Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về một số vấn đề xã hội vẫn còn đang tồn tại ở Ấn Độ

tìm hiểu về một số vấn đề xã hội vẫn còn đang tồn tại ở ấn độ
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
57
1
1
Tiến Dũng
10/09/2023 20:36:06
+5đ tặng

Về kinh tếMặc dù FDI của Ấn Độ những năm gần đây đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng do cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài

Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7% trong những năm qua và được đánh giá là quốc gia có tốc tộ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng do dân số đông nên bình quân thu nhập đầu người vẫn ở mức thấp. Vì vậy, Ấn Độ vẫn chỉ được xếp vào quốc gia nằm trong nhóm các nước có “thu nhập trung bình thấp”.

Về chính trị, ngoại giao:Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về an ninh chính trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Trước hết là những mâu thuẫn giữa cộng đồng người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo; tham nhũng cũng đang là vấn đề thách thức lớn đối với Chính phủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc cải thiện phúc lợi của người dân cũng như môi trường đầu tư. Theo đánh giá của tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số tham nhũng của Ấn Độ đang xếp thứ 78/180 quốc gia(9).

Cùng với những vấn đề về chính trị nội bộ, Ấn Độ luôn phải đối phó với những thách thức từ bên ngoài, đặc biệt là từ các nước láng giềng. Ấn Độ và Pakistan vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Kashmir. Ngoài ra, những tồn tại trong quan hệ lịch sử cùng với sự trỗi dậy về kinh tế, quốc phòng và những chiến lược muốn cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực với Trung Quốc đang là một thách thức lớn đối với Ấn Độ. Trung Quốc và Ấn Độ đều mong muốn cải thiện quan hệ hai nước nhưng những "chấn thương của lịch sử" và những mục tiêu củng cố sức mạnh của mỗi quốc gia đều có ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ này.

Về xã hội: Ở Ấn Độ, vấn đề phân hóa giàu nghèo và cùng với nó là quan niệm về đẳng cấp vẫn tồn tại. Theo Hiến pháp Ấn Độ, các hành vi phân biệt đối xử với những người thuộc đẳng cấp thấp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế đẳng cấp Dalit (tiện dân) vẫn bị coi là tầng lớp đáy của xã hội và luôn bị bạc đãi, chịu áp lực từ những người thuộc đẳng cấp cao. Việc phân biệt đẳng cấp này ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ, bởi nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra bất bình đẳng xã hội, gây chia rẽ mất đoàn kết dân tộc, tạo nên hố sâu ngăn cách giàu nghèo, thậm chí còn gây ra xung đột và bạo lực xã hội. Trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, các nhà lãnh đạo luôn đưa ra các chính sách phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện từng bước cuộc sống của người dân nhưng đến nay tỷ lệ người dân còn đói nghèo còn cao (21,9%)(10), hàng triệu người dân không được tiếp cận với nguồn điện quốc gia... GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ đạt 2.170 USD năm 2019; Chỉ số phát triển con người (HDI) của Ấn Độ rất thấp xếp thứ 131/189(11). Dân số của Ấn Độ đông, trẻ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển kinh tế.

Như vậy, sau 30 năm cải cách toàn diện đất nước, Ấn Độ đã giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, vị thế, vai trò, uy tín của Ấn Độ ngày càng được nâng cao. Mặc dù vẫn còn nhiều tồn tại, song với những thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua, sự quyết tâm của Chính phủ và sự đồng lòng của doanh nghiệp, người dân, Ấn Độ sẽ sớm vượt qua những khó khăn trước mắt do dịch bệnh Covid-19 tàn phá, khắc phục những tồn tại để đưa Ấn Độ sớm trở thành cường quốc lớn mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
An
10/09/2023 20:36:17
+4đ tặng

Ấn Độ đang phải đối diện với khá nhiều vấn đề thuộc về hạ tầng xã hội. Tỷ lệ người nghèo cao, 30% dân số mù chữ. “Sự phân mảnh quốc gia” bởi ngôn ngữ, tôn giáo(6) cùng xung đột tôn giáo. Tình trạng thiếu thốn và yếu kém của cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng...  

Hệ thống đẳng cấp cổ truyền là vấn đề lớn và là trở lực cho một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững. Đã từng có nhận xét: Nhìn khắp đất nước này, nhận thức về đẳng cấp rất ít bị suy giảm. Có thể phải vài thập kỷ hoặc thế kỷ chuyển đổi dần dần, thì Ấn Độ mới có thể tuyên bố mình đã thoát khỏi sự chi phối của hệ thống đẳng cấp.

Niềm tin vào kiếp luân hồi và mong ước thoát kiếp luân hồicủa các tín đồ,   tuy có sức điều tiết để người Ấn Độ giữ đạo đức trong kinh tế thị trường - thứ được coi là xa xỉ với không ít người. Song mặt khác, những quan niệm tôn giáo ấy cũng làm suy giảm khát vọng về cuộc đời hạnh phúc, nỗ lực vượt lên thực tại và hội nhập.    

Nhưng có lẽ, chính những vấn đề hôm nay, khi được nhìn nhận và hướng tới giải quyết, lại chính là động lực thúc đẩy để nhân dân Ấn Độ và những con người có tâm có chí vươn lên vì một đất nước Ấn Độ mới giàu mạnh, phát triển bền vững và công bằng. Ấn Độ thế kỷ XXI sẽ xuất hiện những con người như Mahatma Gandhi.

Ấn Độ có nhiều giá trị XHCN vốn tồn tại trong lịch sử và vẫn còn hiện hữu trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Lịch sử cận đại và hiện đại của Ấn Độ cũng đang tiếp nối và bồi đắp cho những nhân tố XHCN ấy, song dường như là bằng những cách thức khác. Xã hội hóa kinh tế và dân chủ hóa chính trị ở Ấn Độ hiện nay có thể được xem là những nhân tố XHCN góp phần làm cho sự phát triển của nước này đạt tới các  tiêu chí nhanh, nhân bản và bền vững. Còn không ít những trở lực trên con đường phát triển của Ấn Độ, nhưng với những di sản của quá khứ, với những nỗ lực cải cách hiện nay, có thể tin tưởng rằng, các nhân tố tích cực ấy sẽ lớn dần.

1
0
Pingg
10/09/2023 20:36:21
+3đ tặng

Ở Ấn Độ, vấn đề phân hóa giàu nghèo và cùng với nó là quan niệm về đẳng cấp vẫn tồn tại. Theo Hiến pháp Ấn Độ, các hành vi phân biệt đối xử với những người thuộc đẳng cấp thấp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế đẳng cấp Dalit (tiện dân) vẫn bị coi là tầng lớp đáy của xã hội và luôn bị bạc đãi, chịu áp lực từ những người thuộc đẳng cấp cao. Việc phân biệt đẳng cấp này ảnh hưởng trực tiếp đến công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ, bởi nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra bất bình đẳng xã hội, gây chia rẽ mất đoàn kết dân tộc, tạo nên hố sâu ngăn cách giàu nghèo, thậm chí còn gây ra xung đột và bạo lực xã hội. Trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc, các nhà lãnh đạo luôn đưa ra các chính sách phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện từng bước cuộc sống của người dân nhưng đến nay tỷ lệ người dân còn đói nghèo còn cao (21,9%)(10), hàng triệu người dân không được tiếp cận với nguồn điện quốc gia... GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ đạt 2.170 USD năm 2019; Chỉ số phát triển con người (HDI) của Ấn Độ rất thấp xếp thứ 131/189(11). Dân số của Ấn Độ đông, trẻ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho sự phát triển kinh tế.

Như vậy, sau 30 năm cải cách toàn diện đất nước, Ấn Độ đã giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, vị thế, vai trò, uy tín của Ấn Độ ngày càng được nâng cao. Mặc dù vẫn còn nhiều tồn tại, song với những thành tựu đã đạt được trong 30 năm qua, sự quyết tâm của Chính phủ và sự đồng lòng của doanh nghiệp, người dân, Ấn Độ sẽ sớm vượt qua những khó khăn trước mắt do dịch bệnh Covid-19 tàn phá, khắc phục những tồn tại để đưa Ấn Độ sớm trở thành cường quốc lớn mạnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×