Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích bài thơ "Qua Đèo Ngang" của tác giả Huyện Thanh Quan

Viết bài văn phân tích bài thơ "Qua Đèo Ngang" của tác giả Huyện Thanh Quan
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
154
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của tác giả Huyện Thanh Quan là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này không chỉ mang đến cho độc giả những hình ảnh đẹp về thiên nhiên mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và tình yêu.

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã mô tả một cảnh tượng thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng núi đèo. "Đèo Ngang" được miêu tả như một con đường uốn lượn, hiểm trở nhưng cũng rất đẹp. Từng đoạn đường đèo, từng khúc cua đều mang đến cho người đi qua những cảm xúc mạnh mẽ. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ sống động, hình ảnh sinh động để tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động trong lòng đèo. Điều này giúp cho độc giả có thể hình dung và cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật này.

Tuy nhiên, bài thơ không chỉ đơn thuần là một miêu tả về cảnh vật mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và tình yêu. Tác giả đã sử dụng hình ảnh của đèo để tượng trưng cho cuộc sống, những khó khăn và thử thách mà con người phải trải qua. Đèo Ngang được miêu tả như một con đường hiểm trở, đầy gian nan. Nhưng qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng cuộc sống cũng như đèo, dù khó khăn nhưng nếu ta kiên nhẫn và quyết tâm vượt qua, ta sẽ đạt được mục tiêu.

Bên cạnh đó, bài thơ còn chứa đựng những tình cảm sâu lắng về tình yêu. Tác giả đã sử dụng hình ảnh của một người phụ nữ đang đứng trên đèo để tượng trưng cho tình yêu. Người phụ nữ trong bài thơ được miêu tả như một hình ảnh tuyệt đẹp, mạnh mẽ và quyết tâm. Tình yêu của người phụ nữ này được so sánh với ánh sáng, mang lại niềm hy vọng và sự ấm áp cho những người đi qua đèo. Từ đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng tình yêu có thể là nguồn động lực để vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

Tổng kết, bài thơ "Qua Đèo Ngang" của tác giả Huyện Thanh Quan không chỉ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và tình yêu. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh sống động và ngôn ngữ tinh tế để tạo nên một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa. Bài thơ này đã truyền tải cho độc giả những thông điệp quan trọng về sự kiên nhẫn, quyết tâm và tình yêu trong cuộc sống.
2
0
Đức
05/11/2023 21:36:44
+5đ tặng

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học trung đại. Tác phẩm nổi tiếng của bà phải kể đến bài thơ Qua đèo Ngang.

Mở đầu bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã gợi mở ra về thời gian, không gian cũng như điểm nhìn của bài thơ. Nhân vật trữ tình tới đèo Ngang khi màn đêm đã dần buông xuống - thời điểm mà vạn vật cũng như con người trở về nhà để sum họp, nghỉ ngơi sau một ngày. Từ đó sự cô đơn càng được bộc lộ rõ hơn.

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Điệp từ “chen”, kết hợp với việc sử dụng vần lưng “đá - lá” cùng với vần chân “tà – hoa” cho thấy vạn vật đang trỗi dậy. Thiên nhiên nơi đèo Ngang hoang vu nhưng vẫn tràn đầy sức sống.

Và trong bức tranh thiên nhiên đó, con người xuất hiện mang vẻ nhỏ bé, chỉ là một chấm buồn lặng lẽ:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Từ láy “lom khom” và “lác đác” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào sự nhỏ bé, thưa thớt của con người. Nhà thơ sử dụng bút pháp miêu tả tượng trưng và ước lệ của thi pháp cổ (ngư, tiều, canh, mục) kết hợp với cảm hứng đầy thi cảm và sáng tạo.

Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ kết hợp với đối ở hai câu luận:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” nghe da diết đã còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.

“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Ở hai câu kết, tác giả đã bộc lộ nỗi niềm cô đơn sâu sắc. Một mình nơi đèo Ngang rộng lớn, hoang vu trong buổi hoàng hôn, nữ sĩ thấy mình như sống trong tâm trạng lẻ bóng, cô đơn, giữa một khung cảnh thiên nhiên hoang vắng bao la của “trời, non, nước”. Cụm từ “ta với ta” là ba chữ đắt giá kết hợp với điệp ngữ láy âm, đặt trong mối tương phản với “trời, non, nước” đã cho thấy cái mênh mang bao la với sự lẻ loi, đơn côi và nhỏ bé của lòng người.

Qua Đèo Ngang mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. Qua tác phẩm, nhà thơ cũng gửi gắm lòng yêu quê hương, đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
duo duo
05/11/2023 21:38:46
+4đ tặng

I. Mở bài

Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan, nội dung chính bài thơ Qua Đèo Ngang.

II. Thân bài

1. Hai câu đề: Cảnh vật thiên nhiên nơi Đèo Ngang

- Thời gian: “bóng xế tà”, đây là thời điểm kết thúc của một ngày, khi con người thường trở về nhà sau một ngày lao động vất vả, vậy mà nhà thơ lại một mình tại nơi đèo Ngang càng khiến cho nỗi cô đơn trở nên tột cùng.

- Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang:

  • “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” là hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng.
  • Điệp từ: “chen” kết hợp với hình ảnh “đá, lá, hoa” gợi ra một thiên nhiên tuy hoang sơ nhưng lại tràn đầy sức sống.

=> Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động.

2. Hai câu thực: Cuộc sống con người nơi Đèo Ngang

- Giữa thiên nhiên hoang sơ và rộng lớn con người xuất hiện:

Nghệ thuật đảo ngữ:

  • Lom khom - tiều vài chú: hình ảnh vài chú tiều với dáng đứng lom khom dưới chân núi.
  • Lác đác - chợ mấy nhà: hình ảnh vài căn nhà nhỏ bé thưa thớt, lác đác bên sông.

=> Nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Cảnh vật và con người dường như có sự xa cách khiến cho không khí càng thêm hoang vu, cô quạnh.

3. Hai câu luận: Tâm trạng nhớ nhà của nhà thơ khi đứng trước Đèo Ngang

- Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa).

- Mà ở đây, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh: tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” để qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.

=> Hai câu thơ diễn tả nhớ nhung sâu đậm của Bà Huyện Thanh Quan.

4. Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của nhà thơ

- Câu thơ “Dừng chân đứng lại, trời, non, nước” khắc họa hình ảnh nhà thơ một mình đứng tại nơi Đèo Ngang, đưa mắt nhìn ra xa cũng chỉ thấy thiên nhiên rộng lớn phía trước (có bầu trời, có núi non, dòng sông).

- Sự cô đơn của nhà thơ: “một mảnh tình riêng” - tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ, “ta với ta” - đều chỉ nhà thơ, lúc này bà chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi.

=> Hai câu kết khẳng định lại nỗi cô đơn, trống trải của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.

III. Mở bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Qua Đèo Ngang
     

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học trung đại. Tác phẩm nổi tiếng của bà phải kể đến bài thơ Qua đèo Ngang.

Mở đầu bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã gợi mở ra về thời gian, không gian cũng như điểm nhìn của bài thơ. Nhân vật trữ tình tới đèo Ngang khi màn đêm đã dần buông xuống - thời điểm mà vạn vật cũng như con người trở về nhà để sum họp, nghỉ ngơi sau một ngày. Từ đó sự cô đơn càng được bộc lộ rõ hơn.

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

Điệp từ “chen”, kết hợp với việc sử dụng vần lưng “đá - lá” cùng với vần chân “tà – hoa” cho thấy vạn vật đang trỗi dậy. Thiên nhiên nơi đèo Ngang hoang vu nhưng vẫn tràn đầy sức sống.

Và trong bức tranh thiên nhiên đó, con người xuất hiện mang vẻ nhỏ bé, chỉ là một chấm buồn lặng lẽ:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Từ láy “lom khom” và “lác đác” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào sự nhỏ bé, thưa thớt của con người. Nhà thơ sử dụng bút pháp miêu tả tượng trưng và ước lệ của thi pháp cổ (ngư, tiều, canh, mục) kết hợp với cảm hứng đầy thi cảm và sáng tạo.

Bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ kết hợp với đối ở hai câu luận:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Hình ảnh “con quốc quốc” và “cái gia gia” không chỉ là hình ảnh thực về hai loại chim (chim đỗ quyên, chim đa đa). Tiếng kêu “quốc quốc”, “đa đa” nghe da diết đã còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.

“Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Ở hai câu kết, tác giả đã bộc lộ nỗi niềm cô đơn sâu sắc. Một mình nơi đèo Ngang rộng lớn, hoang vu trong buổi hoàng hôn, nữ sĩ thấy mình như sống trong tâm trạng lẻ bóng, cô đơn, giữa một khung cảnh thiên nhiên hoang vắng bao la của “trời, non, nước”. Cụm từ “ta với ta” là ba chữ đắt giá kết hợp với điệp ngữ láy âm, đặt trong mối tương phản với “trời, non, nước” đã cho thấy cái mênh mang bao la với sự lẻ loi, đơn côi và nhỏ bé của lòng người.

Qua Đèo Ngang mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Bà Huyện Thanh Quan. Qua tác phẩm, nhà thơ cũng gửi gắm lòng yêu quê hương, đất nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×