Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiình dung kim trọng đang mong đợi, trông ngóng tin tức của thúy kiều

hiình dung kim trọng đang mong đợi, trông ngóng tin tức của thúy kiều
2 trả lời
Hỏi chi tiết
71
1
1
Tiến Dũng
25/09/2023 21:48:45
+4đ tặng

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du – một tác phẩm có giá trị văn hóa lớn và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đoạn trích là tiêu biểu và thể hiện đầy đủ nhất cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài năng của Nguyễn Du. Nổi bật trong đoạn trích là tâm trạng của Thúy Kiều khi bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích.

Mở đầu tác giả đã vẽ ra khung cảnh không gian và thời gian tại lầu Ngưng Bích, không gian rộng lớn, tĩnh mịch làm nổi bật lên tâm trạng cô đơn và cảnh ngộ bi kịch của Kiều:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân…
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

“Khóa xuân” chính là tình cảnh bị giam hãm, cầm tù của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích, cảnh ngộ của Kiều đầy bi kịch. Các từ ngữ miêu tả: “vẻ non xa”, “bốn bề bát ngát”, “cát vàng cồn nọ”,… gợi không gian mênh mông rợn ngợp, bày tỏ tâm trạng lạc lõng, bơ vơ của Kiều trước đất trời rộng lớn. Bức tranh có màu sắc, đường nét nhưng lại vắng bóng con người, sự sống, càng tăng thêm vẻ trống trải, hoang vắng và lạnh lẽo. Từ chính hoàn cảnh đó, Thúy Kiều đã ý thức về cảnh ngộ đầy bi kịch của mình:

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích thông qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích“Bẽ bàng” chính là tâm trạng hoang mang đến tột độ và chua xót khôn cùng của Kiều với số phận. “Mây sớm đèn khuya” là vòng tuần hoàn khép kín của không gian và thời gian, chính như nỗi đau không có điểm dừng của nàng Kiều. Tám câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ của Kiều về người yêu, cha mẹ, trước hết là nàng nhớ về Kim Trọng:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng…
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

Đây là một nỗi nhớ kín đáo mà Kiều dành cho Kim Trọng, nàng cảm thấy tiếc nuối và xấu hổ khi đã không giữ được lời thề trăm năm. Sau nỗi nhớ về Kim Trọng, nàng nhớ về gia đình:

“Xót người tựa cửa hôm mai…
Sân lai gốc tử đã vừa người ôm”

Nghĩ về cha mẹ, Kiều không ngừng xót xa thương cảm, nàng đã không thể làm tròn chữ hiếu, không thể bên cạnh phụng dưỡng cho cha mẹ. Nàng nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau cũng là điều dễ đồng cảm, bởi nàng đã phá lời thề với Kim Trọng, phụ tấm lòng của chàng nên cảm thấy rất có lỗi. Còn với cha mẹ, nàng đã kịp báo hiếu phần nào, hơn nữa còn có em trai và Thúy Vân chăm lo. Đặc biệt trong tám câu thơ cuối bài, tâm trạng buồn đau của Thúy Kiều được diễn tả theo nhiều cung bậc khác nhau:

“Buồn trông ngọn nước mới sa…
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Bốn cặp câu thơ lục bát với điệp từ “buồn trông” ở mỗi cặp câu vừa làm hiện lên bức tranh cảnh vật lại tô đậm tâm trạng của nàng Kiều. Nỗi buồn đau, xót xa ngày càng tha thiết, nàng hoang mang trước những dự cảm chẳng lành về một cuộc đời đầy rẫy những sóng gió, đau khổ.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh đầy tâm trạng, tâm trạng của nàng Kiều được đại thi hào Nguyễn Du diễn tả thật sinh động và chân thực. Qua tâm trạng đó, người đọc cảm nhận được cảnh ngộ đầy bi kịch, số phận bèo bọt của Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
ngô quỳnh
25/09/2023 22:08:37
+3đ tặng

Với tám câu giữa trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", ta có thể thấy được nỗi nhớ thương người yêu cùng nỗi nhớ cha mẹ của Kiều ngập tràn trong từng lời thơ. Nàng nhớ đến Kim Trọng - mối tình đầu sâu đậm đầy luyến tiếc của mình:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ."

Chữ "tưởng" mở đầu cho dòng thơ là dòng hồi tưởng, là những hồi ức của Kiều về Kim Trọng. Nhớ về mối tình đầu của mình, Kiều nhớ lại những lời thề son sắt của cả hai dưới ánh trăng vằng vặc, rằng:

"Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song".

Dưới ánh trăng vĩnh cửu đó, Kiều và Kim Trọng đã cùng nhau nâng "chén đồng" - chén rượu thề nguyền cùng đồng lòng, đồng dạ. Vầng trăng kia giờ đây vẫn sáng tròn, vẫn vẹn nguyên như thế, vậy mà tình duyên của hai người lại đột ngột bị chia cắt trong đau đớn. Câu thơ nhịp nhàng như lời kể của một trái tim yêu đang đau đớn khôn cùng khi nhớ về những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ. Và khi nhớ về Kim Trọng, Kiều càng đau đớn hơn khi hình dung ở Liêu Dương xa xôi, Kim Trọng vẫn chưa hề hay tin nàng đã phải "bán" mình chuộc cha và vẫn một lòng hướng về Kiều, đợi chờ từng chút tin tức của nàng một cách vô ích: "Tin sương luống những rày trông mai chờ".

Nhớ tình lang của mình bao nhiêu, hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp đẽ bao nhiêu thì Kiều lại càng xót xa cho phận mình bấy nhiêu:

"Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"

Một mình bơ vơ, lạc lõng giữa chốn xa lạ, nàng thương cho thân phận mình và lại càng tiếc thương cho mối tình đầu ngây thơ đẹp đẽ. Thế nhưng dù rằng đã đi xa, đã không còn vẹn nguyên là một thiếu nữ ngày nào, nhưng "tấm son" - tấm lòng thuỷ chung của nàng với Kim Trọng sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Giữa lúc cô đơn, lạc lõng, bị giam cầm, thế nhưng Kiều vẫn nhớ về Kim Trọng với một tấm lòng thuỷ chung son sắt.

Nhớ người yêu là vậy, nhưng trong tâm can Kiều còn thổn thức cả nỗi nhớ thương về cha mẹ của mình. Nếu như khi nhắc về nỗi nhớ Kim Trọng, Kiều trong niềm hồi "tưởng" thì nhắc tới cha mẹ, nàng lại cảm thấy "xót" xa vô cùng:

"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?"

Một mình giữa chốn xa lạ, thế nhưng Kiều lại xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ của mình, đã già yếu vậy mà ngày ngày vẫn "tựa cửa" mong ngóng tin tức con. Là phận con, Kiều càng đau xót hơn khi không được tự mình chăm lo cho cha mẹ lúc về già. Câu thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh" cùng điển tích "sân Lai gốc tử" đã nói lên nỗi lòng của một người con hiếu thảo đang đau đớn vì không được kề bên chăm sóc cha mẹ già. Nhớ cha mẹ, tưởng tượng thấy quê nhà đã thay đổi nhiều mà cha mẹ lại càng ngày càng già yếu, vậy mà nàng lại chẳng thể sớm hôm chăm lo, điều đó mới thật đau xót làm sao! Cụm từ "cách mấy nắng mưa" là một cụm từ chỉ thời gian dài xa cách, đã trải qua bao mùa nắng mưa, nhưng đó cũng là cách nói chỉ sự tàn phá của thiên nhiên, thời gian đối với con người và cảnh vật. Nhớ cha mẹ, nhớ về công lao dưỡng dục sinh thành, Kiều lại càng đau đáu niềm ân hận, day dứt khi đã phụ công của cha mẹ. Nỗi nhớ thương, tâm tình ấy gửi vào cả không gian và thời gian khiến ta cảm thấy nó thật sâu sắc, chân thành vô cùng!

Đến đây có lẽ sẽ nhiều người hỏi, tại sao Kiều nhớ thương cha mẹ nhiều như vậy nhưng lại nhắc nhớ về người yêu trước mà không phải mẹ cha của mình? Lí giải điều này có lẽ là vì khi Kiều "bán mình" chuộc cha, nàng đã tạm yên lòng với chữ hiếu, nàng đã phần nào đền đáp được công ơn cha mẹ sinh thành. Thế nhưng với Kim Trọng, khi nàng rời đi, chàng vẫn chẳng hề hay biết, vẫn một lòng giữ gìn lời thề và kì vọng vào Kiều. Có thể nói, Kiều nghĩ rằng mình đã phụ chàng nên nàng mới day dứt nỗi đau ấy mà nhớ tới chàng trước tiên. Đây là tâm trạng hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí của con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo