Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về phụ nữ xưa và ngày nay

Thuyết minh về phụ nữ xưa và ngày nay
2 trả lời
Hỏi chi tiết
193
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Phụ nữ xưa và ngày nay có nhiều điểm khác biệt về vai trò, quyền lực và cách sống. Dưới đây là một số điểm thú vị về sự thay đổi của phụ nữ qua thời gian.

1. Vai trò xã hội: Trong quá khứ, phụ nữ thường bị giới hạn trong vai trò gia đình và chăm sóc con cái. Họ ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội và công việc ngoài nhà. Ngày nay, phụ nữ đã có thể tham gia vào mọi lĩnh vực của xã hội, từ chính trị, kinh tế, giáo dục đến nghệ thuật và khoa học.

2. Quyền lực: Trong quá khứ, phụ nữ thường không được công nhận quyền lực và thường phải tuân theo ý kiến ​​của nam giới trong gia đình và xã hội. Ngày nay, phụ nữ đã có quyền tự quyết về cuộc sống và sự nghiệp của mình. Họ có thể tham gia vào các quyết định quan trọng và có quyền lựa chọn trong việc hôn nhân, sự nghiệp và quản lý tài chính.

3. Giáo dục: Trong quá khứ, phụ nữ thường không được đào tạo và học hỏi như nam giới. Họ thường chỉ được giáo dục cơ bản để làm nhiệm vụ gia đình. Ngày nay, phụ nữ có quyền tiếp cận giáo dục và học hỏi như nam giới. Họ có thể tham gia vào các trường đại học, nhận bằng cấp và phát triển sự nghiệp của mình.

4. Độc lập tài chính: Trong quá khứ, phụ nữ thường phụ thuộc vào nam giới về mặt tài chính và không có quyền kiểm soát tài sản của mình. Ngày nay, phụ nữ có quyền kiểm soát tài chính của mình và có thể tự mình kiếm sống và quản lý tài sản.

5. Quyền tự do cá nhân: Trong quá khứ, phụ nữ thường không được tự do trong việc lựa chọn cuộc sống và sự nghiệp của mình. Ngày nay, phụ nữ có quyền tự do cá nhân và có thể lựa chọn con đường cuộc sống mà họ muốn.

Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng sự thay đổi này không áp dụng cho tất cả phụ nữ trên thế giới. Vẫn còn nhiều quốc gia và văn hóa mà phụ nữ vẫn đang phải đối mặt với những rào cản và hạn chế trong cuộc sống và quyền lực.
1
0
Little Wolf
14/11/2023 20:29:26
+5đ tặng

Những người phụ nữ xưa và nay luôn những người phụ nữ có tài có sắc (thân em vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm với nước non), có phẩm chất cao đẹp như bà Tú trong Thương vợ của Tú Xương (Quanh năm buôn bán ở mom sông _ Nuôi đủ năm con với một chồng).

Tuy vậy nhưng thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội vì vậy mà những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi

Từ đó ta cũng thấy được bản lĩnh của người phụ nữ xưa. Đối với HXH thì đó chính là bà đã dám thách thức tất cả mọi thứ, cả trời đất, cả thiên nhiên và cả với chính duyên phận của mình cũng như bà dám thể hiện quan điểm của mình thông qua những vần thơ đầy tính nghệ thuật này...Trong khi đó, Bà Tú lại là một người mẹ hiền, một người vợ đảm. Vì chồng vì con, bà sẵn sàng làm thay cả việc nặng nhọc mà đáng ra người đàn ông phải là người gánh vác, bà phải làm việc trong hoàn cảnh đầy khó khăn, cực khổ, phải làm dưới một điều kiện bấp bênh (mom sông) là phải " eo sèo mặt nước " buổi đò đông. Bà như con cò trong ca dao, lam lũ vất vả bươn trải để nuôi chồng nuôi con...

Có người cho rằng với phái nữ thời nay, khái niệm cổ lỗ phong kiến này không xài được nữa. Nhưng cũng có người khi nói đến sự hoàn thiện của "một nửa nhân loại" vẫn nhắc đến "công thức" Tứ đức này.

Suy cho cùng, bốn đức tính xa xưa đó từ thời cụ Khổng vẫn thích hợp nếu hiểu theo nghĩa rộng trong thời đổi mới này.

Trước kia, người phụ nữ được tiếng là nề nếp phải chăm lo cho tốt công việc tề gia nội trợ, tức là xếp đặt việc nhà cho ngăn nắp, chỉn chu, coi sóc điều hành mọi việc trong nhà sao cho êm đẹp, cơm lành canh ngọt cho chồng cho con. Từ chuyện tay hòm chìa khoá quản lý chi tiêu, sắm sửa vật dụng, rồi lo giỗ chạp quanh năm đến việc may vá thêu thùa...

Cái nết đánh chết cái đẹp

Có lẽ tất cả chúng ta đều đã hiểu cái nghĩa nôm na, thông thường nhất của bốn chữ này. Nhưng chúng ta không nên (mà chắc là cũng không thể) quá khắt khe xét về từng mặt. Cũng như không nên cho rằng tứ đức này quá khắc khổ, quá lý tưởng đến nỗi chỉ có một số rất ít những người cực hoàn hảo mới có được, mà nên hiểu nó một cách đơn giản, dung dị hơn.

Xưa kia, tôi chứng kiến cha tôi dạy chữ Công cho chị tôi với suy nghĩ hạn chế là chị sẽ trở thành "bà nội tướng" chỉ vùng vẫy, tung hoành trong nhà mà thôi. Cha đã mất, giá như thời nay, chắc con sẽ nghĩ khác đi nhiều. Người phụ nữ ngày nay đâu còn quanh quẩn trong nhà nữa. Họ gánh vác công việc xã hội chẳng kém gì đàn ông, có những mặt còn vượt hơn đàn ông.

Công phải hiểu rộng hơn với những nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn, nhà báo, những nữ doanh nghiệp và những nhà lãnh đạo... Công cũng phải tính đến công việc của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nữ ngày đêm thầm lặng, miệt mài với những sáng chế, phát minh.

Đáng kính nể là ngoài công việc quản lý xã hội, họ vẫn đảm đương vai trò của họ trong gia đình, thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ. Điều này thật không dễ, vì thời gian 24h/ngày của phụ nữ cũng chỉ dài đúng bằng 24 tiếng của nam giới.

Và nếu công việc buộc họ phải đi đây đi đó nhiều mà vẫn thu xếp lo toan được việc nhà, nuôi dạy được con cái, thì họ quả là đã nâng một trong Tứ đức của phụ nữ lên một tầng cao mới.

Khi tôi lẩm cẩm đem câu chuyện Tứ đức thời nay ra hỏi bọn trẻ, những cô cậu thanh niên vừa mới bước vào "đầu 2" của tuổi tác, thì tôi thật ngạc nhiên vì chúng đã không cười cợt hay khó chịu, lại cũng tham gia bàn luận mỗi người một ý. Một cô cháu gái tư lự: "Vì người xưa có nói: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, nên phải chăng Hạnh vẫn là tiêu chuẩn khó đạt nhất?"

Và có lẽ khi nói đến chữ Hạnh này thì nhận thức giữa những người trẻ tuổi với các bậc cao niên vẫn có những sự khác biệt nhất định.

Ví dụ như trong quan niệm về quan hệ yêu đương của thanh niên. Có những bậc cha chú đã hơi quá cực đoan khi cho rằng đa số bọn trẻ bây giờ yêu đương thực dụng, yêu đương tốc độ, hay con gái bây giờ "hư" hơn ngày xưa, quá dễ dãi trong tình yêu...

Điều này đúng với một số trường hợp, nhưng không phải đa số, vì rất nhiều người trẻ tuổi biết rõ giá trị của mình, biết tự bảo vệ mình, bảo vệ tình yêu thực sự mà không đến mức phải khép mình lại "nam nữ thụ thụ bất thân"...

Với những đức tính vốn có, hiền hoà nhân ái, đúng đắn chân thực, người phụ nữ hiện đại còn phải bền bỉ bồi đắp kiến thức, mở mang trí tuệ, phát huy tính nhạy cảm của nữ giới để xông vào trường đời với sự dũng cảm và quyết đoán không kém gì đàn ông. Quanh ta đã có bao nhiêu tấm gương phụ nữ thành đạt với những đức tính mới mẻ mang tính thời đại mà xưa kia các cụ ta đã không hề tính đến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ng Nhật Linhh
14/11/2023 20:29:26
+4đ tặng

Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.

Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà, là chuẩn mực tri thức của tất cả các môn sinh, sĩ tử. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì đạo Khổng còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kỳ phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao.

Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.

Sống trong xã hội hà khắc đối với giới tính của mình như thế nên thường những người phụ nữ xưa luôn là những người tần tảo, đảm đang, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo chuẩn mực của xã hội. Cả gia đình được bàn tay người phụ nữ chăm sóc và có thể nói họ chính là hậu phương vững chắc để chồng mình bôn ba ngoài kia kiếm tiền nuôi cả gia đình. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ cũng vì vậy mà ra đời.

Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa.

Người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học bắt buộc đối với bất kì một cô thiếu nữ nào nữa. Chẳng hạn như tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là ở nhà thì nghe cha, khi lấy chồng thì theo chồng và khi chồng chết thì theo con chỉ đúng với xã hội cũ. Ngày nay khi một người phụ nữ chẳng may bất hạnh trở thành goá phụ, họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông vào con như trước kia nữa.

Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng xứng tầm ngang hàng với những người đàn ông thì nhiều người mải mê lo công việc hay sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn, không phải tất cả phụ nữ hiện nay biết lo toan, chăm sóc cho gia đình. Đó là cuộc sống riêng của họ, không có gì đáng chê trách nhưng theo em, người phụ nữ vẫn được coi là “phái đẹp, “phái yếu” thì vẫn nên cần biết những việc làm cơ bản nhất trên cương vị một người vợ, người mẹ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều gia đình mà cả vợ chồng đều quá bận rộn với công việc mà sao nhãng gia đình, sao nhãng đối phương và dẫn đến kết cục là ly hôn, là sự đổ vỡ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Điều ấy mới thật đáng buồn làm sao.

Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo