Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng"

viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng".

2 trả lời
Hỏi chi tiết
283
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại cho chúng ta không chỉ những bài hát đẹp mà còn những ý tưởng sâu sắc về cuộc sống. Ông đã viết rằng "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng". Ý tưởng này nhấn mạnh về tình yêu, lòng nhân ái và sự chân thành trong cuộc sống.

Tấm lòng là trái tim của con người, nơi chứa đựng những cảm xúc và tình cảm. Tấm lòng là nguồn động lực để chúng ta sống và làm việc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhìn thấy rằng, trong cuộc sống hiện đại, nhiều người đã mất đi tấm lòng của mình. Họ chỉ quan tâm đến thành công, tiền bạc và danh vọng, bỏ qua những giá trị tinh thần và con người xung quanh.

Ý tưởng của Trịnh Công Sơn nhắc nhở chúng ta rằng, để sống hạnh phúc và ý nghĩa, chúng ta cần phải có tấm lòng. Tấm lòng giúp chúng ta hiểu và chia sẻ những khó khăn và niềm vui của người khác. Nó giúp chúng ta có thể tha thứ và yêu thương mọi người xung quanh mình. Tấm lòng cũng giúp chúng ta sống một cuộc sống đúng nghĩa, không chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà còn đóng góp cho xã hội.

Trịnh Công Sơn đã truyền cảm hứng cho chúng ta về ý tưởng này thông qua những bài hát của mình. Những giai điệu và lời ca của ông thể hiện tình yêu và lòng nhân ái. Những bài hát như "Tình ca", "Ru ta ngậm ngùi", "Hò kéo pháo" đã trở thành những biểu tượng của tấm lòng trong âm nhạc Việt Nam.

Với ý tưởng "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng", Trịnh Công Sơn đã khơi gợi trong chúng ta sự nhạy cảm và ý thức về tình người. Ông đã để lại một di sản vô giá, làm cho chúng ta nhớ về tình yêu và lòng nhân ái, và khuyến khích chúng ta sống một cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống.
2
1
Vinh
01/11/2023 17:22:08
+5đ tặng
Câu hát "sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại nhiều suy nghĩ trong em. Câu hát nhấn mạnh, khẳng định rằng tình thương, sự yêu thương, chia sẻ là vô cùng cần trong cuộc sống. Tấm lòng gắn với sự lan tỏa những điều tốt đẹp, tích cực đến với mọi người xung quanh. Cần sống với tấm lòng bởi nó làm ta đẹp hơn, tốt hơn, rộng lượng hơn và ấm áp hơn. Ta biết yêu thương mọi người xung quanh, biết mở lòng mình, tâm hồn ta nhẹ nhõm, ta thấy yên vui, hạnh phúc. Không chỉ thế, ta còn dùng tấm lòng trao đi và nhận về những tấm lòng của mọi người xung quanh. Họ luôn quý mến, kính trọng, sẻ chia cùng ta. Cuộc sống không một ai là một mình, việc mở lòng để giúp đỡ, yêu thương người khác là cần thiết và quan trọng. Hãy nghĩ về đại dịch Covid 19, bao tấm lòng đã được nhân lên và rồi tình người đã kết nối trái tim với trái tim giúp nhân dân ta vượt qua đại dịch. Hay đó còn là câu chuyện về bé Hải An hiến giác mạc giúp người, là Nguyễn Văn Nhã hy sinh mình cứu sống người khác không quản nguy nan. Đời sống cần lắm những tấm lòng như thế. Và thật buồn cho những ai chỉ biết sông ích kỉ, nhỏ nhen, lấy lợi riêng mình. Tóm lại, sống với tấm lòng, đó là điều mà cả bạn, cả tôi đều cần trau dồi ,rèn luyện để tiến bộ và tốt hơn mỗi ngày. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tr Hải
01/11/2023 17:22:50
 4
Giữa chiều đông lạnh giá của Hà Nội, tôi chợt ấm lòng khi nghe thấy lời bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, có lẽ lời bài hát vang lên từ một quán cà phê nào quanh đây nghe mênh mang mà sâu lắng. Người nghệ sĩ thiên tài thế kỉ XX muốn gửi gắm điều gì từ lời hát sâu sắc đó? Phải chăng là tình yêu thương giữa con người với con người?
 
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng - câu hát ngắn gọn mà lắng nhiều dư âm. Có lê tấm lòng mà Trịnh Công Sơn muốn nói tới ở đây chính là tấm lòng yêu thương, là sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ người khác với tất cả sự chân thành. Thực chất câu hát muốn khuyên con người sống trong đời sống cần có một trái tim biết sẻ chia, thương yêu, có một tấm lòng luôn rộng mở đế giúp đỡ người khác một cách chân thành, tự nguyện và nồng nhiệt. Và khi đó, chính mỗi con người cũng sẽ nhận được yêu thương, nhận được vạn tấm lòng từ người khác. Chân thành, tự nguyện trao yêu thương ta sẽ nhận được yêu thương.
 
Có bao giờ bạn tự hỏi cuộc sống con người sẽ như thế nào khi không có tình yêu thương? Từ xa xưa cho đến bây giờ cuộc sống của con người chưa lúc nào ngừng yêu thương, nhưng giả sử có một ngày con người không quan tâm, sẻ chia, đồng cảm với nhau trái đất sẽ không còn tiếng cười, không còn ấm áp. Nơi nơi ngập tràn băng giá, lạnh lẽo. Nhà văn Nga M. Go-rơ-ki đã từng nói: Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương. Thiếu vắng tình yêu thương chúng ta biết tựa vào ai những khi vấp ngã, thiếu vắng tình yêu thương chúng ta biết san sẻ cùng ai những niềm vui. Khi không có tình yêu thương con người chẳng khác chi vật vô tri vô giác, con người sống thờ ơ, vô trách nhiệm, đầy lý trí, sống bon chen, chà đạp lên nhau, lúc đó cuộc sống của con người sẽ trở nên cô đơn, trống vắng. Cho nên sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
 
Tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia là tình cảm cao đẹp trong cuộc sống của con người. Đó là tình cảm thiêng liêng, xuất phát từ trái tim chân thành, tự nguyện của mỗi cá nhân con người. Tình cảm thiêng liêng, cao đẹp này sẽ giúp cho cuộc sống của con người trở nên ấm cúng, hạnh phúc hơn. Chỉ một lời hỏi thăm của bạn bè lúc ta có chuyện buồn cũng giúp ta có niềm tin trong cuộc sống. Chỉ cái mỉm cười đầy hạnh phúc của cha mẹ dành cho nhau, ta cũng thấy gia đình mình tràn ngập tình yêu thương. Khi chúng ta dành tấm lòng quan tâm, sẻ chia cho mỗi người, lúc đó chúng ta đã tạo nên sự đồng cảm, gần gũi. Dễ hiểu vì sao mà ta lại rơi nước mắt trước những nạn nhân xấu số của trận sóng thần ở In-đô-nê-xi-a, của trận động đất ở Tứ Xuyên - Trung Quốc. Khoảng cách giữa những con người khác dân tộc, khác màu da, khác tôn giáo được kéo gần, thậm chí là sự gần gũi, gắn bó chính bởi tình yêu, sự quan tâm, cảm thông cho nhau. Dùng tấm lòng để hiểu tấm lòng ta sẽ có được nhiều điều quý giá mà tiền bạc cũng không mua nổi. Sự quan tâm, yêu thương, vị tha của con người là ngọn đuốc sáng thức tỉnh con người. Người tù khổ sai Giăng Van-giăng chỉ một đêm gặp gỡ với giám mục Mi-ri-en đã được cảm hoá đế đi theo ánh sáng của thiên lương đến cuối cuộc đời. Khi chết đi, ông còn gửi lại triết lý sống cao đẹp: Trên đời này chỉ có một thứ đó là tình thương. Ai đã đọc Chiếc lá cuối cùng của o Hen-ri chắc hẳn không quên được hình ảnh chiếc lá thường xuân vẫn kiên cường, tươi xanh sau trận bão tuyết. Chiếc lá mong manh mà dũng cảm, đã đánh thức Giôn-xi niềm khao khát sống. Chiếc lá mãi mãi xanh tươi ấy được vẽ nên bởi tình yêu thương mãnh liệt của bác Bơ-men. Người hoạ sĩ già bất chấp mạng sống để vẽ được chiếc lá trong đêm bão tuyết. Chiếc lá ấy là một kiệt tác - kiệt tác của tình yêu thương.
 
Từ xa xưa cha ông ta đã từng nhắc nhở: Lá lành đùm lá rách, Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. Tình yêu thương giữa con người với con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thông này đến ngày nay vẫn được phát huy. Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông đại chúng có nhiều chương trình nhân đạo đem lại lợi ích, niềm vui cho bao người: Chương trình Thắp sáng ước mơ, Trái tim cho em, Tết vì người nghèo. Tôi đã bao lần rơi lệ khi xem những cuộc đoàn tụ gia đình sau bao năm chia li trong chương trình Như chưa hề có cuộc chia li. Tôi tự hỏi, điều gì thôi thúc những thành viên biên tập chương trình ấy lặn lội bao khó khăn, vất vả đế đi tìm người thân cho những gia đình có con em bị thất lạc. Chính tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia mới thôi thúc họ làm nên những cuộc trở về xúc động, hàn gắn những vết thương chiến tranh, nối bao nhịp cầu hạnh phúc.
 
Thực tế trong cuộc sống hiện nay có nhiều người sống thờ ơ, vô trách nhiệm. Một phần vì quỹ thời gian của mọi người quá eo hẹp vì vậy không có điều kiện để quan tâm, sẻ chia tới những người xung quanh. Một số khác vì chạy theo vòng xoáy của đồng tiền, của lợi danh sẵn sàng chà đạp lên mọi người xung quanh để đạt được tham vọng. Một số ít trong giới trẻ có điều kiện sống khá giả không hiểu được giá trị cuộc sống, không chịu tìm hiểu và quan tâm tới những người xung quanh, sông thờ 0, chỉ biết đòi hỏi hưởng thụ. Cho nên, cuộc sống hiện đại đang nảy sinh những căn bệnh của thời hiện đại: bệnh vô cảm, bệnh tự kỷ... Dù chỉ là một số ít nhưng những người này cũng tạo nên một khoảng lạnh giá của cuộc sống.
 
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Bạn hãy trao yêu thương bạn sẽ nhận được nhiều yêu thương. Tình yêu thương, sự quan tâm tới mọi người được biểu hiện ở những điều nhỏ nhất, bình dị nhất. Chi một lời hỏi thăm ông bà, cha mẹ bạn đã thể hiện được sự quan tâm của mình. Dắt một cụ già qua đường, chia sẻ đồng tiền mua quà sáng ít ỏi của mình cho em bé ăn xin, bạn cũng đã thể hiện được tình yêu thương của mình. Bạn hãy sống bằng tình yêu thương bắt đầu từ ánh mắt, lời nói và hành động. Một câu chuyện kể rằng có một cậu bé vì giận mẹ đã chạy thẳng vào rừng, nơi rừng sâu cậu hét lên: Ta ghét người và bỗng từ rừng sâu lại vọng lại: Ta ghét người. Sợ quá, cậu chạy về òa vào lòng mẹ và kể. Thế rồi, mẹ cậu bé dắt tay cậu trở lại rừng sâu và bảo cậu: Con hãy nói: Ta yêu người. Lạ thay khi cậu vừa thốt lên thì từ rừng sâu vọng lại: Ta yêu người. Cuộc sống là một định luật: Trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương. Bạn hãy yêu thương, hãy quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận lại những điều ấy
Minh Anh
150 chữ mà alo bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư