Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ Chiều xuân ở thôn Trừng Mại

Phân tích bài thơ Chiều xuân ở thôn Trừng Mại
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.373
Bé Nhung
Phân tích bài thơ " Chiều hôm ở thôn trừng mại " từ câu phân phất mưa phùn xâm xẩm bây đến dẫu chẳng hành môn đói cũng khuây
05/11/2023 20:57:12
thi huong kieu
Hahah
27/10/2024 19:30:13
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Chiều xuân ở thôn Trừng Mại" là một tác phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử, nổi tiếng với những bài thơ tình cảm, lãng mạn. Bài thơ này được viết vào thời điểm mùa xuân, khi tác giả đang sống ở thôn Trừng Mại.

Bài thơ bắt đầu với hình ảnh của một buổi chiều xuân tĩnh lặng, khi mặt trời đã lặn và ánh sáng dần dần tắt đi. Tác giả miêu tả cảnh vật xung quanh, như những hàng cây trúc, những đám mây trôi qua trên bầu trời và tiếng chim hót vang lên từ xa. Tất cả tạo nên một không gian yên bình, thanh tịnh và thơ mộng.

Trong bài thơ, tác giả cảm nhận được sự tĩnh lặng và thanh nhã của thiên nhiên, và từ đó, ông cảm nhận được sự tương phản giữa sự tĩnh lặng của thiên nhiên và sự bất an, cô đơn trong tâm hồn mình. Tác giả nhìn thấy mình như một cánh chim mỏi mệt, đang bay trên bầu trời rộng lớn, tìm kiếm một nơi yên bình để nghỉ ngơi. Ông cảm thấy mình không thuộc về đâu, không có nơi nào để trú ngụ.

Bài thơ cũng thể hiện sự nhớ nhung, tình cảm của tác giả đối với quê hương, nơi ông đã trải qua tuổi thơ và có những kỷ niệm đẹp. Tác giả nhớ về những ngày tháng trẻ thơ, khi ông chơi đùa cùng bạn bè, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và nghe tiếng chim hót. Nhưng giờ đây, khi ông trở lại quê hương, mọi thứ đã thay đổi, không còn như xưa. Tác giả cảm thấy mình lạc lõng, không còn thuộc về quê hương nữa.

Bài thơ "Chiều xuân ở thôn Trừng Mại" mang đến cho người đọc một cảm giác buồn lạc, cô đơn và sự nhớ nhung về quê hương. Tác giả thể hiện sự tương phản giữa sự tĩnh lặng của thiên nhiên và sự bất an trong tâm hồn mình, tạo nên một tác phẩm thơ đầy cảm xúc và sâu sắc.
2
6
Tạ Nguyên Đức
04/11/2023 20:23:02
+5đ tặng

Anh Thơ là nữ thi sĩ tiêu biểu của thơ Việt Nam hiện đại. Bà có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp điệu sống ở miền Bắc. Ham văn chương, chịu khó đọc sách, Anh Thơ tìm đến văn chương như một cách tự giải thoát và khẳng định mình.

Năm 1937 (mười sáu tuổi) bà đã có thơ đăng báo. Nguyễn Bính viết về nét “chân quê”, thì Anh Thơ lại thiên về “cảnh quê” thân thuộc pha chút tâm sự bâng khuâng, u buồn của cái tôi thơ mới. Bài thơ Chiều xuân là một bài thơ tả cảnh, giọng điệu thơ rất dịu dàng, ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng.

Bài thơ Chiều xuân được rút từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ gồm 41 bài viết về cảnh nông thôn bình dị, quen thuộc. Một số bài trong tập thơ làm xúc động lòng người đọc bởi những nét vẽ chân thực, tinh tế, thấm đượm tình quê đằm thắm và có chút tâm sự bâng khuâng, u buồn của “cái tôi” thơ mới.

Bài thơ với ba khổ thơ như vẽ nên ba bức tranh về chiều xuân yên ả, thanh bình. Những bức tranh nhỏ ghép lại thành một bức họa lớn về bức tranh thiên nhiên nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Khổ thơ thứ nhất tương ứng với bức tranh thứ nhất, tả cảnh một chiều mưa bụi với những hình ảnh thân thuộc, “bến sông vắng khách”, “quán tranh” và “chòm xoan đầy hoa tím”:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước trôi sông;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”

Nhà thơ đã dùng cả tâm hồn nhạy cảm của mình để cảm nhận cảnh vật, trong một buổi chiều mưa lạnh nên cảnh vật trở nên tiêu điều, vắng vẻ và có phần xơ xác. Bao trùm cả bức tranh là một vẻ tĩnh lặng gần như là hoàn toàn, nhưng vẫn có sự hoạt động của cảnh vật dù chỉ là sự hoạt động rất nhẹ: “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng”, các cảnh vật còn lại dường như chỉ lặng im, con đò thì “nằm mặc nước sông trôi”, còn quán tranh thì “đứng im lìm”.

Con đò hàng ngày tất bật chở khách thì hôm nay trở nên “biếng lười”, như tỏ vẻ mệt mỏi. Quán tranh trong buổi chiều mưa bụi cũng trở nên vắng lạnh vì thiếu đi sự nhộn nhịp tấp nập tiếng cười, tiếng trò chuyện của khách. Những cơn mưa dù nhỏ, nhẹ nhưng khi kèm theo những cơn gió gió còn vướng hơi lạnh của những ngày cuối mùa đông cũng đủ sức làm cho những chòm hoa xoan tím rụng “tơi bời”.

Nhưng có lẽ chính sự tĩnh lặng này đã làm cho bức tranh buổi chiều xuân có chiều sâu của nó, tất cả cảnh vật đều như ẩn chứa một nỗi buồn sâu kín. Tiếp đến là khổ thơ thứ hai với bức tranh thứ hai, nếu như ở bức tranh thứ nhất là bức tranh về cảnh vật tĩnh lặng thì ở bức tranh thứ hai dường như đã có sự sống, hoạt động của các loài động vật:

“Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”

Con đê ven làng là hình ảnh thân thuộc mà có lẽ ở vùng quê nào cũng có, mùa xuân là mùa của hoa lá, cỏ cây bắt đầu sinh sôi nảy nở, chính vì vậy mà con đường ven đê cỏ non tràn biếc cỏ, câu thơ thể hiện sự tươi mát, xanh non của cảnh vật tràn ngập sức sống của mùa xuân, hai từ cỏ như mở ra trước mắt ta một không gian ngập tràn màu xanh làm tâm hồn ta mênh mang, rộng mở.

Trên cái nền xanh tươi ấy là hình ảnh “đàn sáo đen”, là “mấy cánh bướm” và “những trâu bò”, tất cả như một sự điểm xuyết làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên sinh động hơn.

Trong bức tranh này các hoạt động cũng trở nên rộn ràng, tấp nập hơn chứ không nhỏ, nhẹ như bức tranh thứ nhất, đàn sáo đen sà xuống mặt đất mổ nhưng chỉ là mổ vu vơ, trước cơn gió xuân ta cảm giác như những cánh bướm không bay mà là đang “trôi’ theo làn gió, đặc biệt là hình ảnh trâu bò “cúi ăn mưa”, tại sao không phải là ăn cỏ mà lại là “ăn mưa”.

“Trong đồng hoa lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa”

So với cảnh đầu bài thơ, ở đây không gian đã hoạt động hơn, đã có con người làm lụng và cảm xúc, ruộng lúa sắp ra hoa thay vì hoa xoan rụng, cảnh sắc bớt vắng vẻ, bài thơ có được cái ấm áp của đời thường.

Màu đỏ của chiếc yếm thắm được đặt trong một khuôn tranh có màu xanh của lúa, màu trắng của cò trở nên đối chọi mà vẫn hết sức hòa hợp. Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng lúa vì vậy mà trở nên tươi sáng hơn, giàu sức sống hơn, ấm áp hơn. Xua tan đi tất cả những giá lạnh, buồn bã, quạnh hiu của buổi chiều xuân ở những khổ thơ trên.

Chiều xuân của Anh Thơ là một bản nhạc đầy thương yêu và tự hào dành cho quê hương mà thi sĩ gửi đến cho chúng ta, bồi đắp và nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi người những tình cảm đẹp đẽ cho cảnh vật bình dị của làng quê Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
3
Nguyễn Duy Khương
04/11/2023 20:23:11
+4đ tặng

Bài thơ Chiều xuân ở thôn Trừng Mại" là một tác phẩm của nhà thơ chân chính, người nông dân nổi tiếng của Việt Nam - Thế Lữ. Bài thơ tập trung vào việc miêu tả không gian và không khí tươi mát, trong lành của một ngày xuân tại thôn quê.

1. Chủ đề: Bài thơ tập trung vào chủ đề về mùa xuân, với việc miêu tả hình ảnh và không khí của ngày xuân tại thôn quê. Tác giả đưa ra sự kỳ vọng và tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên trong mùa xuân.

2. Phong cách và ngôn ngữ: Thế Lữ sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc để diễn đạt ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Anh tận dụng hình ảnh tự nhiên và màu sắc để tạo ra một bức tranh rõ nét về cảnh xuân tươi mới.

3. Biểu đạt tình cảm và cảm xúc: Tác giả thể hiện tình cảm yêu thương và trân trọng sự bình dị, tươi mới của cuộc sống nông thôn. Bài thơ mang lại cảm giác bình yên và hạnh phúc khi sống trong thiên nhiên.

4. Cấu trúc và diễn đạt: Bài thơ có cấu trúc tự do, không bị ràng buộc bởi các quy tắc về kết cấu thơ. Thế Lữ sử dụng ngôn ngữ tự do để tạo ra sự thoải mái và tự do trong việc diễn đạt ý nghĩa của mình.

5. Tóm lại: "Chiều xuân ở thôn Trừng Mại" là một bài thơ đẹp về mùa xuân, với sự tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống nông thôn. Tác giả mang lại cho người đọc một cái nhìn chân thực và yêu thương về cuộc sống đơn giản, hạnh phúc của những ngày xuân tươi đẹp.



 
3
6
Lê Nhi
04/11/2023 20:30:19
+3đ tặng

Nữ sĩ Anh Thơ (1921 - 2005) tên thật là Vương Kiều Ân, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học. Quê gốc của nữ sĩ ở thị xã Bắc Giang nhưng bà lại sinh ra và lớn lên tại Ninh Giang, Hải Dương. Tuy chưa học hết tiểu học nhưng vốn có khiếu văn chương nên bà rất thích đọc sách và làm thơ. Bút danh Anh Thơ xuất hiện trong phong trào Thơ mới với những bài thơ viết về đề tài nông thôn tràn ngập những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, gợi nhớ những ki niệm êm đềm về làng mạc, quê hương trong tâm thức của mỗi con người. Thơ của bà mỗi bài là một bức tranh thiên nhiên tươi mát, hài hòa, gợi nên không khí và nhịp sống êm đềm ở miền quê Bắc Bộ. Nữ sĩ Anh Thơ được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm đã xuất bản: Bức tranh quê (thơ, 1941); Xưa (thơ, in chung, 1942); Răng đen (1944); Hương xuân (thơ, in chung, 1944); Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ, 1957); Theo cánh chim câu (thơ, 1960); Đảo ngọc (thơ, 1964); Hoa dưới trăng (thơ, 1967); Mùa xuân xanh (thơ, 1974); Quê chồng (thơ, 1979); Lệ sương (thơ 1995).

Chiều xuân in trong tập Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mát, thơ mộng và khung cảnh làng quê tĩnh lặng, thanh bình khiến cho con người thêm gắn bó với quê hương.

Buổi chiều thường là khoảnh khắc dễ làm nảy sinh cảm xúc và thi hứng của thi nhân. Nhà thơ đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh, chi tiết đặc trưng của cảnh vật để phác họa nên ba bức tranh chiều xuân êm ả, thanh bình.

Bức tranh thứ nhất tả cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách, con đò nằm gần như bất động, quán tranh xơ xác bên chòm xoan rụng đầy hoa tím:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Nữ sĩ quan sát, thưởng thức bằng cái nhìn tâm tưởng nên đã cảm nhận được cái hồn của cảnh vật thân quen. Trong chiều mưa lạnh, quang cảnh bến sông ven làng càng tiêu điều, vắng vẻ. Một bức tranh dường như thiếu sắc màu và ánh sáng. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối của không gian vẫn có sự hoạt động của cảnh vật, dù là nhẹ đến mức như có như không: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng. Con đò thường ngày tất bật chở khách sang sông, giờ đây dường như mệt mỏi, biếng lười nằm mặc nước sông trôi. Còn quán tranh cũng như thu mình lại, đứng im lìm trong vắng lặng bởi không còn khách vào ra với tiếng cười, tiếng nói rộn ràng. Chòm xoan hoa tím rụng tơi bời trước ngọn gió xuân còn vương hơi lạnh của buổi tàn đông. Tất cả đều như ẩn chứa một nỗi buồn sâu kín khó nói thành lời.

Bức tranh thứ hai:

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Hình ảnh đường đê trong buổi chiều xuân qua cảm nhận của nữ sĩ thật thân thương và bình yên. So với cảnh bến vắng đìu hiu ở trên thì cảnh đường đê vui hơn và nhiều sức sống hơn. Màu xanh biếc của cỏ non mơn mởn trải dài hút tầm mắt khiến nhà thơ có một liên tưởng bất ngờ và thú vị: Đàn trâu bò đang ung dung gặm cỏ mà như đang thong thả cúi ăn mưa. Đó là một ảo giác nghệ thuật nảy sinh từ thực tế, qua lăng kính lãng mạn của nhà thơ. Trên cái phông nền xanh mát mắt và mát cả hồn người ấy điểm xuyết vài nét chấm phá của Đàn sáo đen và Mấy cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có nhiều nét tươi mát và thơ mộng, chứng tỏ tác giả có tài quan sát và có sự rung động tinh tế nên nhận thấy cảnh vừa thực lại vừa ảo, vừa quen, vừa lạ.

Thế nhưng bức tranh quê dù đẹp đẽ, thanh bình đến đâu chăng nữa cũng sẽ trống trải nếu thiếu hình ảnh con người. Con người xuất hiện làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh sinh hoạt:

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra.
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm,
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Khung cảnh thực mà giống như trong một giấc mơ. Giữa cánh đồng lúa xanh rờn nổi bật lên hình ảnh một cô nàng yếm thắm tràn đầy sức sống của tuổi xuân. Hình ảnh đáng yêu ấy thể hiện chất trữ tình lãng mạn đậm đà trong tâm hồn nữ thi sĩ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Tiếng động bất ngờ của Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra khiến cô gái giật mình ngơ ngác là một điểm nhấn nghệ thuật. Hình ảnh cô thôn nữ với cái dáng cắm cúi, chuyên cần làm việc giữa khung cảnh chiều xuân êm đềm như thế quả đã làm xúc động lòng người, vẻ đẹp của cô thôn nữ bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên khiến cho cảnh sắc bình thường, thân quen bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã làm nổi bật vẻ thanh bình, vắng lặng của chiều xuân chốn đồng quê.

Ba bức tranh vẽ ba khung cảnh khác nhau nhưng trong cùng một thời điểm. Nữ sĩ Anh Thơ tìm cảm hứng từ những khung cảnh bình dị, quen thuộc xung quanh và tỏ ra có thế mạnh ở lối miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, thâu tóm được cái hồn của cảnh vật thiên nhiên. Mặc khác, Anh Thơ còn đóng góp cho Thơ mới ở cách dùng từ độc đáo, mới lạ chưa từng có trong thi ca. Đó là những cụm từ mưa đổ bụi, đò biếng lười; rụng tơi bời, mổ vu vơ; Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa... Những nét độc đáo, mới lạ ấy được thể hiện qua sự duyên dáng, mềm mại của các câu thơ càng làm nổi bật phong cách lãng mạn của tác giả. Bức tranh tổng thể về buổi chiều xuân yên ả, thanh bình vừa hòa hợp với tâm hồn nữ sĩ vừa gợi nên tình cảm làng mạc, quê hương sâu sắc trong lòng mỗi con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×