Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy phân tích nhân vật tía nuôi

em hãy phân tích nhân vật tía nuôi
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
114
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nhân vật Tía Nuôi trong truyện là một người phụ nữ già, sống ở một ngôi làng nhỏ. Dưới đây là phân tích về nhân vật Tía Nuôi:

1. Ngoại hình và đặc điểm: Tía Nuôi được miêu tả là một người phụ nữ già, có mái tóc bạc phơ, da mặt nhăn nheo và đôi mắt sáng. Cô ấy có vẻ ngoài nhỏ nhắn và yếu đuối, nhưng lại rất mạnh mẽ và kiên cường bên trong.

2. Tính cách: Tía Nuôi là một người rất tốt bụng, yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ mồ côi. Cô ấy luôn sẵn lòng giúp đỡ và chăm sóc cho các em nhỏ, tạo điều kiện để chúng có một cuộc sống tốt hơn. Tía Nuôi cũng rất thông minh và khôn ngoan, có thể giúp đỡ các em nhỏ vượt qua khó khăn và hướng dẫn chúng trên con đường đúng đắn.

3. Vai trò trong truyện: Tía Nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục những đứa trẻ mồ côi. Cô ấy là người mẹ thay thế và người hướng dẫn cho các em nhỏ, giúp chúng tìm thấy niềm vui và hy vọng trong cuộc sống. Tía Nuôi cũng là người giữ kỷ niệm và truyền thống của ngôi làng, giúp các em nhỏ hiểu về quá khứ và giá trị của gia đình.

4. Tác động của nhân vật: Tía Nuôi đã tạo ra một môi trường yêu thương và ấm cúng cho các em nhỏ. Cô ấy đã truyền đạt những giá trị nhân văn và lòng nhân ái cho các em, giúp chúng trở thành những người trưởng thành có tình yêu và sự quan tâm đến người khác. Tía Nuôi cũng là một nguồn cảm hứng và sự động viên cho các em nhỏ, giúp chúng vượt qua khó khăn và đạt được thành công trong cuộc sống.

Tóm lại, nhân vật Tía Nuôi trong truyện là một người phụ nữ già yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ mồ côi. Cô ấy có tính cách tốt bụng, thông minh và kiên cường. Vai trò của Tía Nuôi là nuôi dưỡng và giáo dục các em nhỏ, tạo ra một môi trường yêu thương và ấm cúng cho chúng.
1
0
Thành
11/10/2023 18:10:31
+5đ tặng
Nhân vật người tía trong đoạn trích “Rừng cháy” là một nông dân Nam Bộ đã góp phần tạo nên linh hồn của câu chuyện. Giữa cái nền thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, con người xuất hiện với sự chân thật, đôn hậu như tạo nên cái hồn cho văn bản. Người tía trong văn bản xuất hiện qua những lần tất tả, vội vã lôi đứa con trai nuôi tháo chạy khỏi bom mìn, lửa đạn. Ở đây, ta thấy thấm đẫm tấm lòng nhân hậu, chất phác, bình dị của con người Nam Bộ. An không phải là con ruột của người tía nuôi, nhưng có lẽ ở bên cạnh tía, An phần nào cảm thấy vơi bớt đi những tủi hờn, khốn khổ của đứa trẻ mồ côi giữa những ngày chiến trinh lửa đạn. Những tiếng gọi rụng rời, đầy khủng khiếp, kinh hoàng của người cha trong những lần có bom giật khiến người đọc không khỏi xốn xang vì sự tàn ác của chiến tranh và cũng cảm phục tấm lòng yêu thương nơi người cha nghèo khổ. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho người cha, cho An, cho nhân dân trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Và chính trong những nỗi đau ấy, có những thứ tình cảm đã sưởi ấm con tim của đồng loại, đã làm cho người ta vơi đi được phần nào đớn đau, mất mát, đó chính là sự cưu mang. Người cha trong văn bản đã khiến người đọc ấm lòng vì tính cách khẳng khái, trái tim yêu thương, đôn hậu. Có thể nói, con người và thiên nhiên trong đoạn trích “Rừng cháy” đã cùng nhau song hành để tạo nên bản anh hùng ca về một dân tộc mạnh mẽ, kiên cường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bùi Thư
11/10/2023 21:35:22
+4đ tặng
hân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An là một người mà tôi rất ấn tượng trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Từ đoạn trích “Đi lấy mật”, ông hiện lên với một ngoại hình khoẻ khoắn, điểm xuyết là những chi tiết nhỏ thể hiện sự tinh tế, chăm sóc con của mình. Và ở trong đoạn trích “Rừng cháy”, tính cách ấy lại càng được thể hiện rõ ràng hơn. Câu chuyện kể về hành trình quay trở về của hai cha con An sau khi lấy được mật, ngỡ tưởng con đường về sẽ đầy ắp sự yên ả, vui vẻ. Nhưng đột nhiên, có một tiếng động lớn từ khắp rừng, đó chính là ba chiếc máy bay địch và chúng đã thả một cái gì đó đen đen xuống mặt đất. Ngay lập tức, tía nuôi nói với An: “Nằm xuống mau”. Điều này chứng tỏ, ông là một người rất nhanh trí và có khả năng quan sát rất tốt. Quả không hổ danh là người con của rừng núi, am hiểu đời sống cũng như hoàn cảnh lúc bấy giờ. Trong tình thế khá nguy hiểm như vậy, tía nuôi An hành động rất thận trọng và bình tĩnh, ông còn bảo An: “Chắc là bom lép, đừng ngóc đầu dậy nghe con!”. Hai chữ “nghe con” khiến người đọc cảm nhận được rất sâu sắc tình cảm mà tía nuôi dành cho An, đó chính là tình cảm gia đình, gắn bó, đầy yêu thương. Khi biết được giặc đốt rừng, ông lại một lần nữa xử lí tình huống rất khéo léo. Tía nuôi bảo An chạy thoát thân trước, bỏ lại hai thùng mật mía và cùng động viên An và bản thân mình “Cố lên. May ra còn kịp …” Đối với tía nuôi, tính mạng con người luôn là quan trọng nhất và chúng ta cần phải thật nhanh và cố gắng vượt qua nghịch cảnh. Tóm lại, nhân vật tía nuôi đã để lại trong em nhiều suy nghĩ về con người và cuộc sống, ông là một tấm gương vượt qua khó khăn, nghịch cảnh đời thường mà chúng ta không thể nào quên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×