Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mưa đá là một hiện tượng mưa bất thường, trong đó những cục mưa đá dạng hạt hoặc cục băng kích thước khác nhau (từ 0,5 cm đến hàng chục cm) rơi từ trên trời xuống. Chúng là kết tủa rắn hình thành trong điều kiện đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Mưa đá thường rơi xuống cùng với những cơn mưa rào. Trận mưa đá thường kết thúc nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất khoảng 20 - 30 phút.
Hiện tượng mưa đá hay xảy ra nhất ở vùng núi, bán sơn địa giáp núi, giáp biển. Đồng bằng ít khi xảy ra hơn.
Nguyên nhân hình thành mưa đá
Thông thường, mưa đá hình thành nhiều nhất trong các tháng chuyển mùa, như từ mùa nóng sang lạnh (tháng 9, 10 và 11), và mùa lạnh sang nóng (tháng 4, 5 và 6) . Khi đó, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao các dòng không khí lên xuống mãnh liệt (đối lưu) là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mưa bất thường này.
Trong mùa nóng ẩm, nhiệt độ cao làm hơi nước bốc lên nhiều. Từ đó khí quyển tầng thấp sẽ nhận được lượng nhiệt lớn bị nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh. Các dòng không khí nóng lạnh lên xuống mạnh mẽ là nguyên nhân tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá.
Sau đó, các hạt mưa đá phát triển bằng cách va chạm với các giọt nước lỏng đóng băng trên bề mặt của hạt mưa đá. Nếu nước đóng băng ngay lập tức khi va chạm với mưa đá, nước đá sẽ vẩn đục do các bọt khí sẽ bị giữ lại trong lớp băng mới hình thành. Nếu nước đóng băng từ từ, nước đá sẽ trong do bọt khí có thể thoát ra ngoài.
Các dạng mưa đá
- Mưa đá nhỏ: là những hạt băng trong suốt rơi từ đám mây, các hạt có hình cầu, hình nón, đường kính xấp xỉ 5mm.
- Mưa đá: là những hạt nước đá, có thể trong suốt, có thể vẩn đục rơi từ đám mây hoặc rơi rời rạc. Cục đá thường hình cầu, hình nón, hoặc kích thước không đều. Đường kính từ 5-50mm.
Những nguy hiểm mà hiện tượng mưa đá gây ra
- Gây hư hỏng tài sản: xé toạc mái nhà, làm vỡ cửa sổ, đồ đạc, làm hỏng các cấu trúc có mái bằng kính, hỏng ô tô, hủy hoại mùa màng,…
- Gây thiệt hại người và vật nuôi: gây thương tích nặng hoặc tử vong cho người và động vật. Ngoài ra, mưa đá có thể mang theo độc tố, acid,… Nếu đám mây được hình thành từ vùng nước độc, ô nhiễm, những chất bẩn trong nước mưa có thể gây dị ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ, hại da người.
Cách phòng tránh rủi ro từ mưa đá hiệu quả
- Ở trong nhà đến khi mưa đá dừng: Nên tránh xa cửa sổ trần và cửa sổ. Nên kéo rèm cửa để ngăn kính vỡ bắn vào nhà.
- Nếu đang lái xe: hãy tấp vào nơi có mái che càng sớm càng tốt. Chẳng hạn như nhà để xe, siêu thị, trạm xăng.
- Nếu đang đi đường: hãy dừng lại và tìm ngay chỗ trú ẩn có mái hiên. Nên đổi mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu. Chờ đá trên đường tan hết mới đi tiếp để tránh trơn ngã.
- Với cây trồng: có thể dùng giàn che dọc theo luống hình tam giác sẽ giúp giảm tác động của hạt mưa đá.
- Với mái nhà: Vào mùa thường xuyên xảy ra mưa dông nên chủ động gia cố mái nhà, sử dụng vật liệu chống chịu với va đập tốt như Polycarbonate.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |