Có bao giờ bạn vấp ngã? Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ vững bước trong cuộc đời mà không bao giờ gặp sai lầm hay thất bại! Đó là ý nghĩ rất sai lầm, vì dù bạn có cẩn thận thế nào, có dành hết công sức và tâm huyết để thực hiện một điều gì đó nhưng không phải lúc nào bạn cũng sẽ thành công! Hãy coi thử thách như là trải nghiệm, và nhẹ nhàng bước qua nó, bạn sẽ thấy chẳng có gì khó. Hãy đừng gồng mình cố gắng, mà cháy hết mình, công việc sẽ hấp dẫn hơn bạn nghĩ đấy. Bạn đã bao giờ tự hài lòng với chính bản thân mình chưa? Còn tôi thì chưa. Thật sự, tôi chưa hề hài lòng với những gì mình đã có. Từ quá trình đến kết quả, chả có gì làm tôi ưng ý. Thực sự, tôi đã vấp ngã rất nhiều. Vấp ngã, rồi lại tự xốc tinh thần, tự đứng lên, tự đi tiếp, và rồi lại vấp ngã,.... Cuộc hành trình tìm đến thành công trước giờ của tôi chả mấy suôn sẻ. Và thực tế, bây giờ tôi vẫn chưa đạt được cái tôi muốn có. Nhưng tôi muốn chia sẻ cho các bạn, những bạn có ước mơ và khát khao chinh phục con đường mà mình mong muốn kinh nghiệm vấp ngã của người từng vấp ngã: cách mà tôi vấp ngã và cách mà tôi vượt qua nó. Sẽ có những bạn đọc đến đây cảm thấy tôi thật buồn cười. Nhưng tôi không nghĩ vậy, đôi lúc sự vô tình của cuộc sống sẽ đẩy bạn mắc phải sai lầm và dẫn đến thất bại. Và tương lai thì chẳng ai nói trước được gì, dù bạn tài giỏi đến đâu. Vấp ngã, chuyện thường thôi! Hai năm vừa qua của tôi: một năm thi, một năm ôn luyện. Nó cực hơn rất nhiều với những ai nghĩ "ôn thi lại mà ở nhà là sướng". Tôi xin khẳng định là không, không hề nhàn nhã như cách mọi người nghĩ, có thể không phải nhàn nhã về công việc, nhưng chắc chắn không thể nhàn nhã về tinh thần. Xin lỗi nếu đụng chạm đến ai chứ tôi còn nhớ cảm giác ngồi ở lớp học thêm giữa một rừng 2k mà chúng nó gọi tôi là “chị”, nó tủi đến mức nào Đặc biệt, với một đứa thi lại, như tôi. Việc ôn lại là tốt, đối với những ai vững tinh thần, ý chí trong việc theo đuổi ước mơ của mình. Vạch ra cho mình những kế hoạch phải đạt được, xác định những kết quả mình muốn có được, và tìm động lực để bắt đầu cuốc hành trình chinh phục nó. Nhưng bạn cũng đừng màu hồng quá, khi mà ngọn sóng đầu tiên bạn phải vượt qua Đó là kỉ luật, tự nghiêm khắc với bản thân, việc đó sẽ ảnh hưởng đến tương lại của mình. Tiếp đến, bạn còn phải chịu những lời ra tiếng vào. Cụ thể trường hợp của tôi: Bất cứ ai gặp tôi hay mẹ tôi đều hỏi "Cháu học trường gì", "Cháu học ngành gì", "Cháu thi bao nhiêu điểm", .... và rồi chung một câu trả lời: "Cháu ôn thi lại" với vẻ ngậm ngùi và sự tiếc nuối với kết quả không như ý. Thi lại- bị coi thường. Thi lại- bị kì thị. Thi lại- là tủi nhục. Tôi đã từng nghĩ như thế, nhưng sau này mới ngẫm ra một điều hay ho của kẻ thi lại giống tôi: nhìn như vậy nhưng không hẳn là vậy, bạn thử nghĩ mà xem, hào quang sẽ rực rỡ như thế nào khi bạn chạm được đỉnh ước mơ, sẽ có bao nhiêu ánh nhìn trầm trồ về phía bạn khi bạn đã hoàn thành xuất sắc mục đích? Ý tôi nói, bạn phải vấp ngã, thì sự thành công sẽ thật ý nghĩa! Nhưng cái đó không đồng nghĩa với việc bạn cho phép mình trì hoãn với việc thành công. Chỉ cần bạn có ý nghĩ thành công, và kiên định với nó, thành công sẽ đến với bạn. Hãy luôn sợ phải hối tiếc, hơn là sợ phải thất bại. Cái kinh nghiệm của mình ở đây không phải là cách ôn thi (cái này mình sẽ chia sẻ và viết tips sau). Hãy thử nghĩ đi, bố mẹ bạn đang chờ bạn thành công, anh chị bạn đang chờ bạn thành công, những người bạn của bạn chờ bạn thành công, và biết bao nhiêu người nữa, những người xung quanh của bạn chờ bạn thành công. Như tôi, sẽ hạnh phúc thế nào nếu tôi được khoác trên mình tấm áo blouse và chiếc ống nghe bên mình?. Vì thế, hãy vực dậy đi, vực dậy tiềm năng trong con người bạn, kẻ đó chưa lộ diện đâu- bạn - con người của thành công. Tôi cứ nghĩ vậy, mình chưa làm gì để thuyết phục con người có năng lực trong mình xuất hiện. Đơn giản, vì sự quyết tâm của tôi chưa đủ lớn, sự cố gắng chưa đủ lớn dẫn đến hành động chưa đủ nhiều và vì sự chây lười đã lấn át tư tưởng tôi suốt năm qua.Ừ! Mình có thể để ngày mai làm cũng được. Ừ! Cái này tháng sau hoàn thành cũng không sao. Có trục trặc gì, mình vẫn cho mình một năm để làm lại từ đầu,.... Đấy là những sự trì hoãn dẫn đến chậm trễ. Hãy làm việc có kế hoạch đi, và biến chúng thành thói quen của bạn. Đúng giờ trong mọi việc, tỉnh táo trong suy nghĩ, và đừng để thứ gì xâm nhập vào tư duy của bạn, vì chúng sẽ dần đánh cắp cả ước mơ của bạn. Nó sẽ bắt bạn phải suy nghĩ “mình không đủ khả năng”, “giới hạn mình đến đó”. Tại sao bạn không nghĩ Tất cả mọi việc là do mình, mọi sự là do mình, và kết quả cũng là do mình? Tôi tin là ai cũng từng vấp ngã, quan trọng là họ đối xử với cơ hội “được làm lại” đó như thế nào. Do số phận ư? Bạn dễ dàng đến thế à? Đó là ý nghĩ chẳng khác gì vết dao đâm vào trong chính tiềm thức bạn, để bạn có cớ đổ lỗi cho cái khác-mà lỗi do chính bạn gây ra. Bởi vậy, ý nghĩ cực-kì quan trọng. Hay một cách xử lí khác khi bạn đang lún vào hố sâu của tuyệt vọng khi gặp thất bại: đó là sự căm phẫn và dằn vặt bản thân khi kết quả không như ý muốn, và tự hứa rằng lần sau sẽ làm tốt hơn và rồi lao vào cái vòng xoáy ôn luyện, xiết chặt kỉ luật với bản thân. Tôi-là người đã có suy nghĩ như vậy khi làm một việc gì kết quả không như ý, tôi sẽ đổ lỗi cho chính mình và bắt đầu vực dậy ngay lập tức và làm như trên, kết quả là thất bại. Không, tôi khuyên bạn tùy từng trường hợp nhưng thường thì đừng nên nghĩ thế. Vì lúc đó, ý nghĩ xuất hiện trong đầu bạn chỉ là sự không phục, là sự bất mãn với tất cả. Hãy bình tĩnh và xem lại quá trình bạn làm có gì không ổn, bạn đánh giá, việc là đó đã hiệu quả hay chưa, và xem xét có lỗi gì, sai trật tự không. Xem xét lại thái độ làm việc và độ kỉ luật. Trình tự quan trọng nhé, sai một ít thôi kết quả sẽ khác xa so với bạn tưởng tượng. Ví dụ nhé, cho những ai học Hóa: Nước đổ vào axit hay axit đổ vào nước? Tóm lại, quy trình lỗi thì sản phẩm lỗi. Thất bại sẽ không bao giờ chiến thắng bạn, nếu như quyết tâm thành công của bạn là đủ lớn. Hãy vấp ngã đi, vì không vấp ngã, cuộc đời vô vị lắm; và hãy chấp nhận thất bại, vì nó sẽ là những bài học kinh nghiệm vô giá mà ở trường không thầy cô nào dạy cho bạn