóc)… Tuy vậy, cho đến nay, “Dế Mèn phiêu lưu ký” vẫn là đỉnh cao không riêng ở thể văn đồng thoại mà còn cả với hệ thống văn học thiếu nhi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |