Bài ca dao được coi là lời đối đáp tỏ tình của đôi trai gái gặp nhau, biết nhau và cảm nhau muộn màng – vì cô gái đã có chồng.
Chàng trai dẫu biết rằng cô gái đã có chồng và không thể tính chuyện trăm năm được nữa nhưng không nén nổi tình cảm của mình, vẫn thốt lên những lời than thở bộc lộ sự nuối tiếc chân thành. Nếu hiểu như vậy, ta sẽ thấy cách tỏ tình của chàng trai hết sức độc đáo và tỉnh tế. Cô gái đã có chống khiến cho chàng trai rơi vào tình trạng chới với thất vọng ngay khi tình yêu vừa chớm nở.
Chàng trai dùng lối nói bóng gió xa xôi, thậm chí loanh quanh khổ hiểu: Trèo lên cày bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hải nụ tầm xuân, Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, rồi lại nói thẳng đến mức không thể nào giản dị, tự nhiên hơn: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay.
Ba câu đầu kể vô chuyện hái hoa trong vườn. Từ cách kể đến nội dung được tường thuật, miệu tả đều toát lên một điều gì đó không bình thường trong tâm trạng của người kể chuyện. Căn cứ theo đó thì cái nổi lên từng câu chuyện không phải là hoa bưởi hay nụ tầm xuân mà chủ yếu là những động tác trèo lên, bước xuống. Cho nên dù chuyện hái hoa là thực hay hư thì nó cũng phản ánh rất rõ cái trạng thái bối rối, đứng ngồi không yên của chàng trai đang muốn bày tỏ tình yêu tha thiết và nỗi tiếc nuối khôn nguôi của mình trước người con gái anh yêu.
Câu đầu nói đến hoa, câu sau nói đến nụ, vừa tạo sự không trùng lặp, vừa phù hợp với vần điệu của câu thơ, đồng thời lại tạo được một ý thơ, làm điểm tựa tuyệt vời để chuyển sang câu 3 một cách tự nhiên, hợp lí.
Có thể coi câu: Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc là nhịp cầu và bước chuyển tiếp tài tình không thể thiếu giữa hai cách nói, hai hình thức thể hiện tự sự và trữ tình, hư và thực, xa và gần.
Tính từ xanh biếc rất phù hợp với ý thơ và vần thơ. Còn màu xanh biếc có đúng với màu hoa tầm xuân trong thực tế hay không thì có lẽ không cần bình luận. Bởi vì trong ca dao có nhiều câu nói đến những mùi vị, màu sắc và những điều không bao giờ có trong thực tế mà chỉ có trong trí tưởng tượng mà thôi. Ví dụ:
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím,
Em đã có chồng, trả yếm cho anh.
Trở lại với bài ca dao trên, trong khi chàng trai thất tình não nuột thốt lên lời than thở: Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay thì cô gái lại tỏ ra bình tĩnh và chủ động hơn. Cô nhẹ nhàng hờn trách sự chậm trễ và thiếu chủ động của chàng trai:
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Cách trả lời thật khôn khéo, vừa có tình vừa có lí, vừa khiêm nhường vừa tự trọng, không thể bắt bẻ vào đâu được. Lời đáp của cô gái quá ngắn ngọn, đủ ý nhưng chưa đủ tình, cho nên chưa thể làm nguôi ngoai sự tiếc nuối trong lòng chàng trai. Đó cũng là lí do khiến cô gái phải tiếp tục phân trần, than thở để an ủi chàng trai, đồng thời khẳng định một lần nữa hoàn cảnh ván đã đóng thuyền không thể thay đổi được của mình:
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
Hình ảnh chim vào lồng, cả cắn câu ngoài ý nghĩa cho sự tù túng, bế tắc còn có ý nghĩa về một sự việc nào đó đã ổn định như phận gái đã có chồng. Cô gái từ chối lời tỏ tình của chặng trai bằng lời lẽ mềm mỏng, khiêm nhường, có lí có tình, khiến cho chàng trai dẫu có buồn, có tiếc thì cũng phải đành lòng chấp nhận.
Bài ca dao là tâm sự của đôi trai gái yêu nhau nhưng không còn cơ hội đến với nhau. Cho nên nó tả nỗi buồn muôn thuở của những mối tình lỡ hẹn trong cuộc đời. Chuyện tình ngang trái của đôi trai gái dường như đã kết thúc song vẫn còn mãi từ bài ca không chỉ là sự tiếc nuối, mà còn là cả một tấm lòng cảm thông lành mạnh, độ lượng, tôn trọng lẫn nhau trong tình yêu của người xưa.