Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan Nhà tù Phú Quốc)

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan Nhà tù Phú Quốc)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.165
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chuyến đi tham quan Nhà tù Phú Quốc là một trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời tôi. Tôi và nhóm bạn quyết định khám phá hòn đảo xinh đẹp này và không thể bỏ qua cơ hội để tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của nơi này.

Nhà tù Phú Quốc nằm ở phía Nam của hòn đảo, nơi mà ngày xưa là nơi giam giữ những tù nhân chính trị. Đến đây, chúng tôi được hướng dẫn bởi một người hướng dẫn du lịch địa phương, người đã truyền đạt cho chúng tôi những thông tin quan trọng về lịch sử và cuộc sống trong nhà tù.

Nhìn từ xa, Nhà tù Phú Quốc trông như một ngôi nhà cổ kính với những hàng rào bằng gỗ và cửa sắt cũ kỹ. Khi bước vào bên trong, chúng tôi đã được đưa vào một thế giới hoàn toàn khác biệt. Cảm giác u ám và lạnh lẽo tràn ngập không khí. Những tường gạch cũ kỹ và những cánh cửa sắt dày đặc tạo nên một không gian tối tăm và ám ảnh.

Người hướng dẫn đã kể cho chúng tôi về những cuộc đau khổ và khổ hình mà những tù nhân đã phải trải qua trong quá khứ. Chúng tôi đi qua những phòng giam nhỏ hẹp, nơi mà hàng chục người phải sống chung một không gian nhỏ. Những điều kiện sống khắc nghiệt và sự tàn bạo của những người giam giữ đã khiến chúng tôi cảm thấy rùng mình.

Tuy nhiên, không chỉ có những câu chuyện u ám, Nhà tù Phú Quốc còn mang trong mình những câu chuyện về sự kiên nhẫn và sự hy sinh. Chúng tôi được tham quan những phòng học và những nơi mà những tù nhân đã tổ chức các khóa học và hoạt động văn hóa. Đây là nơi mà họ tìm cách giữ lửa hy vọng và nuôi dưỡng tinh thần.

Sau khi tham quan Nhà tù Phú Quốc, chúng tôi cảm nhận được sự trân trọng và biết ơn về tự do mà chúng tôi đang có. Chúng tôi nhận ra rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng và có những người đã phải chịu đựng nhiều khó khăn hơn chúng tôi.

Chuyến đi tham quan Nhà tù Phú Quốc đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về lịch sử và nhân văn. Nó đã mở rộng tầm nhìn của tôi về thế giới và khơi dậy trong tôi sự biết ơn và tôn trọng. Tôi hy vọng rằng những câu chuyện về Nhà tù Phú Quốc sẽ được truyền đi và giúp mọi người hiểu rõ hơn về quá khứ và giá trị của tự do.
1
1
Vinh
02/11/2023 09:28:01
+5đ tặng

Đất nước chúng ta đã trải qua biết bao khó khăn, gian nan khi đi qua cuộc chiến. Chúng ta không thể nào quên đi những công lao mà những người chiến sĩ của thế hệ trước đã dành tặng cho thế hệ mai sau. Nhân dịp ngày 27/7 - ngày thương binh liệt sĩ, gia đình em đã có một chuyến đi đến Nhà tù Phú Quốc.

Đúng sáu giờ ba mươi phút, cả nhà em bắt đầu lên xe để xuất phát đến địa điểm tham quan. Ngồi trên xe, em cứ bồn chồn không biết đến nơi sẽ như thế nào, không biết vào nơi ấy có đáng sợ hay không? Những câu hỏi như quanh quẩn trong đầu em, thoáng chốc đã đến nơi rồi.

Vừa xuống xe, em đã cảm thấy choáng ngợp bởi sự rộng lớn của nơi đây, cảm tưởng đây như là một mê cung không có lối thoát. Thế rồi, chú Thanh - hướng dẫn viên của khu di tích đã ra đón đoàn nhà em vào tham quan khu di tích. Vì hôm ấy là ngày Thương binh Liệt sĩ, nên khu di tích rất đông người tới thăm. Có những ông, bà cực chiến binh đến thăm lại những người đồng đội cũ, cũng có cả những bạn trẻ tình nguyện viên tới dọn dẹp và trang trí khu di tích chuẩn bị cho lễ viếng buổi tối nay.

Chú Thanh bắt đầu giới thiệu cho mọi người về những thông tin của di tích. Nơi đây từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, là nhà tù lớn nhất Đông Nam Á được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1946 và rộng lên tới 400 ha. Nơi đây đã giam giữ khoảng hơn 32.000 tù chính trị và chiến sĩ của ta. Cũng chính tại nơi đây, đã diễn ra những cuộc đấu tranh tinh thần khốc liệt đòi lại quyền sống, quyền tự do cho những tù nhân ở đây. Dẫu cho cuộc sống có khó khăn, đau đớn bởi sự tra tấn man rợ, vô nhân tính của bọn cướp nước, những chiến sĩ của chúng ta vẫn quyết không đầu hàng số phận, kiên cường chống chịu những tra tấn cả về thể chất cũng như tinh thần ấy, chờ đợi một tương lai tốt đẹp hơn sẽ tới.
Tới nơi đây, nhìn lại những khung cảnh được phục dựng lại, trong em trào lên một cảm xúc kính trọng khó nói. Tại sao những người con của đất nước lại có thể kiên cường đến thế? Tại sao họ có thể chấp nhận tất cả những sự kinh khủng ấy mà vẫn ngoan cường quyết không khai một điều gì? Những câu hỏi tại sao cứ dồn dập trong tâm trí em. Cảm giác sợ hãi lúc ban đầu giờ đây đã thay bằng sự hào hùng, cảm động, kính trọng cũng như là biết ơn sâu sắc. Những chứng tích ở đây đã nhắc lại cho chúng ta về lịch sử không thể quên của cuộc chiến tranh vệ quốc, về một thời kỳ gian khổ nhưng vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Rồi sau khi đã được đi hết khu di tích, đoàn em đi tới khu tưởng niệm của di tích. Một khoảng không rộng lớn, đầy bình yên và thanh tịnh. Đây giống như là sự an ủi dành cho những linh hồn đã ngã xuống vì đất nước. Mùi hương thơm vẩn quanh không khí như vỗ về những trái tim thổn thức. Chúng em còn được nghe những câu chuyện mà chính những bác tù nhân năm xưa kể lại, tới lúc này thì nước mắt em không còn cầm được nữa. Có lẽ, các chiến sĩ năm ấy cũng sẽ được an ủi phần nào khi nhìn thấy sứ mệnh mà họ theo đuổi, đánh đổi bằng chính xương máu của mình đã được đền đáp xứng đáng. Non sông giờ đây đã hợp thành một cõi, đất nước giờ đây là độc lập, hoà bình và hạnh phúc như mong ước năm nào của Bác.

Họ nằm xuống để hoá thân thành một bóng hình khác, để họ có thể bảo vệ đất nước theo cách riêng của mình. Hi sinh không phải là chấm hết, mà hi sinh là bảo vệ đất nước, bảo vệ xứ sở thân yêu của mình theo cách khác mà thôi.

Chuyến đi đã mang lại cho em thật nhiều bài học, không chỉ là sự kính trọng dành cho những người chiến sĩ mà còn là tinh thần yêu nước nồng nàn, cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Em tự hứa với lòng mình rằng sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lại những công lao to lớn mà ông cha đã đánh đổi lấy hoà bình, độc lập hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Thắng
02/11/2023 09:37:52
+4đ tặng

Nhà tù Phú Quốc là bằng chứng ghi dấu tội ác của chế độ thực dân, đế quốc, nhưng cũng là di tích thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Cách mạng bị tù đày trong những năm đấu tranh chống thực dân, đế quốc. Tại đây, đoàn đã dâng hương tưởng niệm, tri ân những liệt sĩ, chiến sĩ cộng sản đã nằm xuống và để lại một thần thân thể, máu xương trên mảnh đất Phú Quốc. Cái nắng chói chang, bỏng rát không ngăn được những bước chân của đoàn người đến đây. Có lẽ, ai cũng muốn một lần được chứng kiến tận mắt những hình ảnh được phục dựng. Và quả thật, nghe thuyết minh và tận mắt nhìn những hình ảnh mô phỏng lại các kiểu tra tấn cực kỳ man rợ, tàn ác của chế độ ngụy quyền đối với các chiến sĩ tù binh cộng sản, như nhốt tù binh vào “chuồng cọp” bằng dây kẽm gai, đập vỡ mắt cá chân, dùng ván và đinh ốc ép cho vỡ lồng ngực; dùng kềm rút móng chân, móng tay; móc mắt hoặc dùng đèn pha công suất lớn rọi thẳng vào mắt đến mù lòa; đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng hoặc ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống,... mà rùng mình!
Nhà tù Phú Quốc còn được biết đến với tên gọi “Nhà lao Cây Dừa”. Nhà tù nằm ở xóm Cây Dừa, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Năm 1950, thực dân Pháp cho xây dựng tại Phú Quốc trại giam Cây Dừa có diện tích khoảng 40 hecta, bao gồm bốn khu A, B, C, D, để giam giữ tù binh chống Pháp. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm cho sửa trại giam Cây Dừa này thành Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa với mục đích giam giữ tù binh cộng sản. Năm 1966, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho mở rộng diện tích nhà lao. Diện tích Trại giam Phú Quốc lên đến 400 hecta, với gần 500 ngôi nhà, chia thành 12 khu, trong đó có 02 khu đôi (mỗi khu có 02 phân khu) và 10 khu (mỗi khu có 04 phân khu gọi là Khu A, B, C, D), mỗi phân khu cách nhau 100m. Phân khu có chiều dài 150m, rộng 50m, gồm 11 ngôi nhà trong đó có 09 phòng giam, kích thước mỗi phòng giam 20m x 5m. Mỗi phân khu đều có chuồng cọp, 04 phân khu có nhà biệt giam. Các nhà giam xây dựng với vách, mái, cửa đều bằng tôn thiếc, nền bằng đất tráng xi măng để tránh tù binh đào hầm vượt ngục. Xung quanh mỗi phân khu là 04 vọng gác canh giữ 24/24 giờ và 10 vọng gác lưu động, đèn chiếu sáng toàn khu trại. Toàn trại được bao bọc bởi dãy kẽm gai dày chằng chịt 7 đến 10 lớp, vùng bao quanh hoàn toàn trống trải tạo thành một vành đai trắng bao bọc, cách ly với bên ngoài. Bao quanh mỗi khu nhà lao là trùng trùng hàng rào kẽm gai 10 - 15 lớp với hệ thống điện chiếu sáng dày đặc. Nhà tù Phú Quốc được mệnh danh là “địa ngục trần gian” là bằng chứng về tội ác dã man, tàn bạo của kẻ thù.
Ngay từ cổng vào, đập vào mắt tất cả du khách là trùng trùng hàng rào kẽm gai 10 - 15 lớp ken cứng với hệ thống điện chiếu sáng dày đặc bao quanh mỗi khu nhà. Bộ máy cai ngục lúc cao nhất lên tới bốn tiểu đoàn lính cơ động, canh giữ, tuần tiễu ngày đêm. Với bộ máy này, địch tin rằng không những đàn áp hữu hiệu tù nhân mà còn đánh bại bất cứ một lực lượng ngoại nhập nào tính liều mạng giải phóng tù binh Nhà lao Cây Dừa.
Theo chân hướng dẫn viên tại Khu di tích Nhà tù Phú Quốc, du khách sẽ đi qua 14 khu trại giam được đánh số từ 1 đến 14, trong đó 12 khu được xây dựng trước năm 1972, riêng hai khu 13,14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Dưới cái nắng gay gắt của tháng 7, những chiếc chuồng cọp kẽm gai nằm trên nền xi măng bỏng rát khiến cho du khách không khỏi ám ảnh về một trong những “sáng chế” dã man nhất mà Mỹ - Ngụy đã dùng để hành hạ, tra tấn tù binh tại Nhà tù Phú Quốc.
Các chuồng cọp được đặt ngoài trời với những dây kẽm gai sắc nhọn. Tù binh bị nhốt trong đó, bị giám thị cởi hết quần áo chỉ cho mặc một chiếc quần mỏng, phơi nắng, phơi sương ngoài trời. Những chiếc chuồng cọp được thiết kế chật hẹp, với nhiều lớp gai kẽm nên chỉ cần người tù nhúc nhích, thay đổi tư thế là bị kẽm gai đâm vào cơ thể tứa máu. Theo những gì được kể lại thì khi bị nhốt trong các chuồng cọp kẽm gai, tù binh chỉ được ăn một ít cơm với muối hoặc không có muối phải ăn nhạt, mỗi ngày chỉ được 1-2 ca nước uống, phải đi tiêu, tiểu tại chỗ. Những đêm lạnh cóng, chúng dội nước lên người tù binh mà chúng gọi là “giải khát cho cọp” hoặc “rửa chuồng”. Những ngày nóng nực, chúng dội nước muối lên người tù và gọi là ướp cho mau lên cân, có khi chúng cho đốt lửa cạnh chuồng cọp.
Theo thống kê, tại Nhà tù Phú Quốc đã “thi hành” hơn 45 màn tra tấn từ thời trung cổ cho đến hiện đại. Đi tới phân khu B2, nhìn từ xa những căn nhà lợp mái tôn lúp xúp giống như một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nào đó ở thị trấn Dương Đông của thành phố Phú Quốc, nhưng khi bước chân vào từng lán nhìn những mô hình mô phỏng cuộc sống của tù nhân và nghe hướng dẫn viên thuyết minh về từng mô hình thì ai cũng cảm thấy rùng mình. Trời tháng 7 khiến không khí trong lán như càng trở nên ngột ngạt hơn.
Những kiểu tra tấn bằng đủ nhục hình như đóng đinh vào đầu, khớp tay, đầu gối; đốt dây kẽm cháy đỏ rồi đâm vào da thịt; đục răng; gõ thùng; trùm bao bố bỏ vào chảo nước rồi đun sôi; phơi chuồng cọp; thiêu sống; chôn sống… khiến nhiều người không thể tin đó là những trò con người đối xử với con người ở nơi đây.Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.
Nhưng ở đây, người Việt Nam đã cho thế giới thấy ý chí sắt đá, lòng trung kiên, anh dũng của con người. Nơi đây những chiến sĩ cách mạng đã khiến cái chết cũng phải gục đầu để mầm sống vươn xanh. Không gục ngã trước các đòn tra tấn ác độc, căm phẫn sự tàn ác của địch, đã có hàng trăm cuộc đấu tranh, tổ chức vượt ngục bằng cách đào hầm thông qua khu trại giam. Việc đào hầm vô cùng khó khăn. Các chiến sĩ cách mạng dùng mọi vật dụng có thể để đào hầm như: nắp cà mèm đựng cơm, những chiếc muỗng inox ăn cơm, lợi dụng đêm khuya tiến hành đào hầm. Miệng hầm chọn vị trí dưới giường của tù nhân bị bệnh nan y để tránh sự kiểm tra của cai ngục. Ròng rã nhiều tháng trời, đường hầm vượt ngục mới hoàn thành. Cứ thế trong suốt 4 tháng kiên trì đào liên tục, các chiến sĩ đã đào thông được đường hầm dài khoảng 120 mét. Theo lối đi đã được mở rộng tới phòng giam số 13 ở phân khu B2 - nơi đường hầm đầu tiên ở Nhà tù Phú Quốc được thực hiện vào cuối năm 1969. Đường hầm có chiều dài khoảng 120m, miệng hầm rộng 45cm và được đào ngay dưới tấm phản gỗ, cách mặt đất chừng 30cm. Dụng cụ đào hầm được tù nhân làm từ nắp cặp lồng, muỗng ăn cơm, cọng kẽm gai. Những ngày mưa, đất moi lên được đổ ra vách lán và nước mưa xối sạch. Còn ngày nắng, anh em tù nhân cho đất vào túi quần và mỗi lần được ra ngoài thì mang theo đổ. Chỉ bằng cách ấy mà sau 4 tháng, đường hầm đã hoàn thành.
Điều kỳ lạ là không có la bàn, chỉ đào bằng muỗng ăn cơm và nắp cặp lồng, cọng kẽm gai và đào vào ban đêm khi bọn địch không còn giám sát mà đường hầm vẫn xuyên qua con đường ôtô thường chạy, xuyên qua hàng rào dây thép gai và vị trí miệng hầm ở sát bìa rừng. Có lẽ, chỉ có nỗi khát khao tự do cháy bỏng, niềm tin mãnh liệt vào cách mạng mới có thể dẫn lối để những người tù Phú Quốc làm được điều phi thường ấy. Cuộc vượt ngục đầu tiên bằng đường hầm thành công đã khích lệ các chiến sĩ tù cách mạng ở Phú Quốc và trở thành nỗi khiếp sợ của quân địch. Về sau, chúng tìm mọi cách đề phòng tù nhân đào hầm bằng cách đóng cọc sắt hàng rào sâu 2m rồi làm sân nền xi măng phía ngoài, hoặc cứ 3 - 4 tháng đảo trại 1 lần để chống đào hầm vượt ngục. Từ năm 1967 - 1972, ở Nhà tù Phú Quốc đã có tất cả 41 cuộc vượt ngục với khoảng 300 tù nhân trốn thoát.
Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Hiện nay, hàng năm di tích đã đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan trong và ngoài nước (trong đó có nhiều cựu tù nhân là chứng nhân sống về lịch sử di tích), góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất cho các thế hệ.
Những câu chuyện, hình ảnh tù nhân tại các khu trại giam sẽ còn ám ảnh các du khách trong chuyến hành trình đến với Nhà tù Phú Quốc. Chuyến đi trong lặng im với những cảm xúc dâng trào. Bầu trời Phú Quốc vẫn xanh một màu xanh hiền hòa. Nhưng dưới lòng đất này là biết bao xương máu của các Anh hùng liệt sĩ đã bị vùi lấp, máu của các anh thấm đẫm từng tấc đất. Ở ngoài xa sóng biển vẫn rì rào như khúc hát ru các anh, các chị yên giấc ngủ ngàn thu.
Thắng
bài này viết khá dài
Thắng
Mình chúc bạn học tốt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo