Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của kiến thức

Viết đoạn văn nghị luận về vai trò của kiến thức 
kiến thức thôi nhá
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
87
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Kiến thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu biết về thế giới xung quanh mà còn giúp chúng ta phát triển và thành công trong công việc và cuộc sống.

Đầu tiên, kiến thức giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Nó giúp chúng ta tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, khoa học và nhiều lĩnh vực khác. Kiến thức giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về thế giới và khám phá những điều mới mẻ. Nó cung cấp cho chúng ta những thông tin cần thiết để đánh giá và phân tích mọi tình huống.

Thứ hai, kiến thức là chìa khóa để phát triển và thành công trong công việc. Với kiến thức, chúng ta có thể nắm bắt được những kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả. Nó giúp chúng ta trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực mình chọn và tạo ra những đóng góp đáng kể. Kiến thức cũng giúp chúng ta nắm bắt được những cơ hội mới và phát triển sự nghiệp.

Cuối cùng, kiến thức cũng giúp chúng ta phát triển và thành công trong cuộc sống. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và xác định mục tiêu của mình. Kiến thức giúp chúng ta rèn luyện tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề. Nó cung cấp cho chúng ta sự tự tin và khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống.

Tóm lại, kiến thức đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó giúp chúng ta hiểu biết về thế giới, phát triển và thành công trong công việc và cuộc sống. Vì vậy, chúng ta nên luôn tìm kiếm và chia sẻ kiến thức để trở thành những người có đóng góp tích cực và thành công.
1
0
D yakuuya
01/11/2023 23:38:58
+5đ tặng

Thành công không có được nhờ sự may mắn, nó bắt nguồn từ sự cố gắng của con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”. Đây là một ý kiến để lại cho chúng ta những suy tư, trăn trở.

Đầu tiên, chắc hẳn mỗi người đều có một định nghĩa riêng cho mình về sự thành công. Hiểu đơn giản nhất, “thành công” là khi đạt được một kết quả mà bạn mong muốn hay hoàn thành mọi thứ trong công việc một cách tốt nhất. Còn “kiến thức” hay còn gọi là tri thức (tiếng Anh là knowledge) bao gồm những thông tin, dữ kiện, sự mô tả cùng kỹ năng có được qua các trải nghiệm và học tập của bản thân. Vậy nên, kiến thức nền tảng chính là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất mà con người cần chuẩn bị trong cuộc sống. Ví dụ một cô giáo dạy văn cần có những kiến thức về các tác phẩm văn học, một bác sĩ cần có những kiến thức về sinh học và y học… Còn “kỹ năng” là khả năng hay năng lực thực hiện thành thục một hoặc một số hành động của một người với mục đích là tạo ra kết quả như mong đợi. Cụm từ “bạn khó có thể” và “nếu không có sự chuẩn bị” muốn nhấn mạnh vào vai trò của kiến thức và kỹ năng. Như vậy, quan điểm trên muốn khẳng định rằng con người chỉ có được thành công khi biết không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng cần thiết.

Mỗi người sinh ra trong cuộc sống đều mong muốn ghi tên mình vào tấm bảng thành công. Nhưng “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng mà bàn chân không thấm đau bởi những mũi gai...” - để có được thành công là chúng ta phải chấp nhận đối mặt với khó khăn gian khổ. Vậy cần làm gì để bản thân có thể chủ động đối mặt và giải quyết được những khó khăn ấy? Kiến thức thôi là chưa đủ, kỹ năng thôi chưa đủ - chúng ta cần có sự song hành của cả kiến thức và kỹ năng.

Kiến thức giống như một tấm giấy thông hành giúp ta bước vào cuộc sống. Ai càng có nhiều vốn hiểu biết người ấy càng dễ dàng nắm bắt được nhiều cơ hội trong cuộc sống. Học sinh cần học hỏi những kiến thức trong sách vở để đạt kết quả cao trong học tập. Giáo viên có kiến thức sâu rộng về chuyên môn cũng như kiến thức xã hội sẽ có thể tự tin đứng trên bục giảng truyền đạt cho học sinh. Nắm chắc kiến thức cơ bản giúp mỗi người tự tin hơn trong công việc. Từ đó, có thể sáng tạo và phát triển ra những thành tựu đột phá.

Tuy nhiên, chỉ có kiến thức là chưa đủ, kỹ năng cũng vô cùng quan trọng. Cuộc sống càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Có thể kể đến một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe - thấu hiểu, kỹ năng tư duy sáng tạo, phát triển bản thân, đặt ra mục tiêu và động lực, teamwork, thuyết trình - thuyết phục, thương lượng và đàm phán, lãnh đạo và tổ chức… Ngoài ra, tùy vào những công việc khác nhau cũng sẽ đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn riêng. Khi có được những kỹ năng, con người có thể thích ứng được với mọi hoàn cảnh, cũng như biết vận dụng chúng để xử lý những tình huống trong công việc hay cuộc sống một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trong công việc, có chuyên môn giỏi thôi chưa đủ. Bạn cần phải có được những kỹ năng mềm mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu. Một người lãnh đạo tài ba cần có những kỹ năng gì? Khi làm việc nhóm, con người cần có kỹ năng như thế nào? Đó không phải là những vấn đề mà kiến thức nền tảng có thể giải quyết giúp chúng ta mà cần phải học hỏi và rèn luyện những kỹ năng ấy mới có được. Chắc hẳn, chúng ta từng nghe đến một cái tên vô cùng quen thuộc TS. Lê Thẩm Dương. Ông không chỉ là một Giảng viên xuất sắc của Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân Hàng TP. HCM mà còn được biết đến với một thương hiệu là một diễn giả chuyên nghiệp, một chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đào tạo, hoạt động thực tiễn… Để có được thành công như vậy, TS. Lê Thẩm Dương đã phải cố gắng trau dồi vốn hiểu biết của bản thân cũng như rèn luyện kỹ năng mềm.

Đối với một học sinh đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời là kỳ thi Đại học sắp tới. Tôi luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để tích lũy kiến thức thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Cùng với đó, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện các kỹ năng mềm. Tôi tin rằng với hành trang như vậy, trong tương lai, thành công sẽ mỉm cười ở phía cuối con đường.

Qua phân tích trên, ý kiến: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng” là hoàn toàn đúng đắn. Mỗi chúng ta hãy tự nhận thức về tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống để có thể sớm chạm tay đến thành công.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thắng
02/11/2023 08:53:02
+4đ tặng
Có ai đã đó đã từng khẳng định rằng: “Bạn khó có thể thành công nếu không có sự chuẩn bị tốt về những kỹ năng và kiến thức nền tảng”. Kiến thức và kĩ năng có những vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Đầu tiên, “kiến thức” hay còn gọi là tri thức bao gồm những thông tin, dữ kiện, sự mô tả cùng kỹ năng có được qua các trải nghiệm và học tập của bản thân. Vậy nên, kiến thức nền tảng chính là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất mà con người cần chuẩn bị trong cuộc sống. Ví dụ một cô giáo dạy văn cần có những kiến thức về các tác phẩm văn học, một bác sĩ cần có những kiến thức về sinh học và y học… Còn “kỹ năng” là khả năng hay năng lực thực hiện thành thục một hoặc một số hành động của một người với mục đích là tạo ra kết quả như mong đợi. Kiến thức giống như một tấm giấy thông hành giúp ta bước vào cuộc sống. Ai càng có nhiều vốn hiểu biết người ấy càng dễ dàng nắm bắt được nhiều cơ hội trong cuộc sống. Học sinh cần học hỏi những kiến thức trong sách vở để đạt kết quả cao trong học tập. Giáo viên có kiến thức sâu rộng về chuyên môn cũng như kiến thức xã hội sẽ có thể tự tin đứng trên bục giảng truyền đạt cho học sinh. Nắm chắc kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn sẽ giúp mỗi người tự tin hơn trong công việc. Từ đó, có thể sáng tạo và phát triển ra những thành tựu đột phá. Nhưng kiến thức thôi chưa đủ, chúng ta cũng cần phải có kỹ năng. Cuộc sống càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Có thể kể đến một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe - thấu hiểu, kỹ năng tư duy sáng tạo, phát triển bản thân, đặt ra mục tiêu và động lực, teamwork, thuyết trình - thuyết phục, thương lượng và đàm phán, lãnh đạo và tổ chức… Ngoài ra, tùy vào những công việc khác nhau cũng sẽ đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn riêng. Kiến thức và kĩ năng luôn song hành với nhau. Như vậy, mỗi người hãy trau dồi để bản thân có được những kiến thức, kĩ năng cần thiết.
Thắng
mệt quá nhưng chúc bạn học giỏi nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×