Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tiệt" là cắt, cưa ra. "Tiệt nhiên" là rõ ràng, rành rành. Câu "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư" ngầm bảo, sách trời đã phân định địa phận hai nước Nam - Bắc rành rành rồi và "Nam quốc sơn hà" là để "Nam đế cư", nếu xâm phạm bờ cõi nước Nam, tức là xâm phạm đến uy trời, nhất định sẽ "Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" (Chúng bay tất sẽ thất bại).
Trên thực tế, "định phận" mang hàm nghĩa được trời ban hoặc được thừa hưởng một ân huệ nào đó từ thế giới siêu nhiên, còn "phân định" thì ngược lại, nó phản ánh năng lực tự xác lập và khẳng định vai trò chủ thể con người. Do vậy, xét về mặt ngữ nghĩa và văn bản học, văn khắc "Nam quốc sơn hà" trong châu bản triều Nguyễn chính xác hơn những văn bản khác của bài thơ hiện đang được lưu hành rộng rãi.
Tuy nhiên, có một số ý kiến khác lại cho rằng, về căn bản cả hai cách phiên âm ("phân định" hay "định phận") đều chính xác và hoàn toàn hợp lý, không hề có sự khác biệt nào lớn ở đây. Theo như Ban Biên tập Tạp chí Hồn Việt, "phân định" là từ được dịch ra từ "định phận", trong câu "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư". Sau này, trong "Đại cáo Bình Ngô", Nguyễn Trãi một lần nữa nhắc lại điều này: "Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc - Nam cũng khác". Ý nói sách trời đã mặc định sẵn phương Bắc là phương Bắc, phương Nam là phương Nam, không ai được quyền (hay có quyền) thay đổi "thiên thư".
Tiếp tục khảo sát và trao đổi cách dịch câu thơ thứ nhất: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư", mà hầu hết các sách đều dịch "Sông núi nước Nam, vua Nam ở", với một số nhà nghiên cứu về văn bản học, đa phần các học giả đã không hài lòng với cách dịch này.
Theo họ, chữ "Đế" mà dịch là "Vua" thì chưa thật chính xác, chưa thấy hết được tinh thần tự hào dân tộc của cha ông. Ban Biên tập Tạp chí Hồn Việt nhấn mạnh: "Đế" tức hoàng đế, cao hơn "Vua". "Đế" có quyền phong cho nhiều người làm "Vua" - Vương, như đời nhà Trần, phong cho Trần Liễu là An Sinh Vương; đời Tống bên Trung Hoa, phong cho một vị là Bát Hiền Vương…, nhưng "Vua" thì không được quyền phong cho bất kỳ ai làm "Đế".
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |