Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Xứ Thanh – vùng đất của lịch sử, nơi lưu lại nhiều dấu ấn đặc sắc về thời đại Hùng Vương, là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến, là cái nôi sản sinh nhiều bậc vua, chúa và các anh hùng hào kiệt, văn nhân xuất chúng. Chính vì lịch sử hào hùng đó, trong chuyến đi tham quan hiếm hoi, lớp học của tôi đã lựa chọn tới với mảnh đất Thanh Hóa xinh đẹp này. Địa điểm đầu tiên mà chúng tôi bước chân tới là di tích lịch sử văn hóa thành nhà Hồ - một trong những kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất Việt Nam và thế giới.
Xe chúng tôi khởi hành từ thành phố Tuyên Quang đến Thanh Hóa mất hơn sáu tiếng đồng hồ đi đường, cảm giác ngồi liên tục khiến người tôi cũng phải ê ẩm, mệt mỏi nhưng trong suốt thời gian đó tôi vẫn luôn tham gia vào những hoạt động của lớp. Xóa tan sự mỏi mệt, làm gia tăng bầu không khí vui vẻ, mọi người cùng nhau vui đùa hát hò, chụp ảnh, quay video, kể vài ba câu chuyện thật hài hước. Cho tới khi tất cả đã mệt lả thì mới chịu dừng lại, nghỉ ngơi nạp năng lượng chuẩn bị cho địa điểm đầu tiên mà chúng tôi đến, sau khi đã bàn bạc kĩ lương suốt một thời gian.
Tôi tỉnh dậy vì tiếng tuýp còi và sự ồn ào vang lên, mọi người rời khỏi xe để tới khách sạn đã đặt sẵn, cất đồ, rồi kéo nhau đi ăn. Cho tới khi tất cả mọi người đã ăn no thì mới tiếp tục di chuyển đến thành nhà Hồ. Xe dừng lại một lần nữa, lần này trước mắt chúng tôi không còn những tòa nhà sạch sẽ, hiện đại mọc ngổn ngang giữa phố thị nữa mà là cổng tiền – cổng chính của tòa thành, nó cao to đồ sộ tới mức khiến tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé.
Trước khi tới đây tôi đã cũng xem thêm thông tin về thành nhà Hồ trên mạng, càng xem, nó càng hấp dẫn tôi. Thành nhà Hồ là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt và độc đáo. Theo sử liệu, năm 1937 trước nguy cơ mất nước, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn nay là Vĩnh Lộc Thanh Hóa để xây dựng kinh thành chuẩn bị cho cuộc kháng chiến dài lâu. Chính vì thế với tư cách là Kinh Đô của cuối đời nhà Trần, đầu nhà Hồ nên khi xây dựng đều được chuẩn bị thật kĩ càng theo các nguyên tắc về địa thế, phong thủy,… Đều có hình sông thế núi bao bọc, tòa thành trong thiên nhiên hùng vĩ trở hiên ngang hơn. Nhưng sau nhiều thế kỉ hầu hết kiến trúc bên trong hoàng thành đều đã bị phá hủy, vùi lấp hết, chỉ còn bốn cổng thành ở bốn hướng vẫn giữ được tương đối nguyên vẹn kiến trúc một thời phong kiến ban đầu mà thôi.
Những dải đồng bằng bao la xanh ngát, vắng vẻ trải dài trên đường đi tới tận chỗ cổng thành, khiến nố trở nên cô đơn, lẻ loi. Thông thường hai bên cổng thành sẽ là những bức tường chắn cao ngổn ngang, nối liền từ cổng này tới cổng khác, tạo thế liên kết, chắc chắn, an toàn. Nhưng giờ đây nó cũng đã theo thời gian mà biến mất, mỗi hướng chỉ còn có một cánh cổng là nguyên vẹn.
Chúng tôi ngắm nhìn kĩ hơn về cổng chính, nó to lớn xây dựng với ba cửa, cửa giữa cao hơn hai cửa bên, làm tôi mường tượng lại thời kì nguy nga hào nhoáng của nó lúc bấy giờ. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính Cho thấy người Việt Nam ta ngày xưa tài năng, khéo léo tới nhường nào khi có thể đắp nạn những tòa thành trông thật vững chắn như vậy, chưa kể đó chỉ là những cổng thành còn nguyên vẹn, nêu những kiến trúc bên trong còn tồn tại thì chắc hẳn không yếu kém gì so với tòa thành Thăng Long.
Qua cổng chính, vào bên trong tôi cứ cảm giác mình bước chân vào thế giới mới, mặc cho mọi thứ trước sau đều chỉ là mảnh đất xanh bạt ngàn. Chúng tôi đi tham quan từng cổng thành, khoảng cách từ cổng này tới cổng khác đều khá xa, nhưng may thay tiết trời ngày hôm nay lại rất đẹp, không nóng bức, chói chang mà mát mẻ, thỉnh thoảng còn có cơn gió nhẹ thổi tới, khiến chúng tôi cảm thấy thoải mái. Vừa đi còn vừa cười đùa vui vẻ, chụp cho nhau những bức hình kỉ niệm đáng quý, coi nó như là minh chứng cho sự xuất hiện của chúng tôi tại thành nhà Hồ.
Để giữ nguyên vẹn sự trang nghiêm của mảnh đất từng có một thời lịch sử hào hùng này, người ta cũng không cho xây dựng các khu vui chơi giải trí. Nên chúng tôi chỉ tập trung thăm thú vài tiếng, xong rồi thì quay lại ở cổng chính để cùng nhau trở về tiếp tục với chuyến hành trình tiếp theo. Trên đường về khách sạn, tôi lại nghĩ vu vơ, tưởng tượng đến hình ảnh các cung điện ngày xưa đã ngự trị tại trên mảnh đất này, nếu không bị tàn phá thì liệu bây giờ nó sẽ trông như thế nào? Lòng tôi có chút xao xuyến, luyến tiếc không muốn nghĩ tới nữa. Tuy lịch sử thành nhà Hồ tồn tại ngắn ngủi nhưng lại đem tới thời kì hào hùng, tự hào về sự quyết tâm chống giặc, bảo vệ đất nước của dân tộc.
Kết thúc hành trình tới với mảnh đất Thanh Hóa lần này, tôi mua được nem chua – món ăn đặc sản của nơi đây để đem về làm quà cho gia đình. Qua chuyến tham quan lần này, tuy có chút tiếc nuối vì chưa trải nghiệm được hết nhưng với riêng bản thân mình, chỉ với khu di tích lịch sử thành nhà Hồ thôi tôi đã học hỏi, trao dồi được thêm biết bao kiến thức về nét đặc sắc văn hóa, lịch sử của nước nhà, làm cho tôi thêm yêu mến, tự hào, trân quý quê hương đất nước mình. Nếu có cơ hội đi du lịch, đi chơi, tham quan thì tôi vẫn muốn được tới đây thăm thú một lần nữa.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |