Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết các đoạn văn phân tích mỗi vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm " chuyện người con cái Nam Xương" (mỗi vẻ đẹp là 1 đoạn)

viết các đoạn văn phân tích mỗi vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm " chuyện người con cái Nam Xương"
(mỗi vẻ đẹp là 1 đoạn)
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
64
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Vũ Nương là một nhân vật đầy đặn đẹp trong tác phẩm "Chuyện người con cái Nam Xương". Vẻ đẹp của cô được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau.

Đầu tiên, vẻ đẹp nội tâm của Vũ Nương là điểm đáng chú ý. Cô là một người rất hiền lành, tốt bụng và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Tình yêu thương và sự chân thành của cô dành cho gia đình và bạn bè làm cho mọi người xung quanh cảm thấy ấm áp và an lành. Vũ Nương luôn có một trái tim nhân hậu và sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ những người mình yêu thương.

Thứ hai, vẻ đẹp ngoại hình của Vũ Nương cũng rất đáng ngưỡng mộ. Cô có gương mặt thanh tú, đôi mắt sáng ngời và mái tóc dài mượt mà. Vũ Nương luôn biết cách chăm sóc bản thân và luôn trông rất tươi tắn và rạng rỡ. Bên cạnh đó, cô cũng có vóc dáng thon gọn và duyên dáng, khiến cho mọi người không thể rời mắt khỏi cô.

Cuối cùng, vẻ đẹp tinh thần của Vũ Nương là điểm đặc biệt và đáng kinh ngạc. Cô có một tinh thần kiên cường và sự quyết tâm không thể lay chuyển. Dù gặp phải những khó khăn và thử thách trong cuộc sống, Vũ Nương luôn giữ vững niềm tin và không bao giờ từ bỏ. Sự kiên nhẫn và sự kiên trì của cô đã giúp cô vượt qua mọi khó khăn và trở thành một người phụ nữ mạnh mẽ và đáng ngưỡng mộ.

Tổng kết lại, Vũ Nương là một nhân vật đẹp cả bên trong lẫn bên ngoài. Vẻ đẹp nội tâm, ngoại hình và tinh thần của cô là những yếu tố tạo nên sức hút và sự đặc biệt của Vũ Nương trong tác phẩm "Chuyện người con cái Nam Xương".
1
0
Thành
08/10/2023 21:17:25
+5đ tặng

Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bọt bèo. Không chỉ nhỏ bé về thân phận mà còn chịu nhiều bất công, chèn ép của định kiến xã hội phong kiến đương thời. Viết về đề tài này, Nguyễn Dữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã lột tả sâu sắc được nỗi bất hạnh mang tính bi kịch ấy của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.

Bi kịch của Vũ Nương trước hết có ngọn nguồn từ những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Vì chiến tranh mà con phải xa cha, vợ cách biệt chồng. Mọi hiểu lầm dẫn đến bi kịch sau này của Vũ Nương đều bắt nguồn từ đây. Đời làm vợ được sống bên chồng của Vũ Nương thật ngắn ngủi: “sum họp chưa thỏa… đã chia phôi vì động việc lửa binh”. Trương Sinh ra trận, nàng phải sống trong cảnh “vợ trẻ xa chồng”, “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”…

Ở nhà, nàng vừa khắc khoải nhớ thương, vừa lo làm lụng sớm khuya nuôi con, nuôi mẹ. Gánh nặng gia đình bao nhiêu gian nan, vất vả trút cả lên vai. Mẹ già yếu, ốm đau rồi mất. Con thơ bé dại. Vũ Nương một thân một mình chẳng ai đỡ đần sẻ chia trăm công nghìn việc.

Trong xã hội nam quyền mang tính chất gia trưởng của xã hội phong kiến xưa đã dung túng, tiếp tay cho hành động tăm tối, mù quáng của Trương Sinh; cho Trương Sinh được quyền kết tội vợ mà không cần giải thích lí do, mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi, dồn đẩy vợ đến chỗ phải quyên sinh mà vẫn vô can.

Sau ba năm chờ đợi, Trương Sinh trở về, nhưng oái oăm thay, lúc chàng Trương trở về cũng là lúc Vũ Nương phải vĩnh viễn rời xa tổ ấm. Trớ trêu hơn, cái bóng biểu tượng của tình vợ chồng gắn bó, để nguôi nỗi nhớ cha của con, nhớ chồng của vợ. Vậy mà Trương Sinh lại hồ đồ, đa nghi, một mực khẳng định đó là bằng chứng hư hỏng của vợ.

Trương Sinh nghe lời con thơ về người cha bí ẩn “đêm nào cũng đến” thì từ chỗ nghi ngờ chuyển sang khẳng định “đinh ninh là vợ hư”. Còn gì đau đớn hơn, còn gì đau đớn bằng khi chính người chồng mình rất mực yêu thương nghi ngờ, ruồng rẫy. Vũ Nương bị kết tội thất tiết mà không được giải thích lí do, oan ức mà không thể thanh minh.

Trương Sinh đối với nàng ngày càng lạnh lùng, tàn nhẫn: mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi. Bị bôi nhọ danh dự, bị đày đọa tinh thần, bị chà đạp thể xác, cuối cùng không còn đường nào khác, bị tước đoạt quyền sống, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết.

Không thể minh chứng sự trong sạch của bản thân, quá tuyệt vọng, Vũ Nương đã tìm đến dòng Hoàng Giang để rửa sạch mọi oan khuất: “thần sông có linh, xin ngài chứng giám”.

Bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện ở chi tiết kì ảo cuối truyện. Dù được Linh Phi cứu giúp, nhờ Phan Lang mà Vũ Nương được về gặp chồng một lần trên bến Hoàng Giang nhưng nàng cũng chỉ có thể hiện về và nói vọng vào từ giữa dòng sông những lời nghẹn ngào, chua xót: “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ước ao trở về mà chẳng thể trở về, khát khao hạnh phúc mà không thể nào có được hạnh phúc - Đó phải chăng là bi kịch đau đớn nhất của Vũ Nương, cũng là đau đớn nhất của kiếp người?

Như vậy, Vũ Nương là một người phụ nữ có nhiều vẻ đẹp đáng quý nhưng cuộc đời khổ đau, bất hạnh. Phẩm giá của nàng là vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Còn cuộc đời nàng trớ trêu, bi thảm lại là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ thể hiện được một tinh thần nhân đạo sâu sắc, lên án thói ghen tuông mù quáng, chiến tranh phi nghĩa và chế độ nam quyền. Kêu cứu cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư