Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mười năm, một quãng thời gian ngắn ngủi của tiến trình văn học, song đối với phong trào Thơ Mới, mười năm là cả một thời đại thi ca. Một thời đại được đánh dấu bằng bài thơ Tình già của Phan Khôi đăng trên báo Phụ nữ tân dân số 122 ngày 10 tháng 3 năm 1932, một trào lưu văn học mới ra đời, sự giải phóng tình cảm cá nhân, tự do thể hiện những điều thầm kín chừng như bị đè nén hơn 10 thế kỷ của nền văn học trung đại đã tạo nên thành tựu lớn trong lịch sử thi ca Việt Nam. Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân là bản tổng kết phong trào Thơ Mới, là bảng xướng danh để tôn vinh những tài năng thơ ca Việt Nam thế kỷ XX, là công trình phê bình lý luận văn học đáng trân trọng.
Thi nhân Việt Nam viết năm 1941, hoàn thành năm 1942, in lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên, và cho đến nay cuốn sách đã được tái bản rất nhiều lần. Cuốn sách ra đời vào thời kỳ đỉnh cao của Thơ Mới với hàng loạt các tên tuổi và những tập thơ hay lần lượt ra đời như : Chế Lan Viên – Điêu tàn (1937), Xuân Diệu – Thơ Thơ (Đời nay, Hà Nội, 1938), Huy Cận – Lửa thiêng (1940), Thế Lữ - Mấy vần thơ, tập mới (Đời Nay, Hà nội, 1941), Lưu Trọng Lư – Tiếng thu (1939), Quách Tấn – Mùa cổ điển, Nguyễn Bính – Lỡ bước sang ngang (Lê Cường, Hà Nội, 1940), Vũ Hoàng Chương – Thơ say (1940)… và sau Thi nhân Việt Nam, phong trào Thơ Mới đi vào bế tắc, nhường bước cho trào lưu mới ra đời. Đặc biệt trong tác phẩm, chuyên luận Một thời đại trong thi ca với cấu trúc tự nhiên mà chặt chẽ, với lý luận sắc bén, vừa ý vị nhẹ nhàng trong nét bút tài hoa đã phản ánh những nét cơ bản, đặc trưng của phong trào từ lúc thơ mới ra đời, đấu tranh với lối thơ cũ cho đến lúc thơ mới hoàn toàn chiến thắng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |