Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm vô giá nhưng nổi bật nhất có lẽ là "Truyện Kiều". Thi phẩm mà đặc biệt là đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp của người con gái tài sắc vẹn toàn - Thúy Kiều. Trước hết, thi nhân đã phác lên một nét vẽ đẹp tuyệt diệu về cặp mắt của Kiều "Làn thu thủy, nét xuân sơn". Ôi! Đôi mắt của nàng mới trong trẻo và ling lanh làm sao! Hơn hết, tác giả còn nhấn mạnh cặp mắt ấy như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng. Đây cũng chính là vẻ đẹp ước lệ, tượng trưng thường gặp trong thơ văn cổ. Bên cạnh đó, những nghệ thuật nhân hóa, thậm xưng, so sánh, ẩn dụ,... đã tiếp tục đưa sắc đẹp của Thúy Kiều đến tuyệt đỉnh, khiến cho "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". "Hoa" và "liễu" là những loài vô tri vô giác, vậy mà phải "ghen", phải "hờn", tức giận trước vẻ đẹp mặn mà, "mười phân vẹn mười" của nàng. Còn đối với con người, nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại thì nước người ta sẽ bị đổ. Chao ôi! Thúy Kiều đúng là một tuyệt thế giai nhân. Kiều không chỉ sở hữu một vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa mà còn sở hữu nhiều tài sắc hơn người. Thật vậy, qua đoạn trích này, người đọc thầm ca ngợi và khâm phục tài năng của Nguyễn Du. Và có thể khẳng định rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, hình ảnh của người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn.
=> Câu ghép: Còn đối với con người, nàng Kiều chỉ cần ngoảnh lại thì nước người ta sẽ bị đổ.
=> Một phương tiện liên kết: phép nối "Kiều không chỉ...mà còn" (Nối bằng cặp quan hệ từ)
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |