Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu suy nghĩ của em về lòng tự hào dân tộc

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
20.013
30
17
Huyền Thu
20/05/2017 10:18:26
Từ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rât đỗi tự nhiên. Ngày còn học cấp một, lần đầu tiên nghe lời Bác dạy: “Dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang sánh vai với các cường quốc nám cháu được hay không, một phần lớn chính ờ cóng học tập của các cháu", trong lòng tôi đã sáng lên một niềm tự hào lớn lao – mình là hi vọng của đất nước! Vì thế tôi cũng băn khoăn câu hỏi. "Năm châu như thế nào nhi? Nước Việt Nam mình có lớn bằng năm châu không? Lớn dần lên, tôi vẫn luôn tìm kiểm những giải đáp cho câu hỏi của minh, nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, cả thế giới biết đến Việt Nam như một biếu tượng của tinh thần đấu tranh bảo vệ hoà bình, độc lập. Từ thời phong kiến, các triều đại Việt Nam đã nhiều lần đánh bại quân xâm lược Trung Hoa – một nước lớn hơn ta rất nhiều lần. Quân dân thời Trần đã ba lần đánh đuôi quân xâm lược Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi – đạo quân hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Trong Đại cáo bình Ngó của Nguyễn Trãi cũng đã khang định: “Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiên đã lâu / Núi sống bờ cõi đã chia / Phong tục Bắc Nam cũng khác / Từ Triệu. Đinh. Lý, Trần bao đài xấy nền độc lập / Cùng Hán, Đường, Tổng, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương’’. Vậy chẳng phải về lịch sử dân tộc, Việt Nam ta có thể tự hào sánh ngang với một Trung Hoa rộng lớn hay sao?

Và thế kỉ XX, dân tộc ta đã kiên cường đấu tranh chổng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành lại độc lập, tự do, tuyên bổ với năm châu một Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cả thế giới biết tới Việt Nam – lượng đài bất tử về một dân tộc anh hùng – một dân tộc chưa lớn bằng một bang của Mĩ – nhưng đã đánh bại đế quốc mạnh sổ một thế giới, cả về kinh tế lẫn quân đội. Một Việt Nam với bề dày lịch sử hào hùng như vậy sao có thế là nhỏ được.

Nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết về dân tộc mình đấy tự hào: “Nước Nam ta nổi tiếng là vân hiến…”, “vạn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc”. Quả thực, Việt Nam ta có một kho tàng văn hoắ dân tộc đặc sắc, một nền văn hiến lâu đời. Chúng ta cũng có nhiêu dí sản văn hoá vậtthế và phi vật thế được xếp hạng thế giới. Bao thế hệ Việt Nam đã gìn giữ và phát huy được những truyên thông quý báu: yêu nước, đoàn kết, tự hào dân tộc, nhân đạo, uống nước nhớ nguồn,…. Đó là những giá trị tinh thần to lớn làm nên một Việt Nam lớn về văn hoá, văn hiến.

Việt Nam ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiêu tài nguyên, rất nhiều thuận lợi tự nhiên. Đứng thứ 3 trên thế giới về dân số, tiêm năng con người của Việt Nam ta thục sự không nhỏ. Tố chất trí tuệ người Việt Nam rất thông minh, nhanh nhạy, điều đó đã được chứng minh qua lịch sử. Tất cả tiềm lực chúng ta có đều nói lên rằng, Việt Nam không hề nhỏ bé.

Thế nhưng hiện nay vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trong khu vực thì sao?

So với nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước trong khu vục, Việt Nam ta còn thua kém, tụt hậu về khoa học công nghệ, chỉ số GDP, tiềm lực kinh tế, tiếng nói chính trị… Ta chưa làm chủ được công nghệ mà vẫn phải nhập của nước ngoài, rồi thậm chí phải thuê chuyên gia nước khác về vận hành. Ta đi sau các nước bạn cả về kinh tế, về chỉ số con người,… trong khi tiềm lực ta lớn.

Chúng ta vẫn là một nước lạc hậu so với thế giới bên ngoài tiên tiến, hiện đại, không ngừng phát triển từng giờ. Tại sao một nước Việt Nam không nhỏ như chúng ta đã thấy lại trở nên bé nhỏ đến vậy khi sánh vai với các cường quốc năm châu? Và tại sao, chúng ta phải đối diện với con số khủng khiếp rằng 197 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Singapore – một quốc đảo thậm chí còn nhỏ hơn thành phó Hồ Chí Minh?

Một lí đo có thể thấy ngay là vì chiến tranh. Chiến tranh để lại những mất mát rất nặng nề, những tàn phá về vật chất, những di chứng cho con người, mà chúng ta đã, đang và sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa mói có thể khắc phục hết. Thế nhưng không vì thế mà ta lấy chiến tranh làm lá chắn, tránh né nhìn thẳng vào sự thật rằng chính yếu tố con người mới là lí do chủ yếu. Hãy nhớ đến Nhật Bản – một nước châu Á – đang đứng nhất nhì thế giới về kinh tế, đã vươn lên từ một đống đổ nát của chiến tranh. Vậy tại sao chúng ta vẫn cứ nằm mãi ở nhóm nước đang phát triển mà đôi khi còn bị nhắc đến với cái tên “thế giới thứ ba”?

“Chúng ta cần có dũng khí để bước vào cuộc chiến tranh nhưng cũng cần dũng khí để bước ra khỏi cuộc chiến tranh”. Từ khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, xấy dựng đất nước. Thế nhưng công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn còn chưa triệt đề và hiệu quả. Ta chưa phát huy được trí tuệ – tiềm năng chất xám của con người. Một phần bởi nền giáo dục của chúng ta còn nặng về lí thuyết, còn nặng về biểu duơng, ca ngợi, còn nhắc quá nhiều đến thành công, nặng về thành tích. Những khả năng trí tuệ chưa được phát huy hết mức cho mục đích thực tế.

Một phần bởi chúng ta còn chưa dám nhìn thẳng vào những nhược điểm hiện tại của mình như dễ thoả mãn, có tinh thần hưởng thụ, trì trệ, thiếu tầm tư duy dài hạn, thiếu chủ động, còn mắc bệnh thành tích, bệnh hình thức, thiếu trách nhiệm cá nhân và tác phong công nghiệp… Thực tế là, nhiều truyền thống quý báu của dân tộc đang có nguy cơ mai một, chính nó khiến Việt Nam dường như nhỏ bé dần theo thời cuộc. Một phần cũng bởi chúng ta chưa có một sách lược cho hành trình buớc vào thời đại mới – thời đại hội nhập, chưa sẵn sàng đổi mới tư duy, hoàn thiện bản thân và hết mình học hỏi.

Quá khứ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, the nhưng chúng ta không thể sống mãi với quá khứ được. Thế giới thay đổi từng ngày, muốn không lạc hậu ta phải theo kịp thời gian học lấy những bài học từ quá khứ và đối mặt với thực tại, hướng tới tương lai với nỗ lục hết mình. Nước Việt Nam ta không hề nhỏ. Thế nhưng vị thế của chúng ta đang nhỏ, một phần rất lớn bởi tâm thế chúng ta nhỏ, bải chúng ta chua lớn trong khát vọng “là một Việt Nam lớn”.

Cho nên, truớc hết, để nước ta không nhỏ, cần đánh thức ý thức dân tộc, để niềm tự hào và ý thúc trách nhiệm lớn dần lên trong lòng mỗi người. Chúng ta cần tăng cuờng giao lưu học hỏi với các nước khác, xấy dựng một chiến lược toàn diện để phát triển giáo dục, phát khiển khoa học công nghệ, khắc phục hiện tuợng chảy máu chất xám, tính bảo thủ, thiếu tư duy toàn diện hay sức ì lớn trong tiếp thu khoa học tiên tiến…

Ta cũng cần chú trọng nhiều đến sách luợc gìn giữ, bảo vệ và phát huy những truyền thống, giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, để không còn cảnh đạo đúc đi xuống nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ những người dân Việt, và cũng cần đua ra những chính sách động viên tinh thần hăng say học tập, lao động sáng tạo, dám nghĩ dám làm – những yếu tố tiên quyết trong kỉ nguyên công nghệ.

Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ, câu trả lời cuối cùng chính là ở thế hệ thanh niên chúng ta. Vậy nên, chúng ta, tuổi trẻ của đất nước, hãy ra sức học tập, trau dồi hiểu biết, tích cực tìm tòỉ, sáng tạo, học hỏi từ bạn bè quốc tế. Hãy sống xứng đáng với người đi trước, những thế hệ đã cống hiến và hi sinh cho chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Việt Nam ta vốn không nhỏ, và khi chúng ta phấn đấu hết mình để nó thực sự không nhỏ, cũng chính là chúng ta đang lớn lên. Mỗi bạn trẻ đều là một phần của đất nước. So với châu Âu hay nhiêu nước phát triên, Việt Nam có lợi thế vô cùng to lớn là sức trẻ. Sự bứt phá chính là ở thanh niên. Hãy mang khát vọng lớn vì một Việt Nam lớn.

Lời dạy của Bác Hồ từ ngày thơ ấu đã luôn trong trái tim tôi, nhắc nhớ tôi ý thức về trách nhiệm của mình trong việc trả lời cho câu hỏi “Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”. Tôi nghĩ, có lẽ không chỉ tôi mà tất cả chúng ta – tuổi trẻ Việt Nam – đều luôn trăn trở và nỗ lực hành động VÌ câu trả lời: Việt Nam ta không nhỏ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
5
Nguyễn Trần Thành ...
20/05/2017 11:01:13
Mười ngàn người hợp xường bài nhạc này của Beethoven có nghĩa là có thể có mười triệu người, hoặc toàn thể dân Nhật đều quen thuộc và biết thưởng thức bài nhạc này. Hiển nhiên là trình độ văn hóa của họ thật cao.

Không chỉ một sự kiện này mà vô số sự kiện khác đều chứng tỏ tầm mức văn hoá của họ cao hơn nhiều dân tộc khác. Ngay từ đầu thế kỷ 20, người Nhật đã chúng tỏ sự khôn ngoan, mạnh mẽ và lòng dũng cảm trong các chiến công đánh bại hai đế quốc Nga và Tàu. Trong Thế chiến II người Nhật tuy thất trận nhưng lòng dũng cảm phi thường của họ khiến cả thế giới đều thán phục. Sau hai trái bom nguyên tử, thay vì họ lụn bại, phải xuất khẩu dân mình đi làm cu li hay nô lệ tình dục cho người nước khác hay cho phép người nước khác vào xứ mình lột truồng phụ nữ để tuyển “vợ”,  để huênh hoang về số ngoại tệ thu được hàng năm, thì họ đã đứng dậy, chỉ mất vài ba mươi năm để trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì của thế giới. Sau trận động đất hồi tháng 3 năm ngoái họ đã khiến cả thế giới phải cúi chào và khâm phục tinh thần kỷ luật và lòng tự trọng của họ. Tất cả những thứ đó đều phát xuất từ một nguồn gốc vững chắc: đó là niềm tự hào dân tộc. Mà niềm tự hào dân tộc không phải bắt nguồn từ không khí, càng không phải là kết quả từ sự quay lưng ngoảnh mặt với lịch sử và văn hóa của dân tộc mình. Trái lại, tự hào dân tộc chính là tự hào về lịch sử và văn hóa muôn đời của dân tộc và đất nước.

Người Nhật ngay từ nhỏ được giáo dục lòng tự hào về lịch sử oai hùng của họ, về những chiến công hiển hách của họ, tự hào về văn hóa của họ, cái văn hóa đã khiến họ tự mổ bụng mà chết chớ không sống nhục, và tự hào là con cháu của Thái dương thần nữ. Họ tự hào là một trong số rất ít các dân tộc trên thế giới đã đánh bại quân xâm lăng Mông Cổ vào thế kỷ 13, dù đoàn quân này đã bị một trận bão bất ngờ đánh tan tác trên biển trước khi chúng đặt chân được lên đất Phù Tang tam đảo.

Chừng nào niềm tự hào dân tộc còn tồn tại trong lòng người dân một nước thì quốc gia đó, dân tộc đó mới có thể tồn tại được. Lòng tự hào dân tộc chính là chỗ dựa tinh thần của dân tộc đó. Mất lòng tự hào dân tộc, con người ta sẽ dễ dàng làm mọi điều ô nhục mà tự cho là vinh. Mất niềm tự hào dân tộc, lòng người nhanh chóng tan rã vì không còn giá trị nào để kết dính họ lại với nhau. Họ không thấy đất nước mình, dân tộc mình có điều gì hay đáng tự hào để yêu thương và bênh vực.

Niềm tự hào bốn ngàn năm văn hiến của người Việt Nam hoàn toàn không phải là chuyện dốt nát, điên khùng, ngu xuẩn và vô lối. Nền văn hóa VN là một thực tế lịch sử. Càng ngày những nghiên cứu lịch sử và văn hóa càng làm cho nó sáng tỏ thêm ra. Chính niềm tự hào về nền văn hóa đó đã giữ cho nước VN còn và dân tộc VN còn cho đến nay. Sau hơn một ngàn năm nô lệ Tàu, người VN giành được độc lập dân tộc chính bằng cái vũ khí lòng tự hào vào lịch sử và văn hóa của mình. Cũng bằng chính lòng tự hào về lịch sử và văn hóa dân tộc mà dân tộc VN bé nhỏ liên tiếp đánh thắng những kẻ thù phương Bắc hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần để giữ vững nền độc lập quốc gia, trong đó có ba lần đánh bại quân xâm lược Mông Cổ, một lực lượng xâm lăng dữ dằn hung hãn và tàn bạo nhất trong suốt lịch sử nhân loại. Chưa có một dân tộc nào nghi ngờ những sự kiện lịch sử đó. Sao ta lại làm người đầu tiên nghi ngờ lịch sử và văn hóa của chính dân tộc mình? Tại sao niềm tự hào vào bốn ngàn năm văn hóa của dân tộc lại có thể biến người ta thành ếch nhái? Bụt chùa nhà không thiêng bằng bụt Tàu, bụt Đại Hàn, bụt Nhật? Quốc hiệu của Hàn quốc hiện nay là Đại Hàn Dân Quốc (Taehan Minguk), quốc hiệu của Nhật trong Thế chiến thứ II là “Đế Quốc Đại Nhật Bổn “ (Dai Nippon Teikoku  – Great Empire of Japan). Tên của hòn đảo Anh quốc là Great Britain (tên của cả vương quốc là “The United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland)… Các quốc gia này chẳng hề vĩ đại về mặt diện tích hay dân số để lấy thịt đè người, nhưng họ tự hào “lớn” về lịch sử và văn hóa. Trước kia quốc hiệu của ta là Đại Việt hoặc Đại Nam. Đó đâu phải là chuyện huênh hoang “tự sướng”, mà là niềm tự hào dân tộc hoàn toàn chính đáng.

Nếu một số vua chúa VN trước đây vì tối tăm thiển cận làm chậm, thậm chí cản trở, sự phát triển của đất nước, đó là vì họ ít nhiều mất lòng tự hào dân tộc, họ không tin vào lịch sử hào hùng của cha ông mình, không tin “nước Việt ta từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu” (Bình Ngô đại cáo) mà đi tôn thờ các ông Nghiêu Thuấn bên Tàu, coi các anh Tàu hàng ngàn năm trước là Thánh nhân, thánh hiền, coi các tên thái thú Nhâm diên, Tích quang, Sĩ Nhiếp là thầy là ân nhân (phong tước Vương cho Sĩ Nhiếp và các nhà nho ta gọi y là Sĩ Vương!). Chính vào lúc lòng tự hào dân tộc phai nhạt hoặc không còn chỗ trong lòng người thì mới sinh ra những tên Tôn thọ Tường, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, và những tên hót theo giọng quan thầy đại Pháp của chúng cho tổ tiên ta là người Gô-loa. Không lẽ những tên đó (tuy xuất thân từ hàng ngũ nho sĩ trí thức) là người chớ không phải là ếnh nhái?

Với người VN, lòng tự hào dân tộc không hề dành riêng cho tầng lớp trí thức (tiếc thay một số trong tầng lớp trí thức thời trước cũng như bây giờ đã biếm nhẽ lịch sử và văn hóa dân tộc, thậm chí phản bội lại dân tộc). Trước kia tinh thần tự hào dân tộc thấm nhuần trong tâm hồn mọi người dân, nhất là những người dân quê ít tiêm nhiễm văn hóa Tây phương. Chính lòng tự hào dân tộc này, nằm trong tiềm thức văn hóa, đã bộc lộ trong một hình thức “bảo vệ nòi giống” rất cảm động mà ngày nay chúng ta có thể coi là cực đoan, quá đáng:

Trước năm 1975, ít nhất ở miền Nam VN theo như tôi biết, chỉ có những người phụ nữ VN trót bị “sa chân lỡ bước” hay bị liệt vào hàng bán phấn buôn hương hoặc thuộc loại “bỏ đi” không người đàn ông con trai đứng đắn nào đoái hoài tới thì mới phải chịu lấy chồng ngoại quốc. Mà đã lấy chồng ngoại quốc, cho dù là lấy một ông hoàng đế Phi Châu, cũng là điều tủi nhục, càng rơi xuống sâu thêm một bậc nữa trong dư luận xã hội VN. Vợ và con gái người Việt của ông hoàng đế Bokassa của Đế quốc Trung Phi (Central African Empire) vào những năm 1960 – 1970 không hề là niềm tự hào của chính đương sự, và cũng không được ai “thán phục” hết, vì bản thân người phụ nữ ấy (tên là Nguyễn Thị Huệ) là một “me Tây”. (Nếu giới trẻ bây giờ không biết “me Tây me Mỹ” là gì thì hãy hiểu rằng kẻ đó bị xếp hạng ngang hàng đĩ điếm – mà đĩ điếm cho người nước ngoài thì giá trị nhân cách thấp hơn cả gái giang hồ “nội địa”).

Ngay đến công chúa Huyền Trân đời Trần, do phải thực hiện một sứ mệnh lịch sử, đi làm vợ của một ông vua lân bang để đổi lấy đất đai cho quốc gia, mở rộng giang sơn Đại Việt, công ơn với đất nước lớn lao là vậy mà không gây một cảm hứng tự hào nào, trái lại còn để niềm thương tiếc muôn đời không nguôi trong lòng người Việt: Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng mán thằng mường nó leo!

Kết quả của sự “phân biệt đối xử” trong ý thức bảo vệ nòi giống này là đa số những người nước ngoài thời đó chỉ có thể lấy được những phụ nữ gần như “dưới đáy xã hội” VN mà thôi. Những phụ nữ “con nhà đàng hoàng”  không bao giờ lấy chồng người nước mgoài để mang sự tủi nhục về cho gia đình và dòng họ. Cả một vài người phụ nữ có học thức, sống trong môi trường Tây học cởi mở, có tình yêu thực sự và kết hôn một cách nghiêm túc với một người chồng nước ngoài có vị trí xã hội cao cũng không là một ngoại lệ trước dư luận VN. Họ đều bị đồng bào mình nhìn với cái nhìn khinh miệt hay dè bỉu; bị liệt chung vào hàng “me Tây, me Mỹ”, và luôn cảm thấy rất nhục nhã. (Bạn trẻ nào chưa biết chuyện này, đọc ở đây để biết ít nhiều tâm sự một người phụ nữ VN có học lấy chồng Mỹ mới hơn bốn mươi năm trước (Le Hoa Wilson – Có tội hay không có tội ?)

Những biến động lịch sử gần đây, nhất là từ sau khi chủ nghĩa cộng sản vào VN tàn phá lịch sử và văn hóa dân tộc, đền miều bị phá dở, chùa chiền làm kho hợp tác xã, đàn Nam Giao ở Huế bị phá bỏ, luân thường đạo lý đảo lộn (vợ chồng tố khổ lẫn nhau, con cái tố cáo nhục mạ cha mẹ; trong hồi ký của mình, cựu ngự tiền văn phòng của vua Bảo Đại là NKH gọi cựu hoàng đế Bảo Đại, ông chủ cũ của mình, là “hắn”); tượng vua Lý ở HN thì mặc triều phục nhà Tống bên Tàu; phim lịch sử VN thì do ngoại bang, kẻ luôn rắp tăm thôn tính mình, dàn dựng thực hiện; học trò không còn thuộc lịch sử nước mình; phim ảnh trên TV thì toàn phim lịch sử Tàu và tình cảm Hàn Quốc. Người Việt thuộc lòng lịch sử các triều vua Tàu qua phim ảnh, nhưng có người không biết Trần Hưng Đạo là ai. Thậm chí có người viết lách về lịch sử thì nói đến một ông vua tên là Lê Trung Hưng, và nói đến chuyện một người có công với vua “được phong chức công thần”. Các tiệm uốn tóc quảng cảo kiểu tóc Hàn Quốc. Các tiệm thời trang, và cả báo chí nữa, nhan nhản phô trương “mốt” thời trang Hàn Quốc, từ quần áo, kiểu tóc, son môi cho đến kiểu chụp hình, v.v…

Trước đây để bày tỏ lòng biết ơn mẹ, người ta mượn hình thức “bông hồng cài áo” của người Nhật. Bây giờ giới trẻ VN có người vận động xếp hình hàng ngàn con hạc giấy (cũng phong tục và tập quán của Nhật) để bày tỏ niềm hy vọng, mà không tự mình sáng tạo nỗi một hình thức nào khác. Vô số thanh niên Hà Nội (thủ đô ngàn năm văn vật!) khóc bù lu bù loa ngoài phố rất thê thảm và thức suốt đêm đốt nến tưởng niệm ca sĩ Mỹ Michael Jackson qua đời. Vô số phụ nữ VN đổ xô đi lấy chồng nước ngoài chỉ qua môi giới của “cò” và sẵn sàng tới khách sạn xếp hàng cởi truồng cho người nước ngoài ngắm nghía mua làm “vợ”. Không ít kẻ vênh vang dù kết hôn với một anh da đen từ những xứ sở châu Phi. Người giàu có thì tung tiền mua sắm xe cộ lộng lẫy nghênh ngang, tiêu xài phung phí giữa biển người nghèo đói. Mới đây hàng trăm thiếu nữ Việt chen lấn xô đẩy nhau xỉu lên xỉu xuống trước cổng khách sạn chào đón các ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc đến lưu diễn, và sau đó nhiều cô đã tranh nhau hôn hít và liếm chiếc ghế mà ngôi sao này ngồi khiến báo chí và dư luận VN vốn đã quen với nền giáo dục mà cô giáo từng bắt học trò liếm ghế của mình cũng phải sững sờ.

Chỉ nói sơ qua một ít thôi. Và có lẽ chừng đó đã đủ làm đau lòng những người có lòng với đất nước, nếu cho đến nay vẫn còn thờ ơ với hiện trạng này. Chừng đó đã đủ cho thấy một số không nhỏ người VN hiện nay không còn lòng tự hào dân tộc, vì sau lưng họ là một khoảng trống mông lung về lịch sử và văn hóa. Nay mai phải đánh giặc Tàu họ sẽ biết bám níu vào cái gì? Nếu lúc này mà cười cợt biếm nhẽ những người tự hào về lịch sử và văn hóa dân tộc là những con ếch tự sướng, thì có lẽ đó là một thái độ rất không đúng đắn và nên nghĩ lại, nhất là nói từ một người trí thức.

Nói về bốn ngàn năm văn hiến của đất nước đâu phải là để tự sướng. Trong một ngàn năm độc lập vừa qua, tiền nhân ta đã nói điều đó nhiều lần, đã tự hào về điều đó nhiều lần. Chính lịch sử và tinh thần văn hóa (văn hiến) đó của dân tộc đã giúp người dân Đại Việt biết mình là ai, và giúp phân biệt ta với Tàu: “Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác” (Bình Ngô đại cáo), và có thể dõng dạc lên tiếng “tuyên ngôn”: “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”.

Lòng tự hào dân tộc không làm ai tự sướng hay ngủ quên cả. Nhìn vào người Nhật thì thấy rõ lòng tự hào cao ngất của dân tộc họ. Họ có tự sướng hay ngủ quên gì đâu. Họ “rất thức” nữa là khác. Trong một email phản hồi nhân thông tin về sự phát hiện chữ Việt cổ, tôi có dịp viết: “Trong lịch sử thế giới, đã có quốc gia nào từng ngủ quên trên sự tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc họ không? Không hề. Trái lại, những giai đoạn suy vong của mỗi quốc gia đều xảy ra trong thời kỳ mà lòng người phân tán, khi niềm tự hào dân tộc ấy đã bị lung lạc, suy yếu hay không còn nữa. Trong hoàn cảnh như thế, Lê Lợi phải mất đến mười năm mới “đẩy” được đám quân Minh xâm lăng về nước, (sau cuộc kháng chiến dai dẳng làm cho chúng mỏi mòn mà ta không có một trận đại thắng nào lừng lẫy tầm cỡ “Bạch Đằng”), trong khi trước đó, nhà Trần với hào khí Đông A chỉ cần một thời gian rất ngắn để ba lần đánh bại ba cuộc xâm lăng của lực lượng xâm lược mạnh nhất, dữ dằn nhất, đáng sợ nhất của cả nhân loại trong mọi thời đại, với các chiến thắng lừng lẫy. ”

Trước năm 1975, trong cuốn sách Người Việt Cao Quý, nhà văn Vũ Hạnh, khi so sánh với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, Kim Tự Tháp của Ai Cập, Đế Thiên Đế Thích của Căm Bốt, vân vân, đã thấy rằng Việt Nam không có một công trình nào đủ lớn đáng để tự hào cả.

Thật nản lòng, phải không? Không có gì để tự hào cả? Nhìn vào các thành tích văn minh văn hóa lừng lẫy của người rồi nhìn lại mình không có gì cả, hoặc chỉ thấy chiến tranh và đổ nát, có đáng nản lòng không? Nhưng Vũ Hạnh đã nhận xét rằng công trình vĩ đại của dân tộc VN chính là dải đất  hình chữ S từ Ải Nam Quan đền Mũi Cà Mau này. Đây là công trình lớn lao mà tất cả các thế hệ cha ông ta luôn phấn đấu đổ nhiều mồ hôi nước mắt và cả xương máu để xây dựng, mở rộng và bảo vệ, suốt lịch sử không lúc nào ngơi nghỉ. Vũ Hạnh là một anh Việt Cộng, tức là một kẻ theo chủ thuyết cộng sản, chủ trương tất cả vì tính giai cấp vô sản quốc tế mà không thèm đếm xỉa đến lịch sử và văn hóa của tổ quốc mình, mà đã nhận ra một điều đáng tự hào của dân tộc như thế. Tại sao một người trí thức không cộng sản lại biếm nhẽ những người tự hào với tinh thần dân tộc, coi họ là những con ếch?

Ngay cả khi buộc phải lòn trôn giữa chợ, Hàn Hín vẫn tin vào tài năng và giá trị của mình. Ông ta biết mình có các giá trị đó để tin, để tự hào và nhờ đó đứng vững trong nghịch cảnh. Nhật Bản trong Thế chiến II, bị dội hai trái bom nguyên tử, phải chịu đầu hàng đối phương vô điều kiện, nhưng lòng tự hào dân tộc của họ cao đến nỗi giúp họ tự tin và đường hoàng bắt tay với kẻ thù để vực dậy và xây dựng đất nước chớ không chịu sút kém. Hàn Quốc từng bị Nhật xâm lăng, nhưng niềm tự hào dân tộc mạnh mẽ của họ giúp họ khôi phục độc lập và phát triển đất nước rực rỡ. Trong khi đó, không một người ăn mày nào mà chúng ta từng biết tự nghĩ mình có một giá trị gì để tự hào và tự trọng. Biết mình có điều gì để tự hào tự trọng thì họ đâu có đi ăn xin. Có lòng tự hào và tự trọng thì đâu có ngửa tay ca bài ca con cá nó sống vì nước, chúng tôi độc lập tự do hạnh phúc gần bốn mươi năm mà vẫn còn nghèo xin ông đi qua bà đi lại rủ lòng thương giúp đỡ. Không biết và không tôn trọng lịch sử văn hóa của đất nước dân tộc mình tức là ta không tự trọng mình; không tự biết mình là con nhà thế gia chớ không phải thứ đầu đường xó chợ nay mặc váy kiểu Mỹ mai mặc áo theo “mốt” Đại Hàn, ngày kia theo “mốt” thời trang đuôi sam Mãn Thanh, khóc lóc lu loa vì một thằng bá vơ nào đó chết bên Tây hay bên Tàu.  Không tự trọng mình thì ta sẽ không thể bằng người Nhật. Không những ta đang không bằng người Nhật mà ta cũng không bằng cả người Đại Hàn. Đất nước họ chẳng lớn lao hơn ta, nhưng họ đều có lòng tự hào dân tộc rất cao, mà ta thì đã tiêu hao mòn mỏi. Tại sao ta lại biếm nhẽ bốn ngàn năm lịch sử của mình?

Người trí thức có trách nhiệm phải nói cho mọi người biết: “Anh là con nhà gia giáo có lịch sử và văn hóa, chớ không phải loại cha căng chú kiết. Anh đã chiến đấu hàng ngàn năm để giữ vững tự do và độc lập. Anh có quyền và phải được tự do và độc lập. Không cần một chữ vàng chữ bạc nào của ai cả.” Nếu không nói được như thế, mà lại biếm nhẽ họ, coi họ là ếch nhái, thì … thôi.

Chớ sao! Nói gì với kẻ chưa đánh đã hàng! Thằng Tàu muốn đánh VN, chuyện đó ai cũng biết. Anh cho rằng ta chỉ là những con ếnh tự sướng chớ thực ra ta không có gì cả, thôi thua nó cho rồi. Phải vậy không?
9
5
Nguyễn Trần Thành ...
20/05/2017 11:03:04
I. Mở bài:
Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV là lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc. Đó là lịch sử của 2 lần chiến thắng quân Tống, 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông hùng mạnh và 10 năm gian khổ chống quân Minh ... mà những chiến công hiển hách Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng ... vẫn còn vang dội đến tận ngày nay. Chính vì vậy, văn học thời kì đó đã phản ánh khá rõ nét tư tưởng yêu nước cùng lòng tự hào sâu sắc của dân tộc ta, nhất là qua ba văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta”.

II. Thân bài:
Trước hết, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý nguyện muốn dời đô từ Hoa Lư về Đại La để đóng đô ở nơi “trung tâm trời đất,mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Như vậy, tư tưởng yêu nước đã được thể hiện ở việc gắn liền sự bền vững của một triều đại với ý nguyện của muôn dân. Khi nhìn lại các triều đại trước, ông đã rất đau xót cho số vận quá ngắn ngủi, để cho “trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”.

Từ đó ta thấy rằng, xây dựng đất nước là đem lại hạnh phúc, thái bình cho dân. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có các cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của cả dân tộc.

Đó phải là quyết định của người có đầu óc ưu tú nhất thời đại . Có thể nói, với trí tuệ anh minh, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lợi thế về lịch sử, địa lý, hình thế núi sông, về sự thuận tiện trong giao lưu văn hóa và phát triển mọi mặt của thành Đại La, nhưng ông cũng không quên chỉ ra những thuận tiện cho nhân dân. Đặc biệt, ông khẳng định “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Những lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Trong lời khẳng định ấy, ta còn đọc được khí phách của một dân tộc: Đại La sẽ là “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Giá trị chủ yếu của bài là tư tưởng yêu nước. Tiếng nói của tác giả là tiếng nói của nhân dân, của thời đại và khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh .

Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ, nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công oanh liệt. Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách. Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là một ví dụ . Đọc “Hịch Tướng Sĩ” -một áng thiên cổ hùng văn, ta cứ ngỡ như được nghe tiếng nói của cha ông , của non nước.

Nó nồng nàn một tinh thần yêu nước, nó biểu hiện một lòng căm thù giặc sâu sắc , một ý chí quyết chiến quyết thắng quân thù không chỉ là của riêng Trần Quốc Tuấn mà là kết tụ trong đó những ý nguyện tình cảm của dân tộc. Trước tai hoạ đang đến gần: quân Mông - Nguyên đang lăm le xâm lược lần thứ hai với quy mô chưa từng thấy hòng không cho một ngọn cỏ của nước Đại Việt được mọc dưới vó ngựa của 50 vạn quân, Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch” để kêu gọi tướng sĩ một lòng, chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn.

Những lời lẽ đanh thép mà chan chứa tình cảm, những lí lẽ sắc bén mà đi vào lòng người đã làm thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở các tướng sĩ, chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước, chỉ ra cho tướng sĩ thấy tội ác của bọn sứ giặc, và những việc cần làm để chống giặc. Ông đã tự bày tỏ lòng mình, lòng căm giận như trào ra đầu ngọn bút, thống thiết và sâu lắng: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Để giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến, quyêt thắng, Trần Quốc Tuấn đã khéo động viên khích lệ tướng sĩ. Một mặt, ông chỉ ra cho họ cái nỗi nhục của kẻ làm tướng phải hầu quân giặc mà không biết tức, chỉ ra cho họ thấy cái nỗi ân tình sâu nặng mà ông và triều đình dành cho họ để họ nghĩ suy và báo đáp. Mặt khác ông vừa nghiêm khắc phê phán những thói bàng quan, thờ ơ, sự ham chơi hưởng lạc của tướng sĩ, vừa chân tình chỉ bảo cho họ thấy những sai lầm mà họ mắc phải. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc.

Còn đối với Nguyễn Trãi khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phươngTuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.

Càng yêu nước bao nhiêu, càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu!

Tuy nhà Lí mới thành lập và vẫn còn non trẻ, nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, hoàng đế Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn đang dòm ngó Đại Việt, nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ thù, giữ yên giang sơn bờ cõi, để cho để vương muôn đời trị vì đất nước. Từ bài Chiếu toát ra một niềm tự hào cao độ về bản lĩnh và khí phách Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Cũng vẫn với niềm tin ấy, Hưng Đạo Vướng khẳng định với tướng sĩ rằng có thể “bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ờ Cảo Nhai”, và rồi xã tắc của ông sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân sẽ đời đời hạnh phúc, tiếng tốt sẽ mãi mãi lưu truyền.

Niềm tự hào Đại Việt được biểu hiện tập trung cao độ ở Nguyễn Trãi:

Ra đời cách chúng ta hàng thế kỉ, mà tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông trong ba áng vặn chương cổ đại này, vẫn còn nồng nàn mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×