Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mẹ luôn là một chủ đề dễ khai thác trong thơ văn, được nhiều tác giả lấy cảm hứng và yêu thích. Tuy nhiên, phân tích trên một khía cạnh là góc nhìn của người mẹ và thành công thì không thể không kể đến Đặng Hiển. Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão được kể trên góc nhìn của người mẹ, khiến cho người đọc thêm rõ hơn về tấm lòng của bậc sinh thành trong thiên hạ. Thông điệp bài thơ gửi tới cũng mới lạ và vô cùng ý nghĩa, là một bước đi mới trong nền văn học Việt Nam.
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối
Bối cảnh câu chuyện tác giả muốn kể là vào một ngày mẹ về quê, trong nhà chỉ còn bố và hai đứa con. Những ngày đó bão ập tới, mẹ không thể về nhà. Ở nơi xa, người mẹ vẫn mong ngóng trở về, thương cảnh bố con ở nhà không có người phụ nữ. Câu chuyện có một cái kết đẹp, khi trời trong mẹ lại trở về. Gia đình lại đoàn viên và rộn vang những tiếng cười ấm áp.
Ở phương xa, người mẹ luôn nghĩ về gia đình nhỏ của mình. Mẹ có những nỗi bận tâm từ nhỏ nhất là giấc ngủ của chồng con, thương gia đình khi vắng người nội trợ. Hình ảnh mẹ tựa cửa, thao thức không ngủ vì lo cho gia đình đã khiến người đọc cảm động.
“Mẹ cũng không ngủ được
Thương bố con vụng về“.
Ta cũng thấy được rằng, cuộc sống hàng ngày của gia đình là do người mẹ chăm lo, vậy nên người mẹ càng thêm quan tâm. Đó là nỗi niềm chung của tất cả người làm vợ, người làm mẹ. Họ đều mong đem đến cho gia đình những điều tốt đẹp và tỉ mỉ nhất.
Khi vắng mẹ, gia đình vẫn như bình thường, tiếp tục cuộc sống thường nhật. Những đứa trẻ như trưởng thành hơn, người bố cũng biết lo toan. Có lẽ thông qua trận bão này, gia đình càng hiểu được tầm quan trọng của người mẹ và thêm yêu thương, đơn đần.
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…
Khi mẹ trở về, trời đã sáng trong trở lại, bão đã đi qua. Mẹ như mang theo ánh nắng quay về, khiến cho gia đình nhỏ bừng sáng lên. “Mẹ về như nắng mới/ Ấm áp cả gian nhà”. Vậy là, vị trí người mẹ trong nhà vô cùng quan trọng. Những ngày giông bão kia cũng chính là phép ẩn dụ cho những khó khăn khi không có mẹ của ba bố con. Vậy nên, khi mẹ trở về, căn nhà lại sáng bừng trở lại và thật ấm áp. Cuộc chia xa đó không khiến họ thêm xa cách, dường như tình cảm càng thêm thắm thiết, càng biết quý trọng và yêu thương nhau.
Tác giả viết một bài thơ có cấu trúc như câu chuyện ngắn, kể về một lần mẹ đi xa nhà. Ngôn ngữ không hoa mỹ, cầu kỳ mà tác giả sử dụng những từ đơn giản. Những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ cũng là những hình ảnh đặc trưng của làng quê và cảnh sinh họa của những gia đình Việt Nam. Điều đó giúp người đọc dễ liên tưởng và thấy gần gũi hơn. Mối quan hệ trong gia đình cũng được tác giả xử lý rất khéo léo, xây dựng một gia đình gắn kết và yêu thương.
Tác phẩm tuy thuộc một đề tài quen thuộc nhưng lại không đi theo lối mòn thường thấy. Thông qua ngôi kể, những hình ảnh và phép nghệ thuật, tác giả đã nâng cao vị trí người mẹ. Đây có thể coi là một thành công, làm nên sự đặc sắc của tác phẩm. Thông qua bài thơ, tác giả cũng thể hiện được ý nghĩa tôn vinh những người mẹ và tình cảm của gia đình trong hiện thực.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |