Truyện ngắn "Bầu trời của người cha" của tác giả Nguyễn Quang Thiều xoay quanh về gia đình nhỏ của My- nhân vật chính trong truyện.
Cô là một họa sĩ tài năng, giỏi giang, hiếu thảo, cha của cô là một phi công lái máy bay quân sự trong chiến tranh, mỗi khi trở về từ chuyến bay dài, ông đều đem về những câu chuyện nơi vùng trời ông đã đi để kể cho hai mẹ con nghe thay vì mang về món đồ quý báu, có giá trị. Điều đó lặp đi lặp lại nhiều lần đã làm cho người mẹ phải tức giận, khó chịu với những thứ không thiết thực ấy, hai người họ ly hôn, mẹ của My cũng đã tìm được người chồng mới sau đó không lâu, cô sống với ba và chuẩn bị tìm việc làm thêm cho mình sau khi tốt nghiệp.
Nhưng rồi cơn bão ập đến, cha cô gặp tai nạn và trở thành một người tàn tật, bị liệt nửa người nên sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn, tnhưng My vẫn rất thương cha mình, cô chấp nhận từ bỏ công việc tốt mà mẹ đã tìm cho để mở lớp dạy thêm mỹ thuật và tiếng anh để dạy mấy đứa trẻ ở phố, thuận tiện chăm sóc cho cha, đã vậy cô còn từ chối việc mẹ thuê người chăm sóc, bởi đối với cô người cha mà mình yêu thương, đã dành cả nửa đời cống hiến tình yêu với gia đình, đất nước, hi sinh vì nhiệm vụ thì đó là một điều đáng tự hào "Chẳng ai có thể chăm sóc ba con bằng con cả", "không ai có thể hiểu được ba".
Có bao người con lại chịu khổ, chịu khó, hiếu thảo như My, cô có thể lựa chọn một tương lai tốt đẹp, nhẹ nhõm mà không phải vất vả chăm bẵm người cha tàn tật, nhưng cô lại không đi con đường đó, vì cô thương yêu cha, thương yêu người đàn ông luôn nhỏ nhẹ, dịu dàng, quan tâm kiễn nhẫn kể cho cô nghe những vùng đất mà cô chưa bao giờ đến để cô có thể đồng cảm nhận như đang thực sự nhìn thấy vậy.
Nhưng cũng không có ai có thể chịu được tình ảnh đau buồn ấy, gia đình đổ vỡ, cha bệnh, mẹ có gia đình mới, những áp lực vô hình khiến cho cô gái nhỏ thực sự cảm thấy mệt mỏi, khó khăn, tới mức gục khóc trên giá vẽ, khóc không phải vì hoàn cảnh éo le của bản thân mà khóc cho sự bất lực về tình yêu của mình với cha. Hình ảnh cô đợi chờ những mảnh mầu kỳ diệu từ đâu đó sau tấm toan hiện về, điên khùng rạch nát không biết bao nhiêu tấm toan chính là minh chứng cho sự bất lực, nỗi chờ mong sự xuất hiện của mảnh đất kỳ diệu qua lời kể của cha khi ấy. Cô vẽ tranh đã dựng lại mảnh đất, khung cảnh mà cha hằng mong muốn được nhìn thấy lần nữa, co vẽ đến kiệt sức nhưng trong suốt một năm qua vẫn không thể nào vẽ được một bức tranh hoàn hảo.
Cho tới một hôm, sau khi lấy đồ trong valy của cha, My đã thấy được quyển nhật kí của ông, nơi ông trút bầu tâm sự, sự thất vọng, mệt mỏi, nặng nề, buồn thương về cuộc sống của mình. Đọc xong cũng là lúc My rơi vào cảnh thẫn thờ, cô độc, không biết đang nghĩ tới điều gì. Đến khi nghe thấy giọng cha, an ủi sự lo lắng của ông, cho đến giờ khi người bên gối đã không còn ở đây, thì ông vẫn còn dành phần tình cảm cho bà, quan tâm, sợ người phụ nữ từng bên mình phải rơi nước mắt. My cũng không biết bản thân có thể giúp được gì, chỉ trả lời, dặn dò giúp ông về lại với giấc ngủ rồi bỗng dưng linh cảm sáng tác của người nghệ sĩ trỗi dậy, cô hoàn thành được bức tranh mà suốt một năm nay mình không thể hoàn thành trọn vẹn.
Nhưng khi bức tranh khắc họa hình ảnh cha cô trong suốt ngồi trên chiếc máy bay mà ông đã từng tự hào, vẻ vang, thì cũng là lúc ông rời khỏi trần thế, đến với nơi mà ông hằng mong muốn trong suốt thời gian qua. My sau khi thấy ông đi cũng chỉ có thể khóc òa thật lớn, cho nỗi đau mất cha, mất đi người thân thương với mình nhất.
Nhà văn đã thành công diễn tả về My - người con gái mạnh mẽ, hiếu thảo, tài giỏi, có thể vì gia đình mà từ bỏ đi thành công của tương lai, trân trọng mỏi khoảng khắc bên cha. Đểu từ đó, truyền tải đến cho những đọc giả về sự kiên trì của cô gái nhỏ và phải biết quý trọng, thương yêu gia đình mình.