LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Hai cây phong

Soạn bài: Hai cây phong Bố cục
+ Phần 1 ( từ đầu… gương thần xanh) : hai cây phong gắn với văn hóa làng Ku-ku-rêu qua lời kể nhân vật "tôi"
+ Phần 2 (phần còn lại): Những thước phim quay chậm về kỉ niệm thời thơ ấu gắn với hai cây phong
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể:
+ Từ đầu… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng "tôi"
+ Từ năm học…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng "chúng tôi"
+ Đoạn còn lại: mạch kể trở về xưng "tôi"
- "Tôi" là vai tác giả ủy thác để kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện. Mọi sự việc, cảm nhận, quan sát đều bằng nhãn quan của "tôi"
- Dù đoạn kể xuất hiện đại từ nhân xưng "chúng tôi" là lúc "tôi" nhân danh bọn con trai ngày trước, nhưng kí ức thơ ấu hiện lên chân thực, rõ nét.
- Mạch kể của nhân vật "tôi" là chủ yếu,còn mạch kể nhân xưng "chúng tôi" là mạch kể trữ tình.
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Hình ảnh hai cây phong gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của bọn trẻ, xuất hiện trong mạch kể với sự dẫn dắt của "chúng tôi"
- Có 2 đoạn kể về kỉ niệm của "chúng tôi":
+ Đoạn 1: kể về kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối
+ Đoạn 2: mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.
- Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa biết tới.
- Quang cảnh nơi có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa:
+ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…
+ Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…
=> Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động… thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.
Câu 3 ( trang 101 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.
+ Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"
+ Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.
- Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.
+ Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…
- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.
+ Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.
=> Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
223
1
0
Nguyễn Thành Trương
22/10/2018 19:46:36
SOẠN BÀI: HAI CÂY PHONG
Câu 1 : Căn cứ vào đại từ nhân xưng xác định hai mạch kể của câu chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy? Vì sao mạch kể xưng tôi quan trọng hơn?
Trả lời:
Căn cứ vào đại từ nhân xưng là tôi và chúng ta để xác định hai mạch kể của câu chuyện có vị trí ở từng mạch kể ấy là:
  • Đối với đại từ nhân xưng tôi: đại từ này thể hiện người kể là ngôi thứ nhất và nhân vật tôi là người kể chuyện và tự giới thiệu là họa sĩ
  • Đối với đại từ nhân xưng chúng tôi: vẫn là người kể nhưng xưng à chúng tôi, ý nói đên là một bọn con trai
=> Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn vì: cách xưng tôi có ở hai mạch kể.
Câu 2: Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất ? Tại sao nói người kể chuyện đã miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội họa?
Trả lời:
Trong mạch kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút làm người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất là chúng cùng đi bắt chim, chạy trên ngọn đồi cao và trải qua tuổi thơ tươi đẹp bên nhau.
Nói người kể chuyện đã miêu tả cây phong và quang cảnh nơi đây bằng một ngòi bút đậm chất hội họa vì: cây phong được miêu tả bằng tưởng tượng, bằng cả tâm hồn người nghệ sĩ.
Câu 3: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ?
Trả lời:
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện là:
  • Kỉ niệm gắn bó của tuổi thơ với cây phong
  • Tình yêu quê hương cũng gắn với cây phong
  • Hai cây phong như cặp song sinh

Có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người nghệ sĩ vì: qua tác phẩm thì cây phong có tâm hồn riêng, tiếng nói riêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư