LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cơ cấu dân số tỉnh Bà Rịa Vũng tàu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của xã hội

Cơ cấu dân số tỉnh Bà Rịa Vũng tàu ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế của xã hội
2 trả lời
Hỏi chi tiết
536
0
2
in a downhill
04/11/2023 05:50:59
+5đ tặng

Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 305km bờ biển, thềm lục địa rộng 100.000km2 có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ lớn nhất cả nước… 5/8 huyện, thành phố của Bà Rịa - Vũng Tàu giáp biển; đồng thời là địa phương có lợi thế về cảng nước sâu với nguồn tài và nguyên thiên nhiên phong phú và là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Nam Bộ. Với tiềm năng đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển với các hoạt động như: khai thác dầu khí, du lịch và cảng biển...

Trong những năm qua, tỉnh luôn kiên định mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, loại bỏ những dự án không phù hợp, công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng đến môi trường, tiêu tốn nhiều nguyên liệu. Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với tinh thần xuyên suốt là “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh”.

Để khai thác hiệu quả tiềm tài nguyên biển để phát triển nền kinh tế biển mạnh và bền vững, Bà Rịa- Vũng Tàu đã bám sát tình hình thực tiễn, phát huy và tận dụng có hiệu quả những thế mạnh vượt trội của địa phương; đồng thời tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hệ thống giao thông kết nối hệ thống cảng biển với các quốc lộ, đưa Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển lớn của khu vực và quốc tế.

Từ chỗ chỉ có một vài cảng chuyên dùng phục vụ cho ngành dầu khí và đánh bắt hải sản, đến nay, dọc tuyến sông trước đây vốn là vùng đất sình lầy, ngập mặn, không có hệ thống giao thông kết nối… đến nay, đã hình thành hệ thống cảng biển tổng hợp được quy hoạch là cảng loại đặc biệt cấp quốc gia. Riêng cảng Cái Mép - Thị Vải đã có 22 dự án đi vào hoạt động, với tổng chiều dài cầu bến khu vực Cái Mép - Thị Vải đạt 9.947m. Tính đến hết tháng 12/2020, Cái Mép-Thị Vải đã có 7 dự án cảng container đi vào hoạt động, công suất thiết kế đạt 6,8 triệu TEU/năm.

Đặc biệt, tháng 10/2020, cảng đã đón tàu có trọng tải trên 214.000 tấn, trở thành cảng đầu tiên của Việt Nam và là cảng thứ 19 của thế giới đón được tàu mẹ siêu lớn. Tổng sản lượng hàng tàu biển thông qua hệ thống cảng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 10%/năm. Với lượng hàng tăng trưởng liên tục, Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng duy nhất ở Việt Nam có các chuyến tàu mẹ trực tiếp đi Châu Âu, Châu Mỹ và có tần suất đi Mỹ cao nhất Đông Nam Á, đã vào nhóm 50 cảng biển có sản lượng khai thác container cao nhất thế giới từ năm 2019.

Cùng với cảng biển, dịch vụ logistics cũng từng bước phát triển mạnh, ngoài hệ thống cảng bến thủy nội địa, đến nay đã có 20 dự án kho bãi logistics đi vào hoạt động với tổng diện tích chiếm đất khoảng 224 ha. Công tác quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Trung tâm logistics Cái Mép Hạ đã hoàn thành sẽ là cơ sở pháp lý để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, kết nối Bà Rịa - Vũng Tàu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự phát triển cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và Cái Mép - Thị Vải nói riêng đã đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước; đồng thời bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo, nâng cao năng lực, vị thế quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế.

Để phát huy hệ thống cảng biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nối liền các cảng nước sâu, kết nối giao thông đường bộ, đường biển với các tỉnh trong vùng trọng điểm phía Nam. Đồng thời, để tận dụng hệ thống cảng biển, tỉnh quy hoạch và xây dựng hệ thống các khu công nghiệp gắn với cảng biển. Đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu có 15 KCN, với tổng diện tích khoảng 8.510ha. Nhiều dự án đầu tư đang được triển khai gồm: Nhà máy Sản xuất PPP và kho ngầm chứa LPG của Tập đoàn Hyosung với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD; Tổ hợp Hóa dầu miền Nam 5,4 tỷ USD; Trung tâm Điện lực Long Sơn 4,5 tỷ USD…

Bên cạnh đó, những năm các ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Du lịch biển hiện đang được coi là một trong những thế mạnh của tỉnh, mỗi năm đã thu hút hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế. 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thanh Hằng Đỗ
11/12/2023 22:02:38

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy.

Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, trung tâm hành chính tỉnh chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.

Năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân[4], GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%,[5] không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam).

Theo số liệu năm 2004 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828).[6] Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 61.9%.

Tự nhiên

  • Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
  • Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông.
  • Phía nam giáp Biển Đông.

Khí hậu

Bà Rịa – Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với gió mùa Tây Nam. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với gió mùa Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, với mức thấp nhất khoảng 26,8 °C và mức cao nhất khoảng 28,6 °C. Bà Rịa – Vũng Tàu có lượng nắng rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình là 1.500 mm. Vùng này ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão.

Địa hình

Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3–4 m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km².

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư