Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch của vũ nương, nguyên nhân nào là nguyên nhân sâu sa nhất. Nhân vật trương sinh có rơi vào bi kịch không

câu1 theo em nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch của vũ nương , nguyên nhân nào là nguyên nhân sâu sa nhất
câu2 nhân vật trương sinh có rơi vào bi kịch không
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
102
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của vũ nương có thể là do nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những nguyên nhân quan trọng có thể là áp lực từ xã hội và gia đình. Vũ nương thường phải đối mặt với áp lực để thành công trong sự nghiệp và đáp ứng được kỳ vọng của mọi người xung quanh. Đồng thời, họ cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành nghệ thuật, đòi hỏi phải luôn hoàn thiện và tỏa sáng trên sân khấu. Những áp lực này có thể dẫn đến căng thẳng tâm lý, stress và sự kiệt quệ về tinh thần, từ đó dẫn đến bi kịch.

Nguyên nhân sâu sắc nhất có thể là sự thiếu tự do và sự kiểm soát của xã hội đối với vũ nương. Họ thường phải tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực và kỷ luật nghiêm ngặt trong nghề nghiệp của mình. Điều này có thể làm mất đi sự tự do cá nhân và khả năng tự thể hiện của vũ nương, dẫn đến sự chán nản và bi kịch.

Câu 2: Tùy thuộc vào cốt truyện và tình huống cụ thể, nhân vật Trương Sinh có thể rơi vào bi kịch hoặc không. Việc rơi vào bi kịch phụ thuộc vào những sự kiện và tình huống mà nhân vật này phải đối mặt trong câu chuyện.
1
3
chip chip
03/10/2023 19:56:15
+5đ tặng
Câu 1. 

- Nguyên nhân trực tiếp: Đêm đêm, dưới ngọn đèn khuya, Vũ Nương thường "trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản". Cái bóng trên vách khiến bé Đản ngộ nhận là cha mình, sau khi người cha trở về thì không chịu nhận và ngây thơ, vô tình nói khiến mẹ bị oan. 

=> Những lời nói thật của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh.

- Nguyên nhân gián tiếp: 

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Vũ Nương là "con kẻ khó" được Trương Sinh đem trăm lạng vàng để xin cưới. Đây là sự đối lập về giàu nghèo, trái ngược về hoàn cảnh trong xã hội phong kiến mà đồng tiền bắt đầu làm đen bạc thói đời.

+ Do tính cách của Trương Sinh: đa nghi hay ghen đã sản sinh ra sự hồ đồ, độc đoán, gia trưởng sẵn sàng thô bạo với Vũ Nương, đây chính là mầm mống của bi kịch sau này khi có biến cố xảy ra. Biến cố là khi Trương Sinh đi lính xa nhà, khi về mẹ già đã mất. Mang theo tâm trạng buồn khổ, chàng bế đứa con ra thăm mộ mẹ, đứa trẻ đã quấy khóc không chịu nhận cha. Lời nói ngây thơ của đứa trẻ khiến chàng đau lòng: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít". Trương Sinh gặng hỏi đứa trẻ lại đưa thêm những thông tin đáng nghi.

+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàn, thô bạo của Trương Sinh. Chàng vốn là kẻ không có học lại hay ghen tuông làm cho mờ mắt, Trương Sinh không đủ bình tĩnh, sáng suốt để phân tích những điều phi lý của đứa trẻ. Con người ích kỷ để rồi vội vàng kết luận, chắc nịch theo quan điểm cá nhân cho rằng Vũ Nương không thủy chung. Chàng bỏ ngoài tai tất cả những biện minh, phân giải từ vợ. Khi Vũ Nương hỏi thì giấu không kể lời con nói. Ngay cả những bênh vực của họ hàng, làng xóm cũng không thể cởi bỏ oan khuất của Vũ Nương. Trương Sinh bỏ qua mọi cơ hội cứu vãn tấn thảm kịch, không nghĩ đến tình cảm vợ chồng, không quan tâm đến công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình mình. Qua đó cho thấy Trương Sinh mang đậm tính cách độc đoán, gia trưởng của chế độ nam quyền bất công, thiếu lòng tin và thiếu tình thương.

+ Do lễ giáo phong kiến hà khắc, phụ nữ không có quyền nói, quyền được bảo vệ mình. Trong lễ giáo ấy, chữ trinh quan trọng hàng đầu, người phụ nữ khi đã mang tiếng thất tiết với chồng thì bị cả sẽ hội hắt hủi, chỉ còn con đường chết để minh oan cho bản thân. Hơn nữa, chế độ nam quyền đã dung túng, cổ xúy cho thói gia trưởng, ích kỉ của người đàn ông, cho họ cái quyền tàn phá hạnh phúc mong mang của người phụ nữ.
+ Vũ Nương không chỉ là nạn nhân của chế độ nam quyền mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Chiến tranh đã gây nên cảnh sinh ly, góp phần dẫn đến cảnh tử biệt. Trương Sinh phải đi lính, thời gian xa cách như ngọn lửa âm ỉ đã thổi bùng trong con người vốn đa nghi và vô học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
qtiel
03/10/2023 19:57:36
+4đ tặng
C1:

Nguyên nhân trực tiếp:

+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.

+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
C2:Có

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×